banner
banner
Background VIC News
Thứ ba, 05/07/2022, 14:21 (GMT + 7)
Thứ ba, 05/07/2022, 14:21 (GMT + 7)

Volume là gì? Tìm hiểu chiến lược đầu tư theo dòng tiền

Cùng với chỉ số tổng lượng coin đang lưu thông (circulating supply) và vốn hóa thị trường (market capitalization), khối lượng (volume) là một trong những chỉ số cực kì quan trọng trong thị trường tiền điện tử.
Mục lục bài viết
  1. Volume là gì?
  2. Ý nghĩa của khối lượng giao dịch (Volume)
    1. Xác nhận xu hướng, tín hiệu trong tương lai
    2. Tính thanh khoản của thị trường
  3. Cách thêm chỉ báo Volume trên TradingView
  4. Cách đọc khối lượng giao dịch 
  5. Khối lượng giao dịch có phải chỉ báo cần thiết?
  6. Chiến lược giao dịch với chỉ báo Volume
    1. Dùng Volume để xác nhận xu hướng giá
    2. Dùng volume để xác nhận đảo chiều xu hướng
    3. Dùng volume xác nhận hỗ trợ, kháng cự
    4. Dùng Volume xác nhận phá vỡ kháng cự, hỗ trợ (Breakout)
  7. Mối quan hệ giữa giá và khối lượng giao dịch
  8. Kết luận

 

Dưới đây, chúng ta sẽ phân tích tại sao volume giao dịch lại là chỉ số quan trọng như vậy khi phân tích tiềm năng và dự đoán xu hướng giá của thị trường hoặc một loại tiền điện tử nào đó.

Volume là gì?

Volume (hay khối lượng giao dịch) là số liệu đo lường khối lượng tiền được giao dịch trong một khung thời gian nào đó. Khối lượng giao dịch được tính bằng tổng số lượng coin/token mua vào và bán ra trong một khoảng thời gian nhất định.


Đồ thị ngày BTC/USDT. 

Đối với biểu đồ nến Nhật, mỗi một cây nến sẽ thể hiện khối lượng giao dịch trong một khung thời gian nhất định.

Ý nghĩa của khối lượng giao dịch (Volume)

Nhu cầu mua bán hàng hóa thay đổi khi giá cả thay đổi. Vì vậy, giá tăng cao hoặc giảm mạnh sẽ dẫn đến việc khối lượng giao dịch tăng. Và khi khối lượng giao dịch tăng, chắc chắn giá sẽ có sự biến động. 

Nhìn chung, Volume giao dịch cho ta thấy mức độ thanh khoản của thị trường, dữ liệu về khối lượng giao dịch trong quá khứ. Và cũng là một thông tin để dự đoán hành vi giá trong tương lai. 

Xác nhận xu hướng, tín hiệu trong tương lai

Làm sao để chúng ta nhận biết được giá sẽ tăng hay giảm dựa vào khối lượng giao dịch? 

Volume là số liệu thể hiện số tiền mua vào và bán ra. Nhu cầu mua và bán tăng cao, thì khối lượng giao dịch sẽ tăng. 

  • Thị trường có xu hướng rõ ràng ⇒ Khối lượng giao dịch lớn.

  • Thị trường không có xu hướng rõ ràng ⇒ Khối lượng giao dịch thấp, đồng thời sự chênh lệch giữa khối lượng mua vào và bán ra cũng thấp.

  • Thị trường có xu hướng tăng giá ⇒ Khối lượng giao dịch mua vào lớn hơn khối lượng giao dịch bán ra.

  • Thị trường có xu hướng giảm giá ⇒ Khối lượng giao dịch mua vào sẽ thấp hơn khối lượng giao dịch bán ra.

Xác định và dự đoán được xu hướng của thị trường sẽ giúp quá trình trade coin thành công hơn, kiếm được nhiều lợi nhuận và giảm thiểu thua lỗ.

Tính thanh khoản của thị trường

Tính thanh khoản (hay Liquidity) là chỉ số được thể hiện qua việc mua, bán một khối lượng lớn tiền điện tử mà không (hoặc rất ít) gây tác động đến giá của đồng tiền điện tử đó. Bản chất của thanh khoản là sự đánh đổi giữa tốc độ mua bán và mức giá có thể mua bán.

Trong một thị trường thanh khoản kém, hoặc thậm chí không có thanh khoản thì sẽ rất khó giao dịch, và có thể bị trượt giá rất nhiều. Để xác định tính thanh khoản chỉ cần nhìn vào volume là biết, thanh khoản cao thì chắc chắn volume sẽ lớn và ngược lại.

Cách thêm chỉ báo Volume trên TradingView

TradingView là một công cụ cung cấp biểu đồ giá thị trường tài chính. Với giao diện thân thiện và bộ công cụ dễ sử dụng, website này rất được ưa chuộng trong giới đầu tư. Để thêm chỉ báo Volume vào chart trên TradingView, anh em thực hiện các bước sau:

Bước 1: Bấm vào biểu tượng fx.

Bước 2: Nhập “Volume” hoặc “Khối lượng” vào khung tìm kiếm.

Bước 3: Click vào dòng Volume ở khung kết quả.

Cài đặt chỉ báo Volume vào chart của TradingView

Như vậy là anh em đã thêm thành công chỉ báo Volume vào chart TradingView.

Cách đọc khối lượng giao dịch 

Volume sẽ được thể hiện dưới dạng các cột nằm phía dưới biểu đồ, và cách đọc khối lượng giao dịch như sau: 

  • Khối lượng giao dịch càng lớn thì cột càng cao.

  • Cột màu xanh là phiên tăng giá.

  • Cột màu đỏ là phiên giảm giá.

Chỉ báo volume trên TradingView

Khối lượng giao dịch có phải chỉ báo cần thiết?

Nhìn chung, không phải ai cũng dùng khối lượng giao dịch như một chỉ báo bắt buộc, họ có thể sử dụng đơn thuần kháng cự, hỗ trợ cũng có thể giao dịch được. Điển hình là những người theo trường phái phân tích cơ bản, họ thường không coi trọng nhiều khối lượng giao dịch bằng chính chất lượng dự án.

Nhưng ở một mặt nào đó, khối lượng giao dịch cũng giúp chúng ta nhận định được sự quan tâm của cộng đồng đối với một dự án. Ngoài ra, dưới đây là một vài chiến lược sử dụng khối lượng giao dịch hiệu quả.

Chiến lược giao dịch với chỉ báo Volume

Dùng Volume để xác nhận xu hướng giá

Khối lượng giao dịch (Volume) tăng theo xu hướng của giá, đồng nghĩa với việc xác nhận xu hướng giá mới được hình thành.

Trong xu hướng tăng:

  • Khối lượng sẽ tăng khi giá đang đi lên.

  • Khối lượng sẽ giảm khi giá đi xuống.

Trong xu hướng giảm:

  • Khối lượng tăng lên khi giá đi xuống.

  • Khối lượng giảm đi khi giá đi lên.

Khối lượng giao dịch giảm khi giá tăng thể hiện mức độ quan tâm của cộng đồng giảm, đây là biểu hiện của phân kỳ giữa giá và khối lượng. Giá có thể tiếp tục tăng, tuy nhiên đà tăng đã yếu và dễ có đảo chiều.


Dùng Volume để xác nhận xu hướng giá

Dùng volume để xác nhận đảo chiều xu hướng

Khi volume đạt đỉnh (tức khối lượng giao dịch cao đột biến, cao hơn hẳn các phiên giao dịch trước đó) thường đồng nghĩa với sức mua hoặc sức bán đã hết: 

  • Trong trong xu hướng tăng giá xuất hiện cây volume đạt đỉnh, sau đó volume mua giảm dần, volume bán tăng dần: Lực mua đã hết, giá sẽ có xu hướng tạo đỉnh và đảo chiều giảm giá.

  • Trong trong xu hướng giảm giá xuất hiện cây volume đạt đỉnh, sau đó volume bán giảm dần, volume mua tăng dần: Lực bán đã hết, giá sẽ có xu hướng tạo đáy và đảo chiều tăng giá.

Nếu có sự phân kỳ giữa giá và chỉ báo Volume thì đây là tín hiệu rất giá trị cho thấy xu hướng hiện tại có khả năng cao sẽ đảo chiều.

Dùng volume xác nhận hỗ trợ, kháng cự

Các vùng hỗ trợ - kháng cự mạnh là vùng giá mà được nhiều người quan tâm và đặt lệnh mua bán ở vùng đó, nhiều giao dịch thì chắc chắn khối lượng giao dịch phải lớn hơn hẳn so với các vùng giá khác, nhìn vào khối lượng giao dịch chúng ta có thể xác nhận được các vùng hỗ trợ - kháng cự thật sự.

  • Khi giá chạm vùng kháng cự hoặc hỗ trợ và có volume lớn, tăng đột biến thì khả năng cao giá sẽ đảo chiều hay hình thành đỉnh đáy.

  • Khi giá chạm vùng kháng cự hoặc hỗ trợ mà không có phản ứng mạnh, volume thấp thì khả năng vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đó sẽ bị phá vỡ.


Dùng volume xác nhận hỗ trợ, kháng cự

Dùng Volume xác nhận phá vỡ kháng cự, hỗ trợ (Breakout)

Volume thường thấp trong giai đoạn tích luỹ hay giá đi ngang, khi giá xuyên thủng một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, kèm với volume tăng đột biến, thì đó là một cú phá vỡ (Breakout) thành công.

Ngược lại, nếu giá xuyên thủng một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, nhưng volume lại thấp không đáng kể so với các phiên giao dịch trước đó, thì đó là một cú phá vỡ giả (False Break).

Bạn có thể nhìn vào biểu đồ volume của Bitcoin dưới đây, sự khác biệt về volume giữa cây nến phá vỡ giả và phá vỡ thành công là rất lớn, rất dễ nhận biết.

Dùng Volume xác nhận phá vỡ kháng cự, hỗ trợ (Breakout)

Mối quan hệ giữa giá và khối lượng giao dịch

Giá Volume Nhận định
Tăng Tăng Xu hướng tăng (Bullish)
Tăng Giảm Xu hướng giảm (Bearish)
Giảm Tăng Xu hướng giảm (Bearish)
Giảm Giảm Xu hướng tăng (Bullish)

Nhiều người lầm tưởng việc khối lượng giao dịch tăng sẽ đồng nghĩa với giá tăng theo xu hướng đó. Ví dụ như khối lượng mua tăng → giá tăng; khối lượng bán tăng → giá giảm.

Về mặt lý thuyết thì đúng, nhưng thực tế, một số trường hợp sẽ có một bên nào đó cố tình đi ngược xu hướng để giữ giá cho mục đích nhất định. Điều này dẫn đến đôi lúc giá thì sideway, nhưng volume sẽ có tăng đột biến.

Kết luận

Trên đây là tất cả thông tin về khái niệm volume là gì cũng như các thông tin liên quan về chỉ báo này. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công!


VIC Crypto tổng hợp

Bài viết liên quan:

enlightenedChỉ số MVRV là gì? Hướng dẫn sử dụng chỉ số phân tích on-chain MVRV 

enlightenedBear trap là gì? Làm thế nào để tránh mắc “bẫy giảm giá”?

enlightenedBarts là gì? Mẹo sống sót khi thị trường giao dịch với mô hình Barts



Mục Lục Bài Viết
  1. Volume là gì?
  2. Ý nghĩa của khối lượng giao dịch (Volume)
    1. Xác nhận xu hướng, tín hiệu trong tương lai
    2. Tính thanh khoản của thị trường
  3. Cách thêm chỉ báo Volume trên TradingView
  4. Cách đọc khối lượng giao dịch 
  5. Khối lượng giao dịch có phải chỉ báo cần thiết?
  6. Chiến lược giao dịch với chỉ báo Volume
    1. Dùng Volume để xác nhận xu hướng giá
    2. Dùng volume để xác nhận đảo chiều xu hướng
    3. Dùng volume xác nhận hỗ trợ, kháng cự
    4. Dùng Volume xác nhận phá vỡ kháng cự, hỗ trợ (Breakout)
  7. Mối quan hệ giữa giá và khối lượng giao dịch
  8. Kết luận

Làm chủ vũ trụ tiền điện tử: Những hiểu biết cần thiết để “sống sót” trong thị trường tài sản kỹ thuật số

Cho dù bạn là một nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm hay “tay mơ” mới vào thị trường crypto, bài viết này....
4 tháng trước Kiến thức cơ bản

Siêu dữ liệu (Metadata) là gì? Tổng quan về siêu dữ liệu trong giao dịch blockchain

Siêu dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong blockchain, cung cấp thêm dữ liệu đi kèm, ngoài thông tin chung được tạo....
5 tháng trước Kiến thức cơ bản

BNB Chain là gì và hoạt động như thế nào?

BNB Chain thực sự là gì và liệu Binance có nắm quyền kiểm soát hệ sinh thái này hay không?
7 tháng trước Kiến thức cơ bản

Các bot giao dịch tiền điện tử là gì và chúng được sử dụng như thế nào?

Trong giao dịch tiền điện tử, bot đã nổi lên như một công cụ mạnh mẽ để tự động hóa và tối ưu....
7 tháng trước Kiến thức cơ bản

OP Stack là gì? Tổng quan các dự án trong hệ sinh thái Op Stack

OP Stack chính là một “vụ cá cược” khéo léo của toàn bộ cộng đồng Ethereum và Optimism khi tương lai của blockchain....
7 tháng trước Kiến thức cơ bản