banner
banner
Background VIC News
Thứ sáu, 17/06/2022, 17:03 (GMT + 7)
Thứ sáu, 17/06/2022, 17:03 (GMT + 7)

Tại sao Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) mắc sai lầm lịch sử về lạm phát

Các ngân hàng trung ương được cho là sẽ khơi dậy niềm tin vào nền kinh tế bằng cách giữ lạm phát ở mức thấp và ổn định. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã bị mất kiểm soát đến rợn tóc gáy. Vào tháng ba, giá tiêu dùng cao hơn 8,5% so với một năm trước đó, mức tăng hàng năm nhanh nhất kể từ năm 1981.
Mục lục bài viết

Các ngân hàng trung ương được cho là sẽ khơi dậy niềm tin vào nền kinh tế bằng cách giữ lạm phát ở mức thấp và ổn định. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã bị mất kiểm soát đến rợn tóc gáy. Vào tháng ba, giá tiêu dùng cao hơn 8,5% so với một năm trước đó, mức tăng hàng năm nhanh nhất kể từ năm 1981. Ở Washington, việc theo dõi lạm phát thường chỉ là các chuyên gia trong các văn phòng tồi tàn. Giờ đây, gần một phần năm người Mỹ nói rằng lạm phát là vấn đề quan trọng của đất nước; Tổng thống Joe Biden đã giải phóng dầu từ nguồn dự trữ chiến lược để cố gắng kiềm chế giá xăng dầu; và đảng Dân chủ đang tìm kiếm những kẻ phản diện để đổ lỗi, từ những ông chủ doanh nghiệp tham lam cho đến Vladimir Putin.

Tuy nhiên, chính FED đã có những công cụ để ngăn chặn lạm phát những lại không sử dụng chúng kịp thời. Kết quả là sự phát triển quá nóng một cách không lành mạnh trong một nền kinh tế lớn và giàu có trong kỷ nguyên 30 năm liên tục lạm phát ở trong mức mục tiêu của các ngân hàng trung ương. Nhưng mục tiêu 2% của FED sẽ còn rất lâu nữa để có thể đạt được, buộc ngân hàng trung ương phải đưa ra các lựa chọn khó khăn. Các nhà nghiên cứu các chính sách hoạch định của Mỹ chỉ ra mức tăng giá hàng năm 7,5% ở khu vực đồng euro và 7% ở Anh là bằng chứng cho một vấn đề toàn cầu, do giá hàng hóa tăng vọt, đặc biệt là kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Gần ba phần tư lạm phát của khu vực đồng euro là do giá năng lượng và thực phẩm tăng cao.

Tuy nhiên, Mỹ được hưởng lợi từ lượng khí đá phiến dồi dào và thu nhập cao hơn đồng nghĩa với việc các mặt hàng chủ lực có ảnh hưởng nhỏ hơn đến giá trung bình. Loại bỏ năng lượng và thực phẩm thì lạm phát của khu vực đồng euro là 3% - nhưng của Mỹ là 6,5%. Ngoài ra, thị trường lao động của Mỹ, không giống như Châu Âu, rõ ràng đang quá nóng, với mức lương tăng với tốc độ trung bình gần 6%. Giá dầu, ô tô đã qua sử dụng và vận tải biển giảm gần đây có thể đồng nghĩa với việc lạm phát sẽ giảm trong những tháng tới. Nhưng nó sẽ vẫn ở mức cao do áp lực tăng giá cơ bản.

Biden đã đưa ra một chính sách kích thích tài chính quá mức trị giá 1,9 nghìn tỷ USD, được thông qua vào tháng 03/2021. Nó đã bổ sung thêm sức mạnh cho một nền kinh tế vốn đang hồi phục nhanh chóng sau nhiều đợt chi tiêu và nâng tổng mức kích thích đại dịch lên 25% GDP – mức cao nhất trong các nước giàu có. Khi nhà trắng nhấn ga, FED lẽ ra phải hãm nó lại nhưng họ đã không làm. Sự lưỡng lự của FED một phần xuất phát từ khó khăn trong việc dự báo đường đi của nền kinh tế trong thời kỳ đại dịch, và cũng như xu hướng chống lại cuộc chiến vừa qua của các nhà hoạch định chính sách. Trong phần lớn thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, nền kinh tế bị trì trệ và chính sách tiền tệ quá thắt chặt.

Tuy nhiên, thất bại của FED cũng phản ánh sự thay đổi ngấm ngầm giữa các ngân hàng trung ương trên toàn cầu. Như báo cáo đặc biệt của chúng tôi trong số này giải thích, nhiều người trên khắp thế giới không hài lòng với công việc quản lý chu kỳ kinh doanh nghiêm túc và mong muốn được đảm nhận những nhiệm vụ hấp dẫn hơn, từ chống biến đổi khí hậu đến in tiền kỹ thuật số. Tại FED, sự thay đổi rõ ràng với những lời hứa rằng nó sẽ theo đuổi một sự phục hồi trên diện rộng”. Sự thay đổi đã bỏ qua một thực tế, rằng tỷ lệ thất nghiệp khi mà lạm phát xảy ra không phải là điều mà các ngân hàng trung ương có thể kiểm soát.

Vào tháng 09/2020, FED đã hệ thống hóa các quan điểm mới của mình bằng cách hứa sẽ không tăng lãi suất cho đến khi việc làm đã đạt đến mức bền vững tối đa. Kết quả chỉ là một mớ hỗn độn mà FED chỉ đang cố gắng giải quyết. Vào tháng 12, họ dự kiến sẽ có 0,75% tăng lãi suất trong năm nay. Hiện tại thì mức tăng 2,5 điểm đã được dự báo trước. Các nhà hoạch định chính sách và thị trường tài chính đều cho rằng điều này sẽ đủ để đưa lạm phát xuống đến gót giày. Nhưng có lẽ họ đang quá lạc quan. Cách thông thường để kiềm chế lạm phát là tăng tỷ giá trên mức trung lập, được cho là khoảng 2% đến 3%, nhiều hơn mức tăng của lạm phát cơ bản. Điều đó chỉ ra tỉ lệ lãi suất quỹ liên bang là 5% đến 6%, điều chưa từng thấy từ 2007.

Tỷ lệ cao đó có thể chế ngự lạm phát, nhưng lại bằng sự suy thoái. Trong 60 năm qua, FED chỉ có ba lần sử dụng cơ chế siết chặt để làm chậm nền kinh tế Mỹ mà không gây ra suy thoái. Chưa bao giờ họ làm được việc đó với mức lạm phát cao như mức lạm phát hiện nay.

Do đó, sự co lại của Mỹ bao trùm nền kinh tế toàn cầu như một phần của bộ ba rủi ro, cùng với an ninh năng lượng của châu Âu và cuộc đấu tranh của Trung Quốc để ngăn chặn Covid-19. Các nước nghèo và thu nhập trung bình nói riêng phải mất rất nhiều thứ từ việc FED tăng lãi suất cao, điều này sẽ thu hút vốn và làm suy yếu tỷ giá hối đoái của họ, đặc biệt nếu suy thoái toàn cầu làm giảm nhu cầu xuất khẩu của họ cùng lúc.

Nhiều nhà kinh tế ủng hộ lạm phát cao hơn, bởi vì trong thời gian dài lãi suất sẽ tăng song song, đẩy chúng xa hơn khỏi mức 0, mức mà chúng khó có thể cắt giảm trong một cuộc khủng hoảng. Lạm phát đang giúp chính phủ liên bang thu hẹp giá trị thực của các khoản nợ. Vào khoảng năm 2025, khi FED xem lại khuôn khổ hoạch định chính sách của mình, FED sẽ có cơ hội nâng mục tiêu. Không có gì đặc biệt về 2%, ngoại trừ thực tế rằng FED đã hứa với con số này trong quá khứ.

Lạm phát ổn định và ở mức khiêm tốn trên 2% có thể chấp nhận được đối với nền kinh tế thực, nhưng không có gì đảm bảo lập trường của FED ngày hôm nay có thể thực hiện được điều đó. Và việc thất hứa sẽ có hậu quả, nó gây tổn hại cho những người sở hữu trái phiếu dài hạn, bao gồm cả các ngân hàng trung ương và chính phủ nước ngoài sở hữu trái phiếu kho bạc trị giá 4 nghìn tỷ USD (một thập kỷ lạm phát 4% thay vì 2% sẽ làm giảm 18% sức mua của đồng tiền được trả vào cuối thời kỳ đó). Nó có thể thêm phần bù rủi ro lạm phát vào chi phí đi vay của Mỹ, Và nếu ngay cả Mỹ phá vỡ lời hứa lạm phát trong thời kỳ khó khăn, các nhà đầu tư có thể lo lắng rằng các ngân hàng trung ương khác – nhiều ngân hàng trong số đó đang trông chờ vào các chính phủ mắc nợ - cũng sẽ làm như vậy. Vào những năm 1980, cuộc suy thoái do FED của Paul Volcker mang lại đã đặt nền móng cho các chế độ nhắm mục tiêu lạm phát trên toàn thế giới. Mỗi tháng lạm phát tăng quá nóng, một phần của sự tín nhiệm khó đạt được đó bị giảm đi.

VIC Crypto tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: 

enlightenedLiệu mùa đông crypto đã đến chưa?

enlightened20 mẹo cực hữu ích để tồn tại trong downtrend

enlightenedLạm phát ở Mỹ có thể còn tồi tệ hơn mọi người nghĩ


Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và người tham gia phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với khoản đầu tư của mình. 

Follow us: Fanpage | Group FB | Group chat | Channel Analytics | Channel NFT Youtube 



Mục Lục Bài Viết

Từng mất 6 tỷ USD trong vỏn vẹn một ngày vào thời kỳ dot-com Michael Saylor đã lấy lại số tiền đó nhờ Bitcoin

Vụ đặt cược lớn của Michael Saylor vào Bitcoin từng bị thế giới nghi ngờ và cho rằng nó sẽ dẫn đến sự....
4 ngày trước Góc nhìn thị trường

6 altcoins trong Top 50 có hiệu suất vượt trội hơn Bitcoin trong năm 2024

Giá Bitcoin đã tăng 54% kể từ đầu năm 2024 và chỉ có 6 altcoins trong top 50 altcoins theo vốn hóa có....
một tuần trước Góc nhìn thị trường

Bitcoin flashdump xuống 65K trong đêm khiến altcoins mất gần 30% giá trị, điều gì đang xảy ra?

Thị trường tiền điện tử chứng kiến ​​sự điều chỉnh mạnh xung quanh diễn biến đáng lo ngại từ thị trường chứng khoán....
một tuần trước Góc nhìn thị trường

Những ý kiến xung quanh kế hoạch kiện Uniswap của SEC

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch tiếp tục nhắm vào thị trường tài chính phi tập trung khi gửi Wells Notice đến....
một tuần trước Góc nhìn thị trường

CEO Grayscale cho biết thời kì dòng tiền bán ra lớn từ quỹ Bitcoin ETF của họ đã kết thúc

Michael Sonnenshein (CEO của Grayscale) tự tin nói rằng các giao dịch bán liên quan đến các khoản thanh toán nợ của các....
2 tuần trước Góc nhìn thị trường