Sự khác biệt giữa web3 và Metaverse
Web3 và Metaverse là 2 hình thái được nghiên cứu và kỳ vọng sẽ phát triển nền Internet 2.0 của nhân loại. Mặc dù web3 hoạt động phụ thuộc vào công nghệ blockchain và NFT, nhưng Web3 và Metaverse lại có sự khác biệt đáng kể.
Web3 là gì?
Ban đầu, Web 3.0 (Web3) được nhà phát minh World Wide Web Tim Berners-Lee gọi là Web ngữ nghĩa.
Về cơ bản, Web3 hướng tới mục tiêu được phân quyền hoàn toàn, trở thành một mạng internet tự chủ, thông minh, đặt việc tạo nội dung vào tay người sáng tạo chứ không phải chủ sở hữu nền tảng.
Định nghĩa Web 3.0 có thể được mở rộng như sau:
Dữ liệu sẽ được kết nối với nhau theo cách phi tập trung. Đây sẽ là một bước tiến vượt bậc so với thế hệ Internet hiện tại của chúng ta (Web 2.0), nơi dữ liệu chủ yếu được lưu trữ trong các kho lưu trữ tập trung.
Hơn nữa, người dùng và máy móc sẽ có thể tương tác với dữ liệu. Nhưng để điều này xảy ra, các chương trình cần hiểu thông tin cả về mặt khái niệm và ngữ cảnh.
Tóm lại, Web 3 là một công cụ mạnh mẽ lật đổ hoạt động của các nền tảng cũ. Thay vào đó người dùng sẽ quản lý dữ liệu và tự quản trị theo mong muốn của mình.
Web3 bao gồm 5 thành phần:
- Web ngữ nghĩa: Được thiết kế nhằm cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác dựa trên ý nghĩa của các từ tìm kiếm thay vì từ khóa hoặc con số.
- AI: AI của Web3 được thiết kế để hiểu rõ hơn người dùng đang tìm kiếm gì và cung cấp các kết quả phù hợp.
- Đồ họa 3D và web không gian: Việc sử dụng tai nghe thực tế ảo (VR) và đồ họa thực tế cho phép các trang web trở nên thực tế hơn.
- Blockchain và tiền điện tử: Chìa khóa cho sự phân quyền của Web3 là việc sử dụng blockchain và tiền điện tử, loại bỏ những người trung gian và cho phép giao dịch trực tiếp giữa các bên.
- Khả năng kết nối: Các ứng dụng Web3 được đặc trưng bởi kết nối liên tục do băng thông rộng, 5G, Wi-Fi và IoT.
Metaverse là gì?
Metaverse, hay còn gọi siêu vũ trụ ảo, là một không gian kỹ thuật số được tạo ra nhờ Internet và các ứng dụng công nghệ như thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (Virtual Reality – VR)… Nhờ đó, Metaverse cho phép người dùng có thể tương tác và có các trải nghiệm chân thực như ngoài thực tế.
Ngoài ra, tiền tố “meta” có nghĩa là vượt lên. Năm 2021, CEO Mark Zuckerberg đổi tên công ty mẹ Facebook thành Meta. Điều này thể hiện mong muốn của vị tỷ phú công nghệ. Đó là hướng tương lai công ty vượt xa hơn nữa thông qua việc xây dựng và đưa trải nghiệm người dùng theo chủ nghĩa Maximalist (chủ nghĩa tối đa hóa), kết nối trực tiếp đến một thế giới được gọi là Metaverse.
Còn hậu tố “verse” là viết tắt của từ Universe, đề cập đến yếu tố mang tính vũ trụ. Các công ty công nghệ sử dụng thuật ngữ này để mô tả một thế giới ảo được tạo nên từ Internet cơ bản và hỗ trợ các công cụ thực tế ảo VR (Virtual Reality) hay thực tế ảo tăng cường AR (Augmented Reality), hoặc thậm chí là cả MR (Mixed Reality, kết hợp giữa VR và AR).
Chính vì thế, vũ trụ ảo Metaverse không chỉ là nơi để chơi game và giải trí. Đây sẽ là một thế giới tương lai, mang đến sự đổi mới về công nghệ và làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc với các vấn đề thường gặp như giáo dục, kinh tế, quản lý cơ sở...
Đọc thêm để hiểu rõ hơn về Metaverse tại đây.
So sánh giữa Web3 và Metaverse
Tiêu chí | Metaverse | Web3 | |||
---|---|---|---|---|---|
Giống nhau |
| ||||
Khác nhau | Cách thức hoạt động | Kết nối thực tế vật lý và kỹ thuật số thể hiện tầm nhìn về cách thức hoạt động của Internet đối với cuộc sống của mỗi người. | Hiển thị trạng thái tương lai của Internet | ||
Tác động đến người dùng |
| Quyền sở hữu và kiểm soát phi tập trung thuộc về người sáng tạo chứ không phải chủ sở hữu nền tảng. | |||
Công nghệ sử dụng | Dựa trên công nghệ thực tế ảo, AR và VR và các công cụ hỗ trợ như kính đeo mắt, tai nghe. Ngoài ra còn có phân cấp và kết nối. | Tập trung vào hệ sinh thái phi tập trung dựa vào Blockchain, NFTs, các mã Token…dưới sự quản lý của một mạng lưới máy tính rộng lớn | |||
Ứng dụng | Chức năng chính của nó là giải trí và kết nối. Vì vậy mà vũ trụ ảo tích hợp chủ yếu vào một số lĩnh vực như: Trò chơi, giải trí, truyền thông, xã hội và giáo dục. | Áp dụng cho toàn bộ web chứ không tập trung chỉ vào một ứng dụng hoặc chức năng riêng biệt. Đồng thời, Web3 là một bộ tiêu chuẩn mới về cách sử dụng và quản lý Internet.
|
Ngoài ra, sự khác biệt lớn nhất giữa hai công nghệ này là mọi người sử dụng Web3 để truy cập Metaverse, giống như cách một chiếc ô tô sử dụng đường.
Mối quan hệ giữa Web 3.0 và Metaverse
Web 3.0 chính là một trong những phần nhỏ xây dựng cũng như phát triển cho vũ trụ 3D. Tuy nhiên thay vì hiểu Web 3.0 là một khối quan trọng của Metaverse, nó chỉ là một khối xây dựng nhỏ trong bức tranh tổng quát này.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Báo cáo Messari: Lĩnh vực tiền điện tử huy động vốn trong nửa năm đầu 2022 vượt xa cả năm 2021
FIFA đưa World Cup vào trong Metaverse
Binance bắt tay với Mastercard cho ra mắt thẻ thưởng Bitcoin