Những manh mối về xu hướng trong tương lai từ thương vụ sáp nhập Genie của Uniswap
Kể từ khi NFT nổi lên, chúng đã được phân với biệt với các token thông thường. Tuy nhiên, chúng ta đã quên rằng, cả ERC20 và NFT đều là mã thông báo. Chúng đều đại diện cho một thứ: quyền sở hữu điện tử. Trong khi các token ERC20 đại diện cho quyền sở hữu một tổ chức hay một nền tảng, trong khi NFT thường là quyền sở hữu một tác phẩm sáng tạo kỹ thuật số.
Vậy tại sao một giao thức không nên thống nhất việc trao đổi các mã thông báo ERC20 với các mã thông báo văn hóa nghệ thuật (NFT)? Tiền điện tử với tư cách là một ngành công nghiệp đã bắt đầu pha trộn các thế giới tài chính và văn hóa khác nhau trước đây. Vì vậy kết hợp hai thế giới này dưới góc độ sản phẩm là phù hợp.
Với suy nghĩ này, lý do chiến lược đằng sau việc Uniswap mua lại Genie được hiểu rõ nhất thông qua ba điểm chính:
- Sáp nhập lại người dùng
- Trải nghiệm người dùng và khả năng tiếp cận
- Nền tảng tổng hợp so với sàn giao dịch đơn lẻ
Sáp nhập người dùng
Uniswap đang thống trị thị phần của các nhà giao dịch phi tập trung (Dex). Ví dụ Ethereum Uniswap có hơn 450.000 địa chỉ ví độc lập thực hiện giao dịch trong 30 ngày qua, gấp mười lần so với đối thủ cạnh tranh gần nhất của nó là SushiSwap. Nhưng so với Opensea, Uniswap có số lượng địa chỉ ví duy nhất gần bằng nhau trong 30 ngày qua.
NFT đã thu hút được nhiều đối tượng hơn nhiều so với mã thông báo ERC20 tiêu chuẩn. Mỗi NFT có một hình ảnh trực quan, câu chuyện và thậm chí là một nhân vật duy nhất để tạo kết nối với người dùng. Các khía cạnh nhân cách và văn hóa của NFT đã cho phép họ vượt qua đối tượng nhà giao dịch tài chính ERC20 tiêu chuẩn và nắm bắt cơ sở người dùng chính rộng hơn nhiều.
Đưa lượng lớn người dùng này vào cùng một trải nghiệm người dùng giống nhau có thể giúp tạo ra cơ hội bán chéo sản phẩm, để tệp người dùng lớn đó mua bán và trao đổi token ERC20. Nhờ một giao diện duy nhất, dễ tiếp cận, Uniswap sẽ có thể chuyển đổi các nhà giao dịch ERC20 thành các nhà giao dịch NFT và ngược lại.
Chi phí giáo dục và thu hút khách hàng có lẽ là rào cản cao nhất đối với sự phát triển của DEX và tiền điện tử nói chung. Những rào cản này được hạ xuống khi hai cách sử dụng phổ biến nhất của tiền điện tử được kết hợp trên một giao diện duy nhất. Vì vậy, giống như cách mà Uniswap V3 làm cho giao dịch ERC20 hiệu quả hơn, Uniswap NFT sẽ làm cho việc thu hút khách hàng hiệu quả hơn.
Trải nghiệm người dùng
Tương tự như hoạt động sáp nhập người dùng, việc có một nền tảng duy nhất để trao đổi ERC20 và NFT tạo ra trải nghiệm ít phân đoạn hơn. Trong lịch sử, người dùng đã phải điều hướng tới nhiều giao diện trang web để thực hiện các hoạt động khác nhau. Trải nghiệm người dùng được cải thiện của Uniswap sẽ giúp tiền điện tử dễ tiếp cận, mở khóa làn sóng người dùng mới tiếp theo.
Khả năng tiếp cận là chìa khóa cho người dùng thông thường, nhưng người dùng con người chỉ chiếm 20% khối lượng của Uniswap. Các bot giao dịch, ứng dụng tổng hợp thanh khoản, chuyên gia kinh doanh chênh lệch giá chiếm một phần đáng kể trong các hoạt động thường ngày của Uniswap. Đối với những người dùng này, trải nghiệm người dùng tốt hơn có nghĩa là hiệu quả hơn và giảm rủi ro. Việc hợp nhất giao diện hoán đổi ERC20 với giao diện trao đổi NFT làm giảm rủi ro tích hợp và nâng cao hiệu quả.
Khi tiền điện tử phát triển, NFT và ERC20 sẽ trở nên phức tạp hơn và đan xen hơn. Người dùng sẽ muốn mua NFT bằng bất kỳ mã thông báo ERC20 nào.
Nền tảng tổng hợp so với sàn giao dịch đơn lẻ
Một điểm khác biệt chính giữa Uniswap và Genie đó là Genie là một nền tảng tổng hợp, không phải là một sàn giao dịch. Một sàn giao dịch độc lập lưu trữ tính thanh khoản cho các nhà giao dịch. Đối với sàn giao dịch phi tập trung ERC20 của Uniswap, điều này có nghĩa là người dùng gửi mã thông báo vào các nhóm giao dịch và những mã thông báo tương tự này được sử dụng để tạo điều kiện giao dịch trên giao thức. Một sàn giao dịch tổng hợp không có bất kỳ tính thanh khoản nào và thay vào đó là nguồn thanh khoản từ nhiều sàn giao dịch độc lập. Thông thường, ở mô hình sàn giao dịch độc lập việc “sở hữu” thanh khoản lớn mang lại lợi thế cạnh tranh cao.
Vậy thì tại sao Uniswap lại lựa chọn một chiến lược khác cho NFT thay vì sàn ERC20 cũ của họ? Tại sao lại chọn “sở hữu” thanh khoản trên sàn ERC20 đối lập với “thuê” thanh khoản trên các sàn giao dịch NFT?
Trong khi ERC20 và NFT đều là mã thông báo, sự khác biệt chính là sự phân chia giá trị. ERC20 có thể phân chia vô hạn trong thực tế để có thể giao dịch các phân số nano của mã thông báo. NFT là các đơn vị giá trị rời rạc trong đó mỗi mã thông báo đại diện cho toàn bộ quyền sở hữu của một mặt hàng. Việc sở hữu một phần của NFT là không có ý nghĩa. Ví dụ: người dùng có ảnh hồ sơ NFT cần sở hữu toàn bộ NFT để sử dụng nó trên các nền tảng như Twitter. Tương tự, các NFT tiện ích như vật phẩm chơi game cần sở hữu trọn vẹn mã thông báo đó để có thể sử dụng trong game.
Vì ERC20 có thể phân chia và thay thế lẫn nhau được, nên lợi thế cạnh tranh đến từ việc sở hữu tính thanh khoản cao. Các sàn giao dịch cạnh tranh nhau để có thể đem đến cho người dùng của mình mức trượt giá thấp nhất. Người dùng cũng chỉ quan tâm đến mức trượt giá và phí thấp. Do đó, các DEX cần thanh khoản đủ sâu để có thể cạnh tranh được.
Các sàn giao dịch NFT được thúc đẩy nhiều hơn bởi trải nghiệm người dùng và ít hơn từ các khía cạnh tài chính như trượt giá. Người dùng có xu hướng muốn mua một hoặc hai NFT cùng một lúc và đồng thời mong muốn NFT đó phù hợp với họ. Điều này thúc đẩy động lực cạnh tranh để cung cấp trải nghiệm người dùng một cửa với tất cả các tùy chọn có sẵn.
Vì các sàn giao dịch NFT cuối cùng cạnh tranh về độ rộng của các tùy chọn và trải nghiệm người dùng, nên kết quả cuối cùng cùng thứ thống trị là sự cạnh tranh về khả năng tổng hợp.
Ngoài ra, với tư cách là một nền tảng tổng hợp cho lĩnh vực NFT, Uniswap không phải tham gia vào việc phát triển các chương trình khuyến khích thanh khoản vốn tạo ra sự lạm phát mã thông báo gốc của các nền tảng nhằm khuyến khích người dùng đưa NFT vào thị trường. Khai thác thanh khoản thực sự là một nỗ lực khó khăn và tốn kém. Việc chuyển sang lĩnh vực thị trường NFT với tư cách là một đơn vị tổng hợp có nghĩa là Uniswap không phải chịu chi phí cạnh tranh này. Thay vào đó, nó có thể chủ động tạo ra sự cạnh tranh về phí tăng lên đối với các sàn giao dịch NFT độc lập.
Tích lũy giá trị
Liệu mã thông báo UNI có được tích lũy giá trị từ việc sáp nhập này không?
Tích lũy giá trị thường được coi là dòng tài chính quay trở lại người sở hữu đồng token gốc của một nền tảng. Trong trường hợp này, đó là những người nắm giữ UNI. Chưa có kế hoạch nào được công bố về việc sẽ chia sẻ phí giao dịch hoặc các khoản thu khác đối với chủ sở hữu UNI. Tuy nhiên, nếu cho rằng việc mua lại không tạo ra giá trị cho những người nắm giữ UNI sẽ là một tư duy thiển cận, vì bởi lẽ sự gia tăng của thị trường giao dịch ERC20 hiện tại là điều đã có thể nhìn thấy ngay được.
Trong thời đại Web2, các mô hình kinh doanh công nghệ đã thành công bằng cách thu hút được nhiều người dùng là thiết lập một vị thế thị trường tốt trước khi tối ưu hóa doanh thu. Điều này cũng sẽ tương tự như trong không gian tiền điện tử và sở hữu mối quan hệ khách hàng vẫn là một khía cạnh cạnh tranh quan trọng. Tương như như các ứng dụng Web2 giai đoạn đầu, định giá được hiểu rõ nhất là xác suất một thực thể sở hữu thị trường trong tương lai. Tăng quy mô người dùng là một cách để tăng giá trị kỳ vọng của một giao thức hay công ty.
Việc mua lại Genie của Uniswap Labs tăng đáng kể quy mô và doanh thu tiềm năng trong tương lai của nó, do đó tích lũy giá trị cho mã thông báo UNI hiện tại.
Tổng kết lại
Tiền điện tử như một ngành công nghiệp đang hợp nhất thế giới tài chính và văn hóa lại với nhau. Uniswap đang dựa vào đà này với việc mua lại công ty tổng hợp thị trường Genie NFT. Uniswap hiện có thể cung cấp trải nghiệm người dùng thống nhất trên các trường hợp sử dụng tiền điện tử hàng đầu. Ngoài ra, việc mua lại này đặt Uniswap vào vị thế cạnh tranh để thu hút một lượng lớn người dùng mới. Tại thời điểm này, Uniswap sẽ phát triển bằng cách làm cho tiền điện tử tiếp cận với nhiều đối tượng hơn chứ không chỉ dừng lại ở việc tiếp tục tối ưu hóa hiệu quả DEX.
Sẽ rất đáng xem điều này ảnh hưởng thế nào đến các sàn giao dịch NFT như OpenSea và LookingRare. Trong lịch sử, các mô hình kinh doanh tổng hợp thành công đã tạo ra sự cạnh tranh về phí đáng kể cho các nhà cung cấp cấp thấp hơn. Họ cũng đưa ra một yếu tố cân bằng làm giảm lợi thế cạnh tranh trước đó. OpenSea hiện đang có lợi thế cạnh tranh so với LookRare, nhưng nó sẽ phải đối mặt với một lực cạnh tranh đáng kể nếu Uniswap NFT thành công.
Các đối thủ của OpenSea đã phải đối mặt với những thách thức cho đến thời điểm này. Chủ yếu là đến từ độ tin cậy vào thương hiệu của nền tảng và độ rộng của thanh khoản. Việc mua lại Genie của Uniswap đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với sự thống trị trên mạng lưới Ethereum của OpenSea dựa trên mô hình kinh doanh tổng hợp và thương hiệu lớn mà Uniswap đã có
Vic Crypto tổng hợp
Xem thêm :
Scam trong GameFi: Cách xác định các dự án game NFT Scam
Lịch sử chứng minh " Tiền điện tử sẽ không bao giờ sụp đổ"
Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và người tham gia phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với khoản đầu tư của mình.
Follow us: Fanpage | Group FB | Group chat | Channel Analytics | Channel NFT Youtube