banner
banner
Background VIC News
Thứ bảy, 15/10/2022, 08:36 (GMT + 7)
Thứ bảy, 15/10/2022, 08:36 (GMT + 7)

De-peg là gì? Tại sao de-peg lại trở thành “bóng ma” ám ảnh thị trường tiền điện tử?

Hàng tỷ USD có thể bốc hơi trong thời gian ngắn khỏi thị trường tiền số bởi hiện tượng biến động mạnh trong thuật toán cân bằng.
Mục lục bài viết
  1. De-peg là gì?
  2. UST de-peg: Sự sụp đổ ám ảnh thị trường mã hóa
    1. Lý do khiến UST de-peg xảy ra
  3. Sự cố de-peg của ETH-stETH
  4. Kết luận

Cụm từ "de-peg" xuất hiện ngày càng nhiều trong lĩnh vực tiền điện tử và là một trong những yếu tố lớn khiến thị trường lao dốc không phanh. Điều này không chỉ khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ bị ảnh hưởng, ngay cả những tổ chức lớn nắm giữ hàng tỷ USD cũng hứng chịu thiệt hại và đối mặt nguy cơ phá sản.

De-peg là gì?

“Currency peg” (chốt tiền tệ) là một tập hợp các chính sách trong đó chính phủ trung ương thiết lập một tỷ giá hối đoái cố định chính xác cho hệ thống tiền tệ của mình với tiền tệ của quốc gia khác hoặc tập hợp các đồng tiền quốc gia.

Cố định tỷ giá hối đoái (Currency Exchange Rate) giúp ổn định tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia. Điều này cung cấp khả năng dự đoán dài hạn về biến động tiền tệ, rất hữu ích cho việc lập kế hoạch kinh doanh. Mặt khác, một chốt tỷ giá (Pegging) có thể khó duy trì và có thể phá vỡ thị trường nếu nó trở nên quá xa so với giá thị trường bình thường.

Trong ngành tiền số, "de-peg" (mất chốt) là thuật ngữ nói về việc một token không còn giữ được tỷ giá đã thiết lập cố định trước đó trên một loại tiền tệ. Tính đến giữa năm 2022, có khoảng 5 vụ de-peg diễn ra và ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường chung.

Tình trạng này gây chú ý hồi tháng 4, khi thuật toán cân bằng giữa Terra (Luna) và UST biến động mạnh khiến cả hai loại tiền số mất gần hết giá trị, bất chấp những nỗ lực kiềm chế.

UST de-peg: Sự sụp đổ ám ảnh thị trường mã hóa

LUNA là token quản trị dự án của blockchain Terra, đóng vai trò quan trọng đối với UST và các stablecoin thuộc mạng này. Về nguyên tắc, UST là nguyên liệu tạo ra LUNA và ngược lại, LUNA cũng cần thiết để đúc UST. Mối tương quan giữa nguồn cung Luna/UST sẽ duy trì tỷ giá UST luôn xấp xỉ với USD.

Khi giá UST thấp, nhà đầu tư sẽ mua và đổi thành LUNA để kiếm lời. Ngược lại, khi giá UST cao, người chơi có thể đổi LUNA sang UST với tỷ lệ 1:1 để chốt lời. LUNA có tổng cung là 1 tỷ coin và có mối liên hệ mật thiết với UST. Nếu mạng lưới vượt quá một tỷ, Terra sẽ đốt LUNA cho đến khi nguồn cung trở lại mức cân bằng.

UST de-peg là hiện tượng giá đồng UST rơi khỏi chốt 1 USD. Khi UST mất chốt, cả hệ sinh thái bị lung lay và sụp đổ một cách bất ngờ. Đây là sự kiện sụp đổ tiền điện tử kinh hoàng nhất mọi thời đại.

Giá LUNA so mức đỉnh 115 USD thiết lập ngày 05/04/2022 với giá đáy mới tạo là chia hơn 100 triệu lần. Giá UST giảm xuống đáy 0,037 USD chia 27 lần so với mức giá 1 USD của 1 đồng ổn định đáng phải có.

Bên cạnh đó, sự kiện này khiến vốn hóa thị trường tiền điện tử sụt giảm hơn 400 tỷ USD. TVL hệ sinh thái Terra giảm từ 30 tỉ USD ngày 05/05/2022 xuống chỉ còn 592 triệu USD. Hiệu ứng dây chuyển lan sang các stablecoin khác làm cho chúng cũng bị mất chốt bao gồm USDN của Waves, USDX của Kava, USDT của Tether, DEI của Fantom…

Sàn giao dịch lớn nhất thế giới Binance cũng không tránh khỏi ảnh hưởng từ sự kiện sụp đổ Terra. Số tiền đầu tư và lợi nhuận lên tới 1,6 tỷ USD của Binance chỉ còn 2.000 USD sau sự kiện này.

Chất xúc tác dẫn đến đà lao dốc là hàng loạt đợt rút tiền lớn khỏi Anchor Protocol, một dạng ngân hàng tiền số được Terraform thành lập.

Những nền tảng như vậy được các nhà đầu tư sử dụng để thu lời bằng cách cho vay. Tính đến đầu tháng 5, giới đầu tư đã đổ lượng tiền Luna tương đương hơn 14 tỷ USD vào Anchor. Phần lớn nguồn cung stablecoin cũng nằm trên nền tảng này.

Lý do khiến UST de-peg xảy ra

Nhiều người nghĩ rằng mô hình UST là một mô hình ponzi, nên sớm muộn gì ai cũng bán tháo. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phân tích thị trường, sự sụp đổ của Terra là do hai nguyên nhân.

Nguyên tắc của Terra có lỗ hổng

Nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận từ chênh lệch giá. Tuy nhiên, các nguyên tắc của Terra có thể bị phá vỡ khi thị trường giảm điểm. Theo Curve Finance, một lượng lớn UST đã được bán tháo trên nền tảng này vào ngày 7 tháng 5. Điều này gây ra tình trạng dư cung UST. Theo nguyên tắc của giao thức, giá UST sẽ giảm, nhà đầu tư có thể đổi stablecoin này sang LUNA để kiếm lợi nhuận.

Tuy nhiên, khi thị trường tiền điện tử vẫn trong xu hướng giảm, LUNA đã mất hơn 50% giá trị so với mức đỉnh của nó một tháng trước. Do đó, việc thay đổi UST thành LUNA không còn có thể đảm bảo khả năng sinh lời.

Sau đó, “chuỗi domino” tiếp tục sụp đổ khi một lượng lớn UST, trị giá khoảng 2 tỷ USD, được gửi trên Anchor với lợi nhuận gần 20% đã bị rút khỏi nền tảng. Lượng tiền này được đưa vào lưu thông khiến nguồn cung UST dồi dào hơn, tạo ra sự chênh lệch. Kết quả là giá của stablecoin này tiếp tục lao dốc, rơi xuống mốc 0,985 USD và duy trì ở mức dưới 1 USD trong một thời gian dài.

Chiến lược degenbox của Abracadabra/MIM

Nền tảng trả cho nhà đầu tư 20% lợi nhuận mà không có rủi ro. Điều này khiến các nhà đầu tư đổi xô đi vay một khoản tiền khổng lồ.

Sự cố de-peg của ETH-stETH

Một vụ de-peg cũng diễn ra với quy mô tương tự vào đầu tháng 6, liên quan đến tiền số Ethereum (ETH) và stETH được công ty Lido Finance phát hành. Nền tảng này cho phép người dùng gửi tiết kiệm bằng ETH, nhưng được chuyển thành stETH. Về cơ bản, hai token này có giá ngang nhau và được tham chiếu (peg) với nhau.

Cặp stETH/ETH de-peg vào ngày 13/06, trong đó stETH chỉ có thể đổi được 0,95-0,96 ETH (chênh lệch lên tới 2%-5% so với mức peg của ETH). Nguyên nhân bắt nguồn từ việc quá trình nâng cấp ETH 2.0 diễn ra không đúng kế hoạch và có thể tiếp tục bị trì hoãn, dẫn đến tâm lý lo lắng của nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường liên tục đối mặt các diễn biến xấu.

Theo dữ liệu của CoinMarketCap, ETH giảm hơn 12% trong 24 giờ sau đó, xuống mức 1.140 USD – thấp nhất trong hơn một năm qua. Các quỹ lớn, điển hình là Alameda Research, bắt đầu chuyển đổi lượng lớn stETH sang ETH để phòng ngừa rủi ro, khiến stETH tiếp tục mất giá. Động thái này kéo theo tâm lý bất ổn tới các quỹ đầu tư khác khi họ đều nắm lượng lớn stETH.

Ngày 13/06, Celsius Network, một trong những nền tảng cho vay tiền điện tử lớn nhất thế giới, gây chấn động cả cộng đồng khi thông báo không chấp nhận các yêu cầu chuyển hoặc rút tiền trong khoảng thời gian không xác định.

Do de-peg, 445.000 stETH mất giá trị ban đầu sau khi chuyển đổi sang ETH. Điều này khiến Celsius bắt đầu thế chấp stETH trên các nền tảng cho vay khác nhau để lấy thanh khoản duy trì dịch vụ. Thị trường diễn biến ngày càng xấu khi Bitcoin (BTC) sụt giá, khiến tài sản thế chấp của Celsius chạm ngưỡng thanh lý và đẩy nền tảng này vào nguy cơ phá sản.

Quỹ lớn với khối tài sản lên tới 3 tỷ USD như 3 Arrow Capital cũng vỡ nợ bởi vụ de-peg Luna-UST và ETH-stETH.

Tâm lý hoảng loạn cùng với đó là hàng loạt các vụ bán tháo khiến thị trường cũng chịu ảnh hưởng của sự sụt giảm không hề ít.

Kết luận

De-peg là thảm hoạ và nỗi ám ảnh lớn nhất trên toàn bộ thị trường tính tới thời điểm hiện tại. Từ nhà đầu tư nhỏ lẻ cho tới các quỹ hàng đầu nắm hàng tỷ USD đều không tránh khỏi ảnh hưởng nặng nề của de-peg.

Thượng nghị sĩ Mỹ Pat Toomey nhấn mạnh: "Bài học lớn từ UST sẽ thúc đẩy nỗ lực điều chỉnh hệ thống tiền điện tử, đặc biệt là stablecoin. Đây có thể là những khoản đầu tư mang lại lợi nhuận lớn, nhưng nguy cơ mất trắng cũng rất cao. Vì vậy, nhà đầu tư phải luôn đảm bảo rằng họ hiểu những gì đang làm".

VIC Crypto tổng hợp

Tin tức liên quan:

enlightenedVenture Capital - Tương lai đầu tư mạo hiểm trong thị trường Crypto

enlightenedCơ chế neo giá của stablecoin UST và sự kiện de-peg

enlightenedUSDN mất chốt khi nâng cấp Neutrino: Lo sợ thao túng bao trùm



Mục Lục Bài Viết
  1. De-peg là gì?
  2. UST de-peg: Sự sụp đổ ám ảnh thị trường mã hóa
    1. Lý do khiến UST de-peg xảy ra
  3. Sự cố de-peg của ETH-stETH
  4. Kết luận

Làm chủ vũ trụ tiền điện tử: Những hiểu biết cần thiết để “sống sót” trong thị trường tài sản kỹ thuật số

Cho dù bạn là một nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm hay “tay mơ” mới vào thị trường crypto, bài viết này....
4 tháng trước Kiến thức cơ bản

Siêu dữ liệu (Metadata) là gì? Tổng quan về siêu dữ liệu trong giao dịch blockchain

Siêu dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong blockchain, cung cấp thêm dữ liệu đi kèm, ngoài thông tin chung được tạo....
5 tháng trước Kiến thức cơ bản

BNB Chain là gì và hoạt động như thế nào?

BNB Chain thực sự là gì và liệu Binance có nắm quyền kiểm soát hệ sinh thái này hay không?
7 tháng trước Kiến thức cơ bản

Các bot giao dịch tiền điện tử là gì và chúng được sử dụng như thế nào?

Trong giao dịch tiền điện tử, bot đã nổi lên như một công cụ mạnh mẽ để tự động hóa và tối ưu....
7 tháng trước Kiến thức cơ bản

OP Stack là gì? Tổng quan các dự án trong hệ sinh thái Op Stack

OP Stack chính là một “vụ cá cược” khéo léo của toàn bộ cộng đồng Ethereum và Optimism khi tương lai của blockchain....
7 tháng trước Kiến thức cơ bản