Công cụ phái sinh – chất xúc tác kích hoạt “quả bom” DeFi bùng nổ
Mới đây, Henrik Andersson, giám đốc đầu tư của công ty đầu tư tiền điện tử Úc Apollo Crypto, tiết lộ chất xúc tác làm bùng nổ không gian DeFi. Đó chính là các công cụ phái sinh.
“Các sàn giao dịch phi tập trung đầu tiên đã được ra mắt cách đây khoảng sáu năm. Hiện tại, thị trường bắt đầu xuất hiện cơ chế giao dịch hợp đồng tương lai và hợp đồng vĩnh viễn phi tập trung. Do đó, các công cụ phái sinh có cơ hội tăng trưởng khá lớn”.
Henrik Andersson, giám đốc đầu tư của công ty đầu tư tiền điện tử Úc Apollo Crypto
Ngoài ra, kể từ khi FTX sụp đổ vào tháng 11 năm ngoái, các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) đã liên tục giành được thị phần từ các sàn giao dịch tập trung (CEX).
Đến giai đoạn bùng nổ của memecoin vào tháng 5, khối lượng giao dịch hàng ngày trên DEX như Uniswap thậm chí còn làm lu mờ các sàn CEX hàng đầu thị trường như Coinbase, Binance...
Ngày 07/06, khối lượng giao dịch trên DEX lại tiếp tục tăng mạnh, tăng hơn 400% sau cuộc đàn áp của SEC đối với Binance và Coinbase.
Đáng chú ý, trong tháng 6 vừa qua, lệnh future chiếm gần 80% khối lượng giao dịch của toàn bộ thị trường tiền điện tử trên các sàn CEX. Andersson cho biết ông thấy xu hướng coi trọng hợp đồng tương lai này cũng đang được nhân rộng trong DeFi. Đồng thời, ca ngợi các công cụ phái sinh là “sản phẩm phù hợp nhất với thị trường” mà không gian DeFi đã chứng kiến trong nhiều năm.
Tổng khối lượng giao dịch giao ngay hàng tháng trên các sàn giao dịch tập trung kể từ tháng 5/2022. Nguồn: CCData
Được biết, công cụ phái sinh là các hợp đồng tài chính có giá trị phụ thuộc vào một tài sản cơ sở hoặc một nhóm tài sản. Các tài sản thường được sử dụng là cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hàng hóa và các chỉ số thị trường. Giá trị của các tài sản cơ bản liên tục thay đổi theo điều kiện thị trường. Nguyên tắc cơ bản đằng sau việc giao kết các hợp đồng phái sinh là thu lợi nhuận bằng cách đầu cơ vào giá trị của tài sản cơ sở trong tương lai.
Ngoài việc tạo ra lợi nhuận, công cụ phái sinh còn có nhiều lợi ích khác như:
- Lợi thế của chênh lệch giá: Giao dịch chênh lệch liên quan đến việc mua token với giá thấp ở một thị trường và bán nó với giá cao ở thị trường khác. Bằng cách này, bạn được hưởng lợi từ sự khác biệt về giá cả của hàng hóa ở hai thị trường khác nhau.
- Chống lại sự biến động của thị trường: Sự biến động giá của một tài sản có thể làm tăng xác suất thua lỗ. Do đó, bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm trên thị trường phái sinh nhằm bảo vệ mình trước sự giảm giá của tài sản mà bạn sở hữu.
- Thặng dư quỹ: Một số cá nhân sử dụng các công cụ phái sinh như một phương tiện chuyển giao rủi ro. Tuy nhiên, những người khác lại sử dụng nó để đầu cơ và kiếm lời.
Bên cạnh các công cụ phái sinh phi tập trung, Henrik Andersson cũng đề cập đến hai lĩnh vực thị trường mới nổi đã thu hút sự quan tâm của ông trong những tuần gần đây.
- Đầu tiên là NFTFi (kết hợp NFT và DeFi). Mặc dù đây là lĩnh vực khá non trẻ, nhưng số tiền rót vào NFTFi đang ngày càng lớn, cùng tiềm năng phát triển khủng. Đặc biệt, Henrik Andersson còn tuyên bố rằng các nhà đầu tư DeFi chắc chắn sẽ sử dụng NFT cho nhiều chức năng hơn.
- Thứ hai là LSDFi. Sau khi bản nâng cấp Shapella của Ethereum diễn ra thành công, mức độ phổ biến của các giao thức LSD như Lido, Rocket Pool... đã tăng lên nhanh chóng, “vượt mặt” cả DEX về tổng giá trị bị khóa (TVL).
Top 10 danh mục hàng đầu theo TVL. Nguồn: DefiLlama
Hiện tại, ngày càng có nhiều giao thức sử dụng các công cụ phái sinh staking làm tài sản thế chấp trong DeFi. Bên cạnh đó, với không gian LSD đang đạt được đà phát triển, thị trường sẽ cần phải chống lại mức độ tập trung hóa đáng lo ngại giữa các nhà cung cấp dịch vụ staking nhất định và tạo ra một loạt các giao thức cân bằng hơn.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
DeFi là gì? Bật mí các cách để thu lợi nhuận từ DeFi
Nền tảng DeFi EigenLayer đã triển khai giao thức re-staking trên Ethereum Mainnet
Cosmos chính thức lên tàu DeFi, với sự hỗ trợ của USDC
Toan tính mới của Apple có thể gây thách thức đến ngành DeFi