Lý do khiến các khoản đầu tư vốn mạo hiểm tiền điện tử đạt mức thấp kỷ lục trong quý III/2022
Trong báo cáo mới nhất của Galaxy Digital Research, các khoản đầu tư mạo hiểm (VC) đã xuống tay chi hơn 5,5 tỷ USD vào doanh nghiệp tiền điện tử trong quý III/2022. Tuy nhiên, con số này đánh dấu mức thấp kỷ lục trong năm.
Venture Capital - Tương lai đầu tư mạo hiểm trong thị trường Crypto
Cụ thể, các nhà đầu tư gần đây chỉ tạo ra 25 công ty đạt trị giá trên 1 tỷ USD trong quý III/2022. Song, một năm trước, số lượng kỳ lân mới nhiều hơn gấp năm lần. Bên cạnh đó, PitchBook cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh (hơn 37%) trong nguồn vốn tiền điện tử vào quý thứ ba so với cùng kỳ năm 2021.
Vốn hóa thị trường tiền điện tử thấp đi kèm với nguồn vốn VC “khiêm tốn”
Quỹ đầu tư Galaxy cho biết sự sụt giảm nguồn vốn VC trong quý III năm nay là do điều kiện thị trường biến động (đặc biệt vào tháng 5 và tháng 6). Đồng thời, các quỹ cũng trì hoãn việc gây quỹ vào mùa thu cho đến quý IV để thị trường có thời gian điều chỉnh.
Trong quý III, giá tiền điện tử vẫn tiếp tục giảm sau khi tổng vốn hóa thị trường đạt mức thấp vào tháng 7.
Số lượng giao dịch của một số ngành vẫn tăng cao
Bất chấp nguồn vốn sụt giảm trong quỹ VC, hoạt động đầu tư ở giai đoạn đầu vẫn mang tính cạnh tranh mạnh mẽ. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trong giai đoạn cuối lại không mấy tích cực do định giá liên tục tăng cao.
Thế nhưng, điều thú vị là 1,5 tỷ USD đã được đầu tư vào các công ty được thành lập vào năm 2018 và 2021 trong quý III/2022.
Mặc dù “Web3, NFT, DAO, Metaverse và Gaming” vượt trội đáng kể so với tất cả các phân ngành khác về số lượng giao dịch, nhưng danh mục “Giao dịch, Trao đổi, Đầu tư và Cho vay” vẫn dẫn đầu về tổng vốn đầu tư.
Bong bóng kỳ lân bắt đầu hình thành
Các nhà đầu tư đồng ý cam kết tài trợ lượng tiền nhất định cho một công ty khởi nghiệp để đổi lấy cổ phần, với kỳ vọng rằng startup sẽ được niêm yết hoặc được mua lại. Việc định giá được tính bằng số tiền nhà đầu tư trả cho một cổ phần - ví dụ 10% cổ phần trị giá 100 triệu USD sẽ định giá một công ty ở mức 1 tỷ USD. Nhưng giá trị đó chỉ nằm trên giấy, và không có gì đảm bảo công ty sẽ có giá trị như vậy.
Hiện nay, nhiều công ty mạo hiểm đầu tư tiền bạc vào startup non trẻ với hy vọng gặt hái được lợi nhuận lớn. Do đó, với tâm lý tăng trưởng bằng mọi giá, nhiều "gã khổng lồ" như Facebook, Google và Amazon đã trở thành những công ty thống trị như ngày nay.
Được biết, nhiều năm trước, khi còn là một startup, những công ty đó hầu như không có lãi, chúng phải tái đầu tư thu nhập vào công việc kinh doanh. Nhưng cuối cùng, các công ty này đã trở thành một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới, biến những nhà đầu tư ban đầu trở thành tỷ phú.
Vào năm 2021, các công ty kỳ lân được tạo ra với tốc độ gần như phổ biến. Nhưng khi các chính phủ đẩy mạnh lãi suất trong năm nay để ngăn chặn lạm phát, các nhà đầu tư lớn như quỹ hưu trí và quỹ tài sản có chủ quyền đã đột ngột rời bỏ thị trường đầu tư mạo hiểm để tập trung vào các khoản đầu tư dài hạn và ít rủi ro hơn. Một số kỳ lân hiện tại đã phải sa thải nhân viên, và một số khác bị mua lại.
Trong cuốn sách năm 2022 của mình, Mallaby đã cảnh báo về bong bóng kỳ lân bắt đầu hình thành vào năm 2016. Ông chia sẻ những người sáng lập khởi nghiệp được đối xử như "ông hoàng" và rất ít bị giám sát.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Báo cáo quý III/2022: BNB Chain vươn lên thống trị GameFi