banner
banner
Background VIC News
Thứ sáu, 06/05/2022, 16:16 (GMT + 7)
Thứ sáu, 06/05/2022, 16:16 (GMT + 7)

Tổng quan cơ bản về nến Nhật

Mô hình nến Nhật là công cụ được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật, dùng để mô tả hành động giá cũng như tâm lý của các nhà giao dịch trong một phiên nhất định. Để giúp mọi người hiểu rõ nến Nhật là gì, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những thông tin chi tiết về mô hình nến Nhật, bao gồm: ý nghĩa, cách đọc biểu đồ nến Nhật, các loại mô hình nến Nhật phổ biến nhất…
Mục lục bài viết
  1. Mô hình nến Nhật là gì?
  2. Đặc điểm của mô hình nến Nhật
  3. Ý nghĩa của mô hình nến Nhật
  4. Ứng dụng của các mô hình nến cơ bản
  5. Cách phân tích biểu đồ hình nến Nhật 
  6. Một số nhược điểm của các loại nến trong biểu đồ hình nến Nhật 
  7. Tổng kết 

Mô hình nến Nhật là gì?

Mô hình nến Nhật (tên tiếng anh: Japanese candlestick pattern) còn được gọi với nhiều cái tên khác như: nến Nhật, mô hình nến, biểu đồ nến Nhật, biểu đồ nến…. Mô hình nến Nhật là một loại biểu đồ tài chính mô tả chuyển động giá của một loại tài sản nào đó, có thể là chứng khoán, tiền tệ, tiền điện tử, hàng hóa…

Mô hình đến Nhật thuộc nhóm chỉ vào kỹ thuật cho phép nhà đầu tư xác định diễn biến dịch chuyển của giá cả. Nhằm đưa ra quyết định đầu tư dựa theo xu hướng giá trong ngắn hạn. Những mô hình nến này đã tích hợp hầu hết cho các bộ chỉ báo phân tích kỹ thuật trên hầu hết những tảng giao dịch.

Biểu đồ nến Nhật có thể dùng trong mọi khung thời gian từ 1 năm, 1 tháng, 1 tuần cho đến 1 phút… Dựa vào biểu đồ nến này, các trader có thể dễ dàng nắm bắt giá mở phiên, giá chốt phiên hay giá cao nhất, giá thấp nhất trong phiên giao dịch đó.

Munehisa Honma - người phát minh ra nến Nhật

Nến Nhật được tìm ra bởi Munehisa Honma (người Nhật Bản) – Ông là một trong những nhân vật huyền thoại hình thành nên thế giới trading và được mệnh danh là “ông tổ” của thị trường giao dịch. Munehisa đã tạo ra đồ thị hình nến biểu thị giá gạo lên xuống trên thị trường. Đồng thời ông cũng dùng chúng để đối chiếu, nghiên cứu cùng với các nhân tố tác động đến giá. Như là thời tiết, lạm phát, chính sách thuế, tình hình kinh tế,…

Munehisa Homma sau một thời gian lăn lộn trên thị trường đã sớm nhận ra rằng bên nào mà lúc trước thông tin thì bên đó chính là người làm chủ cuộc chơi. Sau đó, ông đầu cho hàng trăm người làm lan tỏa đi khắp những vùng mua bán, trồng lúa trong vùng Osaka để thu thập thông tin.

Sau khi hình thành được mạng lưới thông tin, Munehisa Homma đã sáng tạo ra công cụ phân tích mang tên mô nến cây. Ngày nay chúng ta vẫn hay gọi chúng là mô hình chữ nhật biểu diễn biến giá cả trong một khung thời gian nào đó.

Thương vụ nổi tiếng nhất mà Munehisa Homma áp dụng mô hình nến Nhật đã đi vào lịch sử trong ngành mua bán lúa gạo Nhật Bản. Khi đó, ông đã tiến hành mua vào liên tiếp 3 ngày trong bối cảnh tin tức tốt về thị trường liên tục xuất hiện. Việc làm của ông khiến giới thương gia trong ngành cho là dở đời. 

Tuy nhiên kể từ ngày thứ 4 trở đi, giá lúa bắt đầu bật tăng trước tin tức mất mùa. Không ngoài dự đoán, tất cả thương gia tình hình lúa gạo đều phải tìm đến Munehisa. Như vậy sau 4 ngày ông lập tức vươn lên hàng ngũ những người giàu nhất Nhật Bản, chi phối toàn bộ ngành kinh doanh lúa gạo tại đất nước mặt trời mọc. 

Mô hình đến Nhật do Munehisa phát minh ngày nay đã trở thành công cụ phân tích được mọi nhà đầu tư trên thế giới sử dụng. Không còn gói gọn trong lĩnh vực phân tích thị trường hàng hóa mà chúng còn ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chứng khoán, đầu tư tiền điện tử.

Steve Nison- người nghiên cứu và phát triển mô hình nến Nhật

Sau này, mô hình nến được Steve Nison phát hiện khi làm chung với những công ty môi giới ở Nhật. Ông đã nghiên cứu, viết sách về kỹ thuật này và đưa nó đến tay những nhà giao dịch. Ngày nay, mô hình nến Nhật dần trở nên thông dụng và được sử dụng khá rộng rãi.

Đặc điểm của mô hình nến Nhật

Nến Nhật có hai thành phần chính là thân nến và bóng nến. Thông thường một cây nến Nhật tiêu chuẩn sẽ có đầy đủ các bộ phận sau: 

  • Phần thân của nến thể hiện phạm vi giá dao động giữa giá mở cửa và giá đóng cửa trong một khoảng thời gian cụ thể, trong đó:
    • Giá mở: Là giá khởi đầu trong một phiên giao dịch. 
    • Giá đóng: Là giá cuối, kết thúc phiên giao dịch.
  • Phần bóng nến sẽ thể hiện giá cao nhất và giá thấp nhất trong phiên.
    • Bóng nến trên: Là đỉnh của giá cao nhất trong phiên giao dịch.
    • Bóng nến dưới: Là đáy của giá thấp nhất trong phiên giao dịch.

Ngoài ra, nến Nhật còn được biểu thị dưới 2 màu xanh – đỏ. Mỗi màu sắc sẽ mang một ý nghĩa khác nhau, cụ thể như sau:

  • Nến xanh (nến tăng điểm): Giá mở cửa nhỏ hơn giá đóng cửa -> giá tăng.
  • Nến đỏ (nến giảm điểm): Giá mở cửa lớn hơn giá đóng cửa  -> giá giảm.

Ngoài ra, mô hình nến Nhật phân loại thành 2 nhóm chính theo bối cảnh thị trường chúng xuất hiện. Đó là nến đảo chiều tăng giá và nến đảo chiều giảm.

Ý nghĩa của mô hình nến Nhật

Mô hình nến nhật thể hiện được hành vi giá của phe mua và phe bán trên thị trường. Khi đi phân tích mô hình này sẽ cho trader biết được phe mua hay phe bán đang chiếm ưu thế. Từ đó có thể đưa ra quyết định vào lệnh Buy hay Sell. Cụ thể như sau:

– Nếu thấy thân nến xanh dài chứng tỏ phe mua đang áp đảo và ngược lại nếu thấy thân nến đỏ dài là phe bán đang chiếm ưu thế. Thân nến càng dài chứng tỏ áp lực mua bán càng lớn.

– Bóng nến trên và dưới thể hiện được biến động của giá trong một phiên giao dịch.

  • Nếu một cây nến có bóng nến trên dài và bóng nến dưới ngắn thì nó thể hiện phe mua đã cố gắng đẩy giá lên cao nhưng vì lý do gì đó, phe bán đã nhảy vào và đẩy giá giảm trở lại, khiến cho giá đóng cửa gần với giá mở cửa.
  • Nếu một cây nến có bóng nến dưới dài và bóng nến trên ngắn thì nó thể hiện phe bán kiểm soát thị trường và đẩy giá giảm xuống nhưng vì lý do gì đó thì phe mua đã nhảy vào vả đẩy giá lên trở lại, khiến cho giá đóng cửa gần với giá mở cửa.
  • Trường hợp thân nến ngắn, không có bóng nến chứng tỏ phe mua và bán đều không có thời gian chiếm lĩnh thị trường. nếu thấy bóng nến trên và dưới đều cho thấy cả 2 phe đều có thời gian chiếm lĩnh được thị trường.

Ứng dụng của các mô hình nến cơ bản

Các mô hình nến Nhật có thể được sử dụng trong phân tích giao dịch chứng khoán, ngoại hối Forex, vàng, các loại hình tiền điện tử. Kết hợp với tín hiệu mà những mô hình nến này cung cấp, trader sẽ đưa ra quyết định đầu tư hợp lý nhất với các phân tích diễn biến thị trường.

Trong trường hợp áp dụng bất kì mô hình nến nào, trader cần nhớ rằng chúng chỉ biểu thị mức giá trong một khoảng thời gian nào đó. Vậy nên, trader chỉ sử dụng những mô hình nén này để phán đoán xu hướng trong ngắn hạn.

Theo như một số chuyên gia, nhà đầu tư không nên chỉ dựa vào mô hình đến Nhật để xác định hướng dịch chuyển giá cả. Mà thay vào đó nên kết hợp chúng với những công cụ chỉ báo kỹ thuật khác khi quyết định đặt lệnh giao dịch.

Cách phân tích biểu đồ hình nến Nhật 

Bạn cần nhớ rằng trên mỗi biểu đồ nến Nhật luôn cung cấp thông tin về giá quan trọng. Bao gồm giá mở phiên, giá cao nhất trong phiên, giá thấp nhất trong phiên và giá chốt phiên (giá đóng cửa). 

Giả dụ như bạn đặt khung thời gian giao dịch trong 5 phút thì cứ sau 5 phút, một mô hình nến lại xuất hiện. Với khung thời gian ngắn như vậy, tất cả các thông tin về giá đều diễn ra rất nhanh. Chẳng hạn như với biểu đồ minh họa trên, bạn có thể thực hiện phân tích giá theo các bước hướng dẫn sau.

Giá mở phiên: Nằm ở phía trên cùng của mô hình nến, phụ thuộc vào bối cảnh tăng hoặc giảm diễn ra trong khung thời gian 5 phút. Trong trường hợp xuất hiện xu hướng tăng giá, màu nến bắt đầu chuyển sang màu xanh hoặc màu trắng tại phía dưới cùng của giá mở cửa. Còn nếu xuất hiện xu hướng giảm giá, màu nến sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc màu đen tại phía trên cùng của giá mở cửa.

Giá cao nhất trong phiên: Biểu thị thông qua đỉnh của phần bóng nến trên. Khi giá mở phiên hoặc giá chốt phiên đồng thời cũng là giá cao nhất, mô hình nền sẽ không còn bóng nến phía trên. 

Giá thấp nhất trong phiên: Biểu thị thông qua đỉnh của phần bóng nến trên. Khi giá mở phiên hoặc giá chốt phiên đồng thời cũng là giá thấp nhất, mô hình nền sẽ không còn bóng nến dưới.

Giá chốt phiên: Đây là mức giá có hiệu lực cuối cùng trong phiên giao dịch. Nó được biểu thị thông qua phần nến trên cùng đối với nến tăng giá và dưới cùng với nến giảm giá.

Nếu một mô hình lên Nhật đã hình thành, mỗi khi giá dịch là thì nó sẽ lại thay đổi theo. Trong trường hợp giá không đổi, chỉ đến khi mô hình nến chính thức hoàn thành, cả giá cao nhất và giải thích nhất vẫn liên tục biến đổi.

Kéo theo đó, màu nến cũng biến đổi theo, chẳng hạn như chuyển từ xanh sang đỏ trong xu hướng giảm giá. Cho đến khi không thời gian kết thúc, mức giá cuối cùng chính là giá chốt phiên, mô hình nến sẽ hoàn thành và bắt đầu khởi đầu một mô hình nến khác.

Một số nhược điểm của các loại nến trong biểu đồ hình nến Nhật 

Chưa thể dự báo trước xu hướng 

Mỗi mô hình nến Nhật thường chỉ cho biết mức giá mở phiên, giá cao nhất và giá thấp nhất trong phiên giao dịch, giá chốt phiên. Đồng thời những thông tin này chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian xác định. Do đó về cơ bản, các mô hình đến Nhật chỉ cung cấp cho bạn thông tin diễn ra trong hiện tại.

Vậy nên nếu chỉ dựa vào chúng, họ sẽ không thể xác định chính xác xu hướng giá trong tương lai.Mô hình nến Nhật chỉ cho biết những điều xảy ra trong thời điểm hiện tại. Mà không thể dự đoán được những tình huống xảy ra trong tương lai. Chẳng hạn như với nến Doji sẽ chỉ cho bạn biết bên mua và bên bán đang tạm nghỉ lấy lại sức. Bạn dường như không thể biết sau đó bên nào sẽ thắng thế. Chính vì thế mà người ta chỉ gọi nến Nhật là công cụ chứ không phải một hệ thống cho giao dịch hoàn chỉnh.

Không phản ánh rõ chuyển động giá, Khung thời gian càng nhỏ thông tin càng nhiễu

Trong phân tích giá cả, hành động giá luôn là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh tâm lý thị trường. Nói như vậy không có nghĩa các mô hình nến Nhật không quan trọng nhưng chúng chỉ thực sự hiệu quả khi phối hợp thêm với hệ thống công cụ chỉ báo khác.

Theo các pro trader thì khung thời gian càng nhỏ thì thông tin càng dễ sai lệch và có nhiều tín hiệu giả. Do đó, lời khuyên tốt nhất cho nhà đầu tư khi giao dịch là phải phân tích đa khung thời gian. Ngoài ra, việc kết hợp với các chỉ báo là điều vô cùng cần thiết.

Có quá nhiều mô hình nến

Các mô hình nến Nhật tuy đã được thống kê và phân loại nhưng trên thực tế vẫn có số lượng quá nhiều khiến nhà đầu tư không thể nào nhớ hết được các mô hình và dấu hiệu của nó. Điều này khiến cho việc phân tích đôi khi không được hiệu quả.Việc có quá nhiều số lượng như vậy dễ khiến người dùng rối mắt, không biết nên tin vào mô hình nào để giao dịch.

Cần thời gian chờ xác định

Nhược điểm này rất dễ nhận thấy ở các mô hình nến Nhật. Nếu trader chỉ cần trễ khoảng 30 giây thôi đã hoàn thành có khả năng bỏ lỡ cơ hội vào lệnh lý tưởng.

Nếu là một trader theo phong cách đầu tư truyền thống, giá chốt phiên luôn là một căn cứ hết sức quan trọng. Tính chất chậm trễ trong cung cấp tín hiệu giá dễ ảnh hưởng đến toàn bộ chiến lược giao dịch của bạn.

Tổng kết 

Mô hình nến Nhật nói chung đều cung cấp những thông tin về giá hết sức quan trọng. Nó giúp cho trader phần nào xác định được tín hiệu đảo chiều về giá, đưa ra chiến lược mua bán phù hợp với bối cảnh thị trường. Từ đó mang về cho nhà đầu tư lợi nhuận như kỳ vọng. 

Tuy nhiên những mô hình nến Nhật này lại chưa thể cho biết chính xác xu hướng giá trong tương lai, chuyển động giá. Chính vì vậy, trader cần phối hợp linh hoạt với những công cụ chỉ báo khác để đem về kết quả phân tích chính xác nhất.

Việc tìm hiểu  tổng quan về biểu đồ nến Nhật và các mô hình nến Nhật phổ biến sẽ giúp các bạn hiểu rõ về nến Nhật và từng bước tiếp cận được thị trường. Đồng thời áp dụng được những kiến thức này vào thực tế và thu về cho mình thật nhiều lợi nhuận.

 


Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và người tham gia phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với khoản đầu tư của mình. 

Follow us: Fanpage | Group FB | Group chat | Channel Analytics | Channel NFT Youtube 



Mục Lục Bài Viết
  1. Mô hình nến Nhật là gì?
  2. Đặc điểm của mô hình nến Nhật
  3. Ý nghĩa của mô hình nến Nhật
  4. Ứng dụng của các mô hình nến cơ bản
  5. Cách phân tích biểu đồ hình nến Nhật 
  6. Một số nhược điểm của các loại nến trong biểu đồ hình nến Nhật 
  7. Tổng kết 

Injective (INJ) triển khai Rollup inEVM sử dụng công nghệ của cả Celestia, Pyth và LayerZero,…

Injective hôm nay vừa giới thiệu Injective EVM (inEVM) trên mạng chính, bản Roll-up dành riêng cho Ethereum đầu tiên được thiết kế....
một tháng trước Kiến thức nâng cao

Co-Founder của Manta cho rằng chỉ một số ít Ethereum Layer 2 có thể tồn tại trong 5 năm tới

Kenny Li, co-founder Manta Network lập luận rằng chỉ những blockchain "modular" mới có cơ hội tồn tại, nhưng các nhà phê bình....
một tháng trước Kiến thức nâng cao

Tiêu chuẩn ERC-3643 xuất hiện và định hình tương lai của việc mã hóa tài sản như thế nào?

ERC-3643 là bộ hợp đồng thông minh mã nguồn mở cải tiến từ ERC-20 với tiềm năng nền tảng quan trọng cho xu....
một tháng trước Kiến thức nâng cao

So sánh Bitcoin Spot ETF và Bitcoin Futures ETF

Bitcoin ETF, hay Quỹ giao dịch trao đổi Bitcoin, cho phép các nhà đầu tư tiếp cận với biến động giá của Bitcoin....
7 tháng trước Kiến thức nâng cao

ERC 4337 là gì? Trừu tượng hóa tài khoản trên Ethereum sẽ là cánh cổng đến với Web 3?

Ví Web 3 hiện tại chính là chìa khóa giúp người dùng tiếp cận với block-chain. Tuy nhiên, trải nghiệm người dùng đối....
7 tháng trước Kiến thức nâng cao