banner
banner
Background VIC News
Thứ tư, 07/12/2022, 14:46 (GMT + 7)
Thứ tư, 07/12/2022, 14:46 (GMT + 7)

Funding Rate là gì? Funding Rate quan trọng như thế nào?

Funding rate là một khái niệm quan trọng và cần thiết cho trader trong quá trình giao dịch. Để hiểu được nó là gì và có vai trò như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu qua bai viết sau đây.
Mục lục bài viết
  1. Funding Rate là gì?
  2. Tại sao phải có Funding Rate?
  3. Cách tính Funding Rate
  4. Tác động của Funding Rate đến trader
  5. Funding Rate và tâm lý thị trường
  6. So sánh Funding Rate trên các sàn giao dịch
  7. Kết luận

Funding Rate là gì?

Funding Rate là một khoản phí nhỏ được thanh toán bởi một bên tham gia vào một hợp đồng. Vai trò của Funding Rate là giúp cho giá của hợp đồng vĩnh cửu (perpetual contract) luôn tương ứng hoặc gần với giá trên thị trường giao ngay (spot).

Tại sao phải có Funding Rate?

Để hiểu được ý nghĩa và vai trò của Funding Rate, các bạn hãy xem lại sự khác biệt của perpetual contract và futures contract truyền thống. Với contract truyền thống, việc thanh toán sẽ được thực hiện vào hằng tháng hoặc hằng quý, tùy vào điều kiện của từng contract. Khi thanh toán, giá của contract sẽ dựa trên giá ở thị trường giao ngay và tất cả các vị thế mở đáo hạn.

Perpetual contract ngày càng phổ biến trong thị trường phái sinh crypto. Nó được cung cấp rộng rãi bởi các sàn giao dịch tiền điện tử và được thiết kế tương tự như futures contract truyền thống. Tuy vậy, perpetual contract tồn tại điểm khác biệt quan trọng.

Không giống như perpetual contract thông thường, các trader có thể giữ vị thế mà không có ngày đáo hạn. Chẳng hạn, một trader có thể giữ một vị thế Short vĩnh cửu, trừ khi trader bị thanh lý. Do đó, giao dịch perpetual contract rất giống với các cặp giao dịch trên thị trường giao ngay.

Như vậy, perpetual contract không bao giờ phải thanh toán hay thực hiện như contract truyền thống. Do đó, các sàn giao dịch tiền điện tử cần đảm bảo rằng giá contract tương ứng với giá giao ngay. Để làm được điều này, họ đã tạo ra cơ chế Funding Rate.

Cách tính Funding Rate

Cách tính Funding Rate tuỳ thuộc vào thị trường và được điều chỉnh theo thời gian. Funding Rate được tính dựa trên lãi suất và mức chênh lệnh giá giữa hợp đồng vĩnh cửu và thị trường giao ngay (mark price).

Khi Funding Rate tăng lên thì giá của hợp đồng vĩnh cửu cao hơn giá của mark price, như vậy trader mở lệnh Long sẽ trả cho trader mở lệnh Short. Ngược lại khi Funding Rate đi xuống thì giá của hợp đồng vĩnh cửu sẽ thấp hơn giá của mark price, Như vậy Short sẽ phải trả cho Long.

Lưu ý: Funding Rate chỉ là khoản phí giữa các bên tham gia hợp đồng chi trả cho nhau chứ không phải là phí mà trader trả cho sàn giao dịch.

Tác động của Funding Rate đến trader

Funding Rate cũng rất quan trọng với trader vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến các trader. Funding Rate được tính dựa trên đòn bẩy mà trader đang sử dụng. Như vậy, Funding Rate sẽ tác động đến lợi nhuận và mức thua lỗ của trader. Với lệnh đòn bẩy cao, các trader đang phải trả Funding Rate có thể bị lỗ và bị thanh lý ngay cho dù khi thị trường biến động nhẹ. Ngược lại, ở vị thế được hưởng Fungding Rate, trader cũng sẽ được một chút lợi nhuận.

Như vậy, các trader có thể xây dựng chiến lược giao dịch phù hợp để tận dụng lợi thế của Funding Rate kể cả khi thị trường ít biến động.

Funding Rate và tâm lý thị trường

Ngoài tác động trực tiếp đến vị thế của trader, Funding Rate có mối tương quan với tâm lý thị trường. Do đó, các bạn có thể xem Funding Rate như một chỉ báo tham khảo và dự đoán xu hướng thị trường.

Cụ thể, thông thường khi bên Long đang chiếm ưu thế, Funding Rate sẽ do Long trả, và ngược lại, khi Short chiếm ưu thế, Funding Rate sẽ do Short trả. Có thể hiểu khi phe mua chiếm ưu thế, cộng đồng sẽ kỳ vọng rằng Bitcoin có thể tăng cao hơn nhờ lực đẩy của phe Long. Tuy nhiên, Funding Rate cao thường được nhìn thấy ở giai đoạn đảo ngược của các xu hướng, chứ không phải giữa một xu hướng.

So sánh Funding Rate trên các sàn giao dịch

Thông thường, thì Funding Rate trên các sàn ở vào mức khoản 0,015%. Con số này sẽ có sự khác biệt giữa các sàn vì nó được điều chỉnh bởi giá của tài sản gốc, sự chênh lệch giá, lãi suất… của từng sàn.

Tuy nhiên, với một số sàn tạo điều kiện giao dịch giao ngay và futures dễ dàng thì cơ chế giảm chênh lệch sẽ giúp cho Funding Rate luôn ở mức thấp và ổn định, trừ khi thị trường có flash dump hoặc pump.

Kết luận

Funding Rate có vai trò quan trọng trong thị trường hợp đồng tương lai vĩnh cửu. Hầu hết các sàn giao dịch cung cấp sản phẩm phái sinh tiền điện tử cần cơ chế này để giữ cho giá contract gần với giá spot. Đồng thời, Funding Rate trên các sàn giao dịch sẽ có sự khác nhau.

VIC Crypto tổng hợp

Xem thêm :

enlightened7 lỗi phân tích kỹ thuật trong Trade Coin

enlightened4 tính cách phù hợp nhất để trở thành một trader

enlightenedQuy tắc 2% trong quản lý vốn mà mọi trader phải biết



Mục Lục Bài Viết
  1. Funding Rate là gì?
  2. Tại sao phải có Funding Rate?
  3. Cách tính Funding Rate
  4. Tác động của Funding Rate đến trader
  5. Funding Rate và tâm lý thị trường
  6. So sánh Funding Rate trên các sàn giao dịch
  7. Kết luận

Làm chủ vũ trụ tiền điện tử: Những hiểu biết cần thiết để “sống sót” trong thị trường tài sản kỹ thuật số

Cho dù bạn là một nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm hay “tay mơ” mới vào thị trường crypto, bài viết này....
4 tháng trước Kiến thức cơ bản

Siêu dữ liệu (Metadata) là gì? Tổng quan về siêu dữ liệu trong giao dịch blockchain

Siêu dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong blockchain, cung cấp thêm dữ liệu đi kèm, ngoài thông tin chung được tạo....
5 tháng trước Kiến thức cơ bản

BNB Chain là gì và hoạt động như thế nào?

BNB Chain thực sự là gì và liệu Binance có nắm quyền kiểm soát hệ sinh thái này hay không?
7 tháng trước Kiến thức cơ bản

Các bot giao dịch tiền điện tử là gì và chúng được sử dụng như thế nào?

Trong giao dịch tiền điện tử, bot đã nổi lên như một công cụ mạnh mẽ để tự động hóa và tối ưu....
7 tháng trước Kiến thức cơ bản

OP Stack là gì? Tổng quan các dự án trong hệ sinh thái Op Stack

OP Stack chính là một “vụ cá cược” khéo léo của toàn bộ cộng đồng Ethereum và Optimism khi tương lai của blockchain....
7 tháng trước Kiến thức cơ bản