banner
banner
Background VIC News
Thứ tư, 27/12/2023, 17:15 (GMT + 7)
Thứ tư, 27/12/2023, 17:15 (GMT + 7)

Wormhole là gì? Tổng quan về cầu nối cross-chain “hồi sinh” ngoạn mục sau loạt khủng hoảng

Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề trong “thảm họa” Terra và vụ hack trị giá 326 triệu USD trong quá khứ, Wormhole vẫn kiên trì phát triển và đứng vững trong hàng ngũ những bridge có lượng TVL cao trên thị trường. Vậy Wormhole là gì? Tại sao Wormhole vẫn có thể giữ vững vị trí như ngày hôm nay? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Mục lục bài viết
  1. Wormhole là gì?
  2. Đặc điểm nổi bật của Wormhole
  3. Hệ sinh thái của Wormhole
    1. Sản phẩm chính
    2. Các dự án khác
    3. Doanh thu của Wormhole
  4. Cơ Chế Hoạt Động
    1. Thành phần chính của Wormhole
    2. Cơ chế hoạt động của Wormhole
    3. Cơ chế hoạt động của Portal Bridge
    4. NativeSwap
  5. Roadmap
  6. Đối tác và nhà đầu tư
  7. Tokenomics
  8. Kênh thông tin chính thức
  9. Kết luận

Wormhole là gì?

Wormhole là cầu nối cross-chain thế hệ đầu, cho phép chuyển giao tài sản giữa các blockchain với nhau.

Hiện tại, Wormhole đang hỗ trợ hơn 22 chain bao gồm Ethereum, Solana, BSC, Polygon, Avalanche, Algorand, Fantom, Karura, Celo, Acala, Aptos, Arbitrum... Kể từ khi ra đời đến nay, Wormhole đã xử lý khoảng 35 tỷ USD tài sản thông qua 800 triệu tin nhắn cross-chain.

Mục tiêu chính của Wormhole là vượt qua những hạn chế của công nghệ sổ cái phân tán (DLT), đặc biệt là khả năng chuyển động tài sản giữa các chuỗi mà không cần sự can thiệp của các nền tảng trung ương.

Trong quá khứ, Wormhole được biết đến rộng rãi là một trong những cầu nối có nguồn thanh khoản lớn kết nối Ethereum và hệ sinh thái Solana.

enlightened Hướng dẫn săn airdrop dự án crosschain tiềm năng Wormhole

Sự kiện Wormhole bị tấn công

Vào ngày 3/2/2022, cầu nối cross-chain Wormhole đã bị tấn công dẫn đến thất thoát số tiền lên đến 120 nghìn WETH, tương đương khoảng 325 triệu USD tại thời điểm bị hack. Những kẻ tấn công đã phát hiện ra lỗ hổng của Wormhole và đánh lừa các validator để phát hành 120 nghìn WETH trên mạng Solana và tẩu tán số tiền này qua nhiều đường khác nhau.

Sau khi sự cố diễn ra Jump Trading đã chi ra hơn 120 nghìn ETH để duy trì hoạt động cho Wormhole và bồi thường hoàn toàn thiệt hại cho người dùng.

Vào ngày 25/2/2023 vừa qua, Jump trading và đội ngũ phát triển dự án Oasis đã lợi dụng một lỗ hổng bảo mật của chính dự án này để lấy lại 140 triệu USD từ tay các hacker. Tuy nhiên, sự việc này đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong thị trường crypto vì nó có thể tạo ra tiền lệ nguy hiểm ảnh hưởng đến tính bất biến của blockchain.

Đặc điểm nổi bật của Wormhole

  • Hỗ trợ các Non-EVM chain: Wormhole là một trong số ít các giải pháp hỗ trợ việc truyền dữ liệu và tài sản giữa các blockchain không tương thích với EVM như Solana, Aptos, Sui, Acala với các EVM-chain như Ethereum và Polygon.
  • Hỗ trợ nhiều blockchain: Wormhole hỗ trợ hầu hết các mạng blockchain phổ biến trên thị trường hiện nay, cho phép người dùng truy cập vào rất nhiều giao thức DeFi mà không cần phải sử dụng đến các giải pháp tập trung.
  • Hỗ trợ chuyển NFT: Ngoài token, Wormhole còn cho phép người dùng gửi NFT qua các blockchain khác nhau.
  • Phi tập trung và đáng tin cậy: Wormhole hợp tác với 19 validator uy tín để bảo mật hệ thống như Certus One, Everstake, Staked và Chorus One.
  • Cho phép xây dựng dApp trên nhiều chain khác nhau: cung cấp cơ sở hạ tầng cho các dApp muốn phát triển giải pháp cầu nối. Nhờ kiến trúc của Wormhole, các nhà phát triển có thể tiếp cận các ứng dụng từ góc độ thiết kế ưu tiên giao thức.
  • Top TVL trên thị trường: TVL của Wormhole đạt 970 triệu USD, đứng thứ 5 trong toàn dự án thuộc mảng Bridge trên thị trường. Ở thời điểm hoàng kim, TVL từng vượt 4,6 tỷ USD nhưng đã giảm đáng kể từ vụ sụp đổ UST của Terra và ảnh hưởng từ vụ hack trị giá 326 triệu USD.

Hệ sinh thái của Wormhole

Sản phẩm chính

  • Portal Bridge: giải pháp cầu nối sử dụng cơ chế lock & mint để chuyển giao tài sản (token và NFT) giữa các blockchain với nhau. Portal hỗ trợ hầu hết các blockchain phổ biến hiện tại như: Ethereum, BNB Chain, Solana, Avalanche...
  • Carrier: giải pháp cầu nối phát triển bởi Automata Network, được xây dựng trên Wormhole. Carrier cho phép di chuyển token và NFT giữa nhiều blockchain khác nhau. Hiện tại, Carrier đang hỗ trợ 12 chain, bao gồm: Solana, Ethereum, BNB Chain và Polygon... Các tính năng sẽ được ra mắt trong tương lai, Carrier bao gồm chức năng swap và bảo vệ 2FA để đảm bảo an toàn cho bridge.

Các dự án khác

  • Công cụ cung cấp giải pháp cross-chain cho các nhà phát triển dApp
  • Bridge: allbridge, Automata, Biconomy, Portal
  • DEX: Uniswap, Hashflow, Raydium, TraderJoe, Wombat
  • NFT: Degods, Audius
  • Gaming: Mobland, sweatcoin
  • Oracle: Pyth Network
  • Staking: Lido
  • Stablecoin: Frax

Doanh thu của Wormhole

Wormhole chủ yếu tập trung vào phân khúc khách hàng là các dự án cần sử dụng giải pháp cross-chain trên thị trường (phân khúc B2B). Với phần phí thu thông qua Portal Bridge (Bridge dành cho phân khúc B2C) hiện là phần phụ trong hoạt động kinh doanh của Wormhole, do đó các giao dịch chuyển đổi tài sản thông qua Portal, phí người dùng sẽ chi trả chủ yếu chỉ là phí gas.

Cơ Chế Hoạt Động

Thành phần chính của Wormhole

  • Core Bridge Contract: Là hợp đồng thông minh được triển khai trên các chuỗi. Các hợp đồng này có hai chức năng mà các nhà phát triển có thể tận dụng. Họ có thể phát ra VAA và xác minh VAA. EmitVAA lấy một khối dữ liệu nhị phân có cấu trúc và xuất bản nó để mạng Guardian đọc và quan sát. VerifyVAA lấy VAA và xác minh chữ ký trên đó khớp với những người giám hộ đã đăng ký.
  • Guardian: Là các nhà quan sát (19 node) các tin nhắn và ký vào các tải trọng tương ứng. Mỗi Guardian thực hiện bước này một cách riêng biệt. Sau đó kết hợp các chữ ký thu được với những Guardian khác. Tập hợp kết quả của các quan sát độc lập tạo thành một đại diện đa chữ ký cho bằng chứng, tức là một trạng thái đã được quan sát và đồng ý bởi phần lớn mạng Wormhole. Những chữ ký đa chữ ký này được gọi là VAA trong Wormhole.
  • Relayer: Là một phần mềm chọn VAA đã ký từ mạng Wormhole và gửi nó đến chuỗi mục tiêu. Người chuyển tiếp thường mất một khoản phí để trang trải chi phí gas khi gửi giao dịch đến chuỗi mục tiêu. Vì bộ chuyển tiếp không thực hiện bất kỳ chức năng mã hóa nào trên VAA nên nó có thể chạy trong môi trường không đáng tin cậy và không thể giả mạo VAA.

Cơ chế hoạt động của Wormhole

Quá trình hoạt động của Wormhole được diễn ra như sau:

1. Một thông báo được phát ra bởi một hợp đồng chạy trên chuỗi A.

Thông điệp có thể được phát ra bởi bất kỳ hợp đồng nào trên chuỗi A và Guardians được lập trình để quan sát tất cả các chuỗi cho những sự kiện này. Ở đây, Guardians được biểu diễn dưới dạng một thực thể duy nhất để đơn giản hóa đồ họa nhưng việc quan sát thông báo phải được thực hiện riêng lẻ bởi từng người trong số 19 node.

2.Tổng hợp chữ ký.

Người giám hộ độc lập quan sát và ký tên vào thông điệp. Khi đã có đủ số người giám hộ ký vào thông báo, bộ sưu tập chữ ký sẽ được kết hợp với thông báo và siêu dữ liệu để tạo ra VAA.

3. VAA được gửi đến chuỗi mục tiêu.

VAA đóng vai trò là bằng chứng cho thấy những người bảo vệ đã cùng nhau chứng thực sự tồn tại của tải trọng tin nhắn, để hoàn thành bước cuối cùng, bản thân VAA sẽ được gửi tới chuỗi mục tiêu để được xử lý bởi hợp đồng nhận.

Cơ chế hoạt động của Portal Bridge

Portal Bridge là cầu nối được xây dựng trên Wormhole để hỗ trợ chuyển tài sản hoặc NFT xuyên chuỗi. Và nó cũng hoạt động theo 3 thực thể sau:

  • Transfers: Để chuyển mã thông báo từ mạng A sang mạng B, Portal phải khóa mã thông báo gốc trên chuỗi A và đúc mã được bọc trên chuỗi B. Điều quan trọng là các mã thông báo trên A phải được chứng minh là đã bị khóa trước khi quá trình đúc có thể diễn ra trên B. Để tạo thuận lợi cho quá trình này, chuỗi A sẽ khóa các mã thông báo và phát ra thông báo cho biết rằng quá trình khóa đã hoàn tất.
  • Attestation: Quá trình chuyển thông báo ở trên thiếu một chi tiết quan trọng. Mặc dù hoạt động trên chuỗi B có thể tin tưởng vào thông báo khóa mã ở chuỗi A. Nhưng nó không có cách nào để biết mã thông báo đang bị khóa thực sự là gì. Để giải quyết vấn đề này, Portal Bridge hỗ trợ chứng thực mã thông báo. Chuỗi A phát ra một thông báo chứa siêu dữ liệu về một địa chỉ mà chuỗi B có thể lưu trữ để tìm tên, ký hiệu và độ chính xác thập phân của địa chỉ mã thông báo.
  • Relayers: Chuyển đổi cầu nối mã thông báo phải được hoàn thành trên chuỗi mục tiêu, điều này sẽ yêu cầu trả phí giao dịch bằng đồng tiền bản địa của chuỗi đó. Vì nhiều người dùng thực hiện chuyển tiền có thể không có bất kỳ loại tiền tệ nào, Wormhole cung cấp cơ chế cho phép Relayers thực hiện bước cuối cùng và thanh toán phí thay cho người dùng.

Cơ chế này hoạt động bằng cách cho phép người dùng chỉ định một phần mã thông báo được chuyển dưới dạng phí. Khi gửi VAA chuyển khoản, hợp đồng sẽ trả phần phí cho Relayers thay vì người dùng.

NativeSwap

Vào đầu năm 2022, Wormhole có giới thiệu về cơ chế chuyển tiền xuyên chuỗi thông qua Stablecoin UST. Nhưng vì sự sụp đỗ của UST vào giữa năm nên kế hoạch này đã bị hủy bỏ.

Roadmap

Wormhole V1 ban đầu được xây dựng vào tháng 10/2020 bởi Certus One và các nhà phát triển khác để tạo cầu nối giữa Ethereum và Solana. Theo thời gian, các nhà phát triển này đã phát hiện nhu cầu của người dùng ngày càng tăng. Kết quả là Wormhole, một giao thức truyền thông tin xuyên chuỗi đã được ra mắt vào tháng 8 năm 2021.

Khi Wormhole đi trên con đường phát triển để dần trở thành giao thức cung cấp giải pháp truyền thông tin cho các dự án trên thị trường, đội ngũ đã định hình lại rằng Wormhole không còn chỉ đơn thuần là một bridge nữa.

Khi đó họ quyết định ra mắt Portal đóng vai trò là native bridge được xây dựng dựa trên công nghệ của Wormhole trong đầu năm 2022.

Sau đó hành trình phát triển của Portal Bridge và Wormhole được tóm tắt như sau:

  • Ngày 3/2/2022: Wormhole bị exploited 120,000 WETH (tương đương 324 triệu USD)
  • Ngày 4/2/2022: Wormhole bổ sung nguồn tiền bị mất với sự trợ giúp của Jump Trading
  • Ngày 12/2/2022: Mở chương trình Bug Bounty Program trị giá 10 triệu USD
  • Ngày 9/5/2022: TVL sụt giảm từ 4.9 tỷ USD xuống 600 triệu USD chỉ sau một tháng từ vụ sập của Terra
  • Tháng 12/2022: Hashflow hợp tác với Wormhole
  • Tháng 3/2023: Tích hợp native USDC và Circle CCTP

Đối tác và nhà đầu tư

Jump Trading chính là quỹ đầu tư đã đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung các khoản tiền bị mất trong cuộc tấn công trị giá 325 triệu USD nhắm đến Wormhole trong quá khứ. Thời điểm đó, với vai trò là một trong những nhà đóng góp chính cho Wormhole, Jump Trading đã đền bù cho các khoản thiệt hại bằng cách mua hơn 300 triệu USD ETH trên thị trường.

Ngoài Jump Trading, trước đó còn có một số quỹ đầu tư vào Wormhole có thể kế đến như Chorus One, Arrington Capital, Big Brain Holdings… với tổng số vốn huy động được là 225 triệu USD.

Vòng vọi vốn mới nhất vào tháng 11/2023 có sự tham gia của các quỹ đầu tư lớn như: Coinbase Ventures, Multicoin Capital, Parafi Capital... nâng mức định giá lên 2,5 tỷ USD.

https://cdn.coin68.com/images/20231202054430-db2642cb-4124-4ddd-bfef-9abe05cdfe3a-74.jpg

Về đối tác, đã có nhiều dự án tích hợp với Wormhole như Solend, Trader Joe, Taiga, Raydium, Klap… từ khắp các hệ sinh thái để hỗ trợ các tài sản wrap token của Wormhole.

Tokenomics

Updating...

Kênh thông tin chính thức

Trang Web: https://wormhole.com/

Twitter: https://twitter.com/wormholecrypto

Medium: https://wormholecrypto.medium.com

Kết luận

Dù đã từng bị hack số tiền khổng lồ trong quá khứ, gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến niềm tin người dùng, nhưng Wormhole đã nhanh chóng khắc phục nhờ nỗ lực không ngừng và màn cứu nguy ngoạn mục của Jump Trading.

Có thể thấy, Wormhole đang là một trong những nền tảng chuỗi chéo hàng đầu, có lượng người dùng đông đảo. Tuy nhiên, dự án vẫn còn nhiều rủi ro về lỗ hỏng bảo mật.

VIC Crypto tổng hợp

Tin tức liên quan:

enlightened Bòn rút hơn 126 triệu USD, Multichain trở thành vụ hack crosschain lớn nhất năm 2023

enlightened 20Exchange (20EX) là gì? Tổng quan về dự án Cross-chain Inscriptions Aggregator đầu tiên trên thế giới

enlightened Holdstation Wallet là gì? Tổng quan về ứng cử viên tiềm năng “mở đường” cho xu hướng WalletFi

enlightened Neutron (NTRN) là gì? Tổng quan con hàng cross-chain hệ Cosmos được Binance Launchpool thứ 38



Mục Lục Bài Viết
  1. Wormhole là gì?
  2. Đặc điểm nổi bật của Wormhole
  3. Hệ sinh thái của Wormhole
    1. Sản phẩm chính
    2. Các dự án khác
    3. Doanh thu của Wormhole
  4. Cơ Chế Hoạt Động
    1. Thành phần chính của Wormhole
    2. Cơ chế hoạt động của Wormhole
    3. Cơ chế hoạt động của Portal Bridge
    4. NativeSwap
  5. Roadmap
  6. Đối tác và nhà đầu tư
  7. Tokenomics
  8. Kênh thông tin chính thức
  9. Kết luận

BounceBit công bố Roadmap về CeDeFi: Romance of the Three Kingdoms

BounceBit mong muốn tạo ra một nền tảng thống trị được gọi là CeDeFi. Dân chủ hóa khả năng tiếp cận các cơ....
6 tháng trước Đánh giá dự án

Đồng sáng lập Lido và Paradigm bí mật ủng hộ đối thủ cạnh tranh của EigenLayer

Lido và Paradigm đang bí mật tài trợ cho một đối thủ cạnh tranh với EigenLayer và có thể sẽ tạo nên một....
6 tháng trước Đánh giá dự án

Merlin Chain là gì? Bước tiến lớn trong các giải pháp Layer 2 của Bitcoin

Merlin Chain, giao thức Bitcoin Layer 2 đình đám nhất tính theo tổng giá trị bị khóa (TVL) đã ra mắt native token....
7 tháng trước Đánh giá dự án

Runes trên Bitcoin là gì? Giao thức fungible token mới được cha đẻ của Ordinals khai sinh

Một phát kiến hoàn toàn mới từ cha đẻ của Ordinals sẽ mang fungible token shitcoin hay memecoin đến với BTC
7 tháng trước Đánh giá dự án

Ethena là gì? Dự án stablecoin lên launchpool thứ 50 của Binance với APR siêu ponzi tương tự Luna

Ethena đem đến cho người dùng một giao thức stablecoin siêu ponzi với APR lên tới 30% được gọi là Internet Bond
7 tháng trước Đánh giá dự án