banner
banner
Background VIC News
Thứ tư, 11/10/2023, 11:34 (GMT + 7)
Thứ tư, 11/10/2023, 11:34 (GMT + 7)

Neutron (NTRN) là gì? Tổng quan con hàng cross-chain hệ Cosmos được Binance Launchpool thứ 38

Sau khi list một lúc 2 dự án launchpool trong tháng 8, Binance launchpool tiếp tục tái xuất vào tháng 10 với nền tảng hợp đồng thông minh cross-chain Neutron (NTRN). Vậy, Neutron là gì? Neutron có gì nổi bật mà lại nhận được sự đầu tư của một ông lớn như Binance? Hãy cùng VIC tìm hiểu nhé!
Mục lục bài viết
  1. Neutron là gì?
  2. Vai trò của Neutron trong hệ sinh thái Cosmos
  3. Thành phần chính của dự án
  4. Đặc điểm nổi bật
    1. Bảo mật
    2. Khả năng tương tác cross-chain
    3. Giảm chi phí
    4. DAO
  5. Sản phẩm của dự án
    1. Interchain Transaction Module
    2. Interchain Queries Module
    3. Fee
  6. Tokenomics
    1. Token Metrics
    2. Phân bổ của token NTRN
    3. Lịch phát hành token NTRN
    4. Tiện ích token
  7. Roadmap
  8. Nhà đầu tư
  9. Kênh thông tin chính thức của dự án
  10. Kết luận
  11. Giá NTRN hiện tại 

Neutron là gì?

Neutron là nền tảng cross-chain smart contract trong hệ sinh thái Cosmos. Với mục đích đơn giản hóa việc phát triển các ứng dụng cross-chain, Neutron cho phép tương tác liền mạch giữa các mạng blockchain với nhau thông qua việc sử dụng Inter-Blockchain Communication Protocol (IBC) - một công nghệ làm thay đổi cuộc chơi trong không gian blockchain.

Ngoài ra, dự án còn cung cấp cho các ứng dụng phi tập trung DeFi (dApp) sự bảo mật kinh tế đầy đủ của Cosmos Hub, củng cố niềm tin và độ tin cậy trong hệ sinh thái.

Đáng chú ý, Neutron cũng là blockchain đầu tiên được bảo mật bởi Interchain Security .

Vai trò của Neutron trong hệ sinh thái Cosmos

Năm 2022, hệ sinh thái Cosmos bùng nổ mạnh mẽ nhờ hoạt động staking nhận phần thưởng. Tuy nhiên, niềm vui không giữ được lâu khi khả năng lưu trữ giá trị tài sản của Cosmos gặp vấn đề, gây lo ngại cho nhà đầu tư.

Vấn đề này trở thành rào cản cho sự phát triển của Cosmos, hạn chế sự tham gia của người dùng và thu hút vốn đầu tư.

Chính vì thế, Neutron ra đời, tận dụng giao thức IBC (Inter-Blockchain Communication) cho phép các blockchain khác nhau chia sẻ bảo mật mà không cần phải duy trì validator riêng. Điều này mang lại luồng gió mới cho Cosmos.

Có thể thấy, eutron đóng vai trò là chuỗi tiêu dùng và Cosmos Hub là chuỗi nhà cung cấp trong hệ sinh thái Cosmos.

Sau khi bỏ phiếu kích hoạt bảo mật Interchain, Neutron có thể chia sẻ bộ trình xác thực với người dùng, mang lại lợi ích cho chuỗi.

Dự án này tạo ra doanh thu cho Cosmos Hub, đến từ 25% phí giao dịch, 25% doanh thu MEV và 7% nguồn cung NTRN dưới dạng phân phối ban đầu. Đồng thời, Neutron giúp củng cố vị thế của ATOM, token hệ sinh thái Cosmos, như một tài sản dự trữ xuyên chuỗi.

Các ứng dụng trên Neutron sẽ được mở cho nhiều đối tượng người dùng và Neutron có thể cho phép Hub mở rộng DeFi theo chiều ngang. Đây là lý do tại sao Neutron được đặt tên là lớp thực thi của Cosmos Hub.

Thành phần chính của dự án

  • Replicated Security: Cơ chế cho phép staking ATOM trên Cosmos Hub, đồng thời bảo mật mạng Neutron thông qua IBC.
  • Cosmos SDK blockchain: Neutron được xây dựng trên SDK Cosmos, đây là một cơ chế giúp đơn giản hóa quá trình xây dựng các dApps một cách an toàn.
  • Interchain Queries Module (Mô-dun truy vấn liên chuỗi): Cho phép các hợp đồng thông minh truy xuất dữ liệu từ các blockchain khác.
  • Interchain Transaction Module (Mô-dun giao dịch liên chuỗi): Cho phép các hợp đồng thông minh đăng ký và kiểm soát tài khoản trên các blockchain khác.
  • Mô-đun CRON: Cho phép quản trị đăng ký các thông báo tùy ý được thực thi theo các khoảng thời gian chặn đều đặn.
  • Giao thức IBC (Inter-Blockchain Communication): Giao thức tương tác được tiêu chuẩn hóa, sử dụng để kết nối một hệ sinh thái đang mở rộng gồm hơn 50 blockchain.
  • CosmWasm: Máy ảo WASM hiệu suất cao dành cho các hợp đồng thông minh sử dụng ngôn ngữ lập trình Rust an toàn.
  • Tendermint: Giao thức đồng thuận Byzantine Fault Tolerant có thể mở rộng.

Đặc điểm nổi bật

Bảo mật

Neutron cung cấp cho các ứng dụng mức độ bảo mật cao hơn với chi phí thấp hơn thông qua Interchain Security. Trong đó, Interchain Security là một công nghệ cho phép Neutron được bảo mật bởi bộ xác thực của Cosmos Hub.

Ngoài ra, CosmWasm còn ngăn chặn hầu hết các vectơ tấn công thường được sử dụng để chống lại các hợp đồng thông minh của Solidity. Đồng thời, dự án cũng hỗ trợ smart contract được triển khai và theo dõi giao dịch ở khu vực ngoại quốc mà không cần phải sử dụng code bổ sung.

Khả năng tương tác cross-chain

Các ứng dụng hợp đồng thông minh có thể sở hữu tài khoản trên nhiều blockchain khác nhau một cách đáng tin cậy và an toàn. Đồng thời thực hiện giao dịch, nhận xác nhận và thực hiện lệnh gọi lại, cũng như truy xuất dữ liệu từ các blockchain khác.

Giảm chi phí

Các nhà phát triển CosmWasm được hưởng lợi từ công cụ được tiêu chuẩn hóa, trình biên dịch đã được thiết lập bằng ngôn ngữ lập trình Rust - an toàn với hiệu suất cao được sử dụng rộng rãi bên ngoài web3.

DAO

Token NTRN của Neutron còn được sử dụng với mục đích quản trị và voting cho sự phát triển của dự án. Cộng đồng chiếm tới 52,2% sức mạnh biểu quyết, phần còn lại 47,8% nằm ở nhóm Early Backers.

Sản phẩm của dự án

Interchain Transaction Module

Mô-đun Giao dịch liên chuỗi quản lý việc tạo Tài khoản IBC (truyền thông liên chuỗi) và thực hiện các giao dịch liên chuỗi thay mặt cho các hợp đồng thông minh CosmWasm.

Việc triển khai hiện tại cho phép một hợp đồng thông minh:

  • Đăng ký nhiều tài khoản liên chuỗi cách xa nhau bằng kết nối IBC hiện có.
  • Thực hiện giao dịch với nhiều tin nhắn trên một vùng từ xa.
  • Xử lý đa sự kiện bao gồm sự kiện “acknowledgement” hay Timeout” cho đến khi chúng được chuyển tiếp.

Interchain Queries Module

Mô-dun truy vấn liên chuỗi thực hiện cơ chế lấy dữ liệu từ các chuỗi từ xa được kết nối với Neutron thông qua IBC.

Fee

Tất cả các khoản phí của Neutron sẽ bị đốt. Interchain Security chia phí khấu trừ thành hai phần: 25% phí được chuyển đến pool phí của nhà cung cấp dưới dạng Security Payment, 75% còn lại sẽ bị đốt.

Tokenomics

Token Metrics

  • Token name: Neutron Token
  • Ticker: NTRN
  • Blockchain: Cosmos
  • Token Type: Utility Governance
  • Total Supply: 1.000.000.000 NTRN
  • Circulating Supply: 151,906,458 (theo CoinMarketCap)

Phân bổ của token NTRN

Theo thông báo từ phía đội ngũ dự án, với tổng cung là 1 tỷ token, NTRN sẽ không phải chịu bất cứ % lạm phát nào nhờ vào cơ chế đốt hợp lý.

Lịch phát hành token NTRN

Neutron unlock token bắt đầu từ tháng 5/2023 đến tháng 5/2030.

Trong đó:

  • Founders (23%): Token bị khóa trong một năm, được mở khóa dần trong ba năm.
  • Early Backers (11%): Bị khóa trong một năm, được mở khóa dần trong ba năm, với quyền biểu quyết trong thời gian bị lock.
  • Community (12%): Token được phân bổ cho cộng đồng thông qua sự kiện ra mắt và airdrop của Neutron. Thời gian mở khóa 3 tháng và khóa tùy chọn, với quyền biểu quyết trong thời gian bị lock.
  • Neutron DAO (54%): Token được giữ trong Treasury và Reserve của DAO. Chúng chỉ có thể được sử dụng hoặc chuyển nhượng với sự chấp thuận của đa số người dùng.

Tiện ích token

  • DAO
  • Staking
  • Trading
  • Ví lưu trữ & sàn giao dịch của NTRN

Roadmap

 https://tiendientu.net/wp-content/uploads/2023/10/Neutron-Roadmap-1024x460.jpg
Roadmap của Neutron Network


Các cột mốc đã hoàn thành

Hiện tại, dự án mới chỉ cập nhật roadmap tới Q2/2023 với việc triển khai Mainnet Neutron.

Nhà đầu tư

Mới đây, Neutron vừa gọi vốn thành công 10 triệu USD do Binance Labs và Coinfund đồng dẫn đầu, ngoài ra còn có sự tham gia của Delphi Digital cùng các quỹ đầu tư khác. Trong đó, khoảng 11,00% tổng nguồn cung token NTRN đã được bán với giá 0,09 USD/NTRN.

Kênh thông tin chính thức của dự án

Kết luận

Neutron hiện đang ở giai đoạn gọi vốn và vẫn đang trong tiến trình hoàn thiện hệ thống. Song dự án có khá nhiều điểm sáng trong công nghệ - những công nghệ được cho là sẽ được cộng đồng săn đón trong tương lai.

Do đó, với sự hậu thuẫn của sàn giao dịch hàng đầu thị trường Binance, khả năng ca Neutron sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm hơn nữa từ cộng đồng.

Giá NTRN hiện tại 

 

VIC Crypto tổng hợp

Tin tức liên quan:

enlightened 4 token bị Binance đưa vào diện “cảnh báo”

enlightened TVL staking ETH của Binance bật tăng lên 1,2 tỷ USD sau nghi vấn sàn mint token mới mà không burn token cũ

enlightened Binance Futures ra mắt tính năng Copy Trade cho người dùng Việt Nam



Mục Lục Bài Viết
  1. Neutron là gì?
  2. Vai trò của Neutron trong hệ sinh thái Cosmos
  3. Thành phần chính của dự án
  4. Đặc điểm nổi bật
    1. Bảo mật
    2. Khả năng tương tác cross-chain
    3. Giảm chi phí
    4. DAO
  5. Sản phẩm của dự án
    1. Interchain Transaction Module
    2. Interchain Queries Module
    3. Fee
  6. Tokenomics
    1. Token Metrics
    2. Phân bổ của token NTRN
    3. Lịch phát hành token NTRN
    4. Tiện ích token
  7. Roadmap
  8. Nhà đầu tư
  9. Kênh thông tin chính thức của dự án
  10. Kết luận
  11. Giá NTRN hiện tại 

Merlin Chain là gì? Bước tiến lớn trong các giải pháp Layer 2 của Bitcoin

Merlin Chain, giao thức Bitcoin Layer 2 đình đám nhất tính theo tổng giá trị bị khóa (TVL) đã ra mắt native token....
một tuần trước Đánh giá dự án

Runes trên Bitcoin là gì? Giao thức fungible token mới được cha đẻ của Ordinals khai sinh

Một phát kiến hoàn toàn mới từ cha đẻ của Ordinals sẽ mang fungible token shitcoin hay memecoin đến với BTC
4 tuần trước Đánh giá dự án

Ethena là gì? Dự án stablecoin lên launchpool thứ 50 của Binance với APR siêu ponzi tương tự Luna

Ethena đem đến cho người dùng một giao thức stablecoin siêu ponzi với APR lên tới 30% được gọi là Internet Bond
một tháng trước Đánh giá dự án

Frame (FRAME) là gì? Tổng quan về giải pháp Layer 2 dành riêng cho NFT

Hiện tại, các chuyên gia trong ngành đều đánh giá “dư địa” phát triển của mảng NFT còn rất hấp dẫn. Do đó,....
2 tháng trước Đánh giá dự án

Puffer Finance (PUFI) là gì? Tổng quan về giao thức LSD thế hệ mới được Ethereum và Binance Labs rót vốn

Puffer Finance là dự án Liquid Staking Derivatives đầu tiên được xây dựng trên nền tảng Eigenlayer “làm mưa làm gió” trong cộng....
2 tháng trước Đánh giá dự án