Các vụ sụp đổ tiền Fiat và Crypto gây rúng động toàn cầu: Tỷ phú rơi vào cảnh túng quẫn
Vụ sụp đổ tiền Fiat
Có hai vụ sụp đổ tiền Fiat cận đại nổi tiếng. Đó là: Đồng tiền của Zimbabue và đồng tiền của Venezuela.
Bản chất đằng sau của hai vụ sụp đổ tiền pháp định này hầu hết là do lạm phát phi mã và chính phủ mất khả năng kiểm soát hệ thống tài chính – tiền tệ. Cùng với đó là sự từ chối quy đổi, giao dịch đồng tiền pháp định đó với các loại tiền tệ khác từ chính các chính phủ.
Tiền pháp định (Fiat) là gì? Fiat ảnh hưởng như thế nào đến thị trường Crypto?
Vụ sụp đổ đồng Dollar Zimbabwe
Zimbabwe bắt đầu bước vào kỷ nguyên siêu lạm phát vào tháng 3/2007 và chỉ khi quốc gia Châu Phi này từ bỏ đồng nội tệ, lạm pháp mới kết thúc (năm 2009). Được biết, tỷ lệ lạm phát hàng tháng của nước này vượt quá 50%.
Do đó, cuộc khủng hoảng lạm phát của Zimbabwe cho đến nay là cuộc lạm phát tồi tệ thứ hai trong lịch sử, sau cuộc khủng hoảng siêu lạm phát ở Hungary năm 1946, với giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 15,6 giờ.
Biểu hiện rõ nhất là việc Ngân hàng Trung ương liên tục phát hành giấy bạc mệnh giá rất cao, tháng 1/2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 20 triệu USD. Ngày 21/07/2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 100 tỷ USD.
Bảng so sánh quy đổi hàng hoá và tiền Fiat Dollar Zimbabwe siêu lạm phát
Chỉ trong một thời gian ngắn cơn siêu lạm phát đã biến quốc gia Nam Phi này trở thành một trong những nước nghèo đói của châu lục mặc dù từng được coi là quốc gia triển vọng nhất châu Phi với những tiềm năng kinh tế và các nguồn tài nguyên giàu có.
Có đến 80% người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Hệ thống giáo dục, y tế và nhiều lĩnh vực khác lần lượt sụp đổ. Nghèo đói hoành hành, cùng với tình trạng trạng bất ổn về kinh tế và chính trị khiến đất nước rơi vào thảm cảnh.
Nhiều “tỷ phú” nghèo rớt mùng tơi. Có thể nói, nền kinh tế của Zimbabwe bị sụp đổ hoàn toàn dẫn đến phải sử dụng đồng tiền điện tử Bitcoin như là một phương tiện thanh toán bất đắc dĩ.
Vụ sụp đổ đồng Bolivar của Venezuela
Lạm phát ở Venezuela vẫn luôn ở mức rất cao trong suốt nhiệm kỳ của tổng thống Chávez. Năm 2010, lạm phát đã khiến việc tăng lương cho người lao động trở nên hoàn toàn vô ích bởi đồng tiền mất giá liên tục.
Cụ thể, tỷ lệ lạm phát năm 2014 đạt 69% và là mức cao nhất trên thế giới tại thời điểm đó. Tỷ lệ lạm phát sau đó tăng lên tới 181% vào năm 2015, 800% vào năm 2016, 4.000% vào năm 2017 và 1.698.488% vào năm 2018.
Vào tháng 11/2016, Venezuela chính thức bước vào thời kỳ siêu lạm phát. Chính phủ Venezuela “về cơ bản” đã ngừng đưa ra các ước tính chính thức về lạm phát kể từ đầu năm 2018.
Lạm phát ảnh hưởng đến người dân Venezuela đến nỗi vào năm 2017, nhiều người trong số họ đã ồ ạt tham gia các trò chơi điện tử trực tuyến. Chẳng hạn như trò chơi RuneScape với mục đích kiếm được thật nhiều tiền ảo trong trò chơi, rồi đổi số tiền ảo đó cho những người chơi khác ở nước ngoài để nhận lấy tiền thật.
Trong nhiều trường hợp, những game thủ này kiếm được nhiều tiền hơn cả những người làm công ăn lương ở Venezuela mặc dù họ chỉ kiếm được vài USD mỗi ngày.
Trong mùa Giáng sinh 2017, một số cửa hàng ở Venezuela đã quyết định không sử dụng thẻ báo giá đối với các loại mặt hàng được bày bán vì giá cả tăng quá nhanh. Vì vậy, khách hàng được yêu cầu hỏi nhân viên tại các cửa hàng số tiền của mỗi món hàng mà họ muốn mua.
Vào tháng 8/2018, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố rằng để chống lại siêu lạm phát, nước này sẽ phát hành một loại tiền tệ mới, được gọi là Sovereign Bolivar (đồng Bolivar tối cao).
Đồng Fiat Sovereign Bolivar ít hơn năm số 0 so với đồng tiền cũ của Venezuela. Nghĩa là 1 đồng Bolivar mới có giá trị bằng 100.000 đồng Bolivar cũ.
Các mệnh giá của đồng Sovereign Bolivar là 2, 5, 10, 20, 50, 100, 200 và 500. Đồng tiền mới này đã chính thức được phát hành vào ngày 20/08/02018.
Khủng hoảng tiền mặt ở Nigeria
Ngoài 2 vụ sụp đổ nổi tiếng trên, mới đây, cuộc khủng hoảng tiền mặt ở Nigeria cũng gây hoang mang toàn thế giới.
Hiện tại, người dân Nigeria đang không hiểu chuyện gì xảy ra khi chỉ sau 1 đêm, tiền của họ thành đống giấy lộn, có tiền mà chẳng mua nổi bữa cơm.
Nguyên nhân không đâu xa chính là bắt nguồn từ chính sách đổi tiền thiếu chặt chẽ. Mục tiêu ban đầu của kế hoạch là xóa sổ nền kinh tế bất hợp pháp giao dịch bằng tiền mặt, đổi tiền mới để buộc người dân đưa đồng Naira vào ngân hàng.
Trớ trêu thay, hệ thống ngân hàng của nước này lại hết sạch tiền mới để đổi cho người dân trước khi những đồng Naira cũ trên thị trường biến mất, tạo ra cuộc khủng hoảng kỳ lạ nhất tại Châu Phi.
Đồng Naira của Nigeria.
Quá bức xúc, hàng loạt các cuộc biểu tình và bạo loạn đã diễn ra khi người dân tràn vào các chi nhánh ngân hàng đập phá.
Bất chấp tình hình này, Bộ trưởng tài chính Zainab Ahmed của Nigeria khẳng định việc thu hồi hàng nghìn Naira tiền mặt vào hệ thống ngân hàng đã là thành công lớn.
Trong khi đó, Thống đốc Emefiele cho biết tình hình đang dần chuyển biến tốt lên và mọi người nên kiên nhẫn. Ông Omefiele cũng cáo buộc nhiều đối tượng chính trị gia lợi dụng tình hình để phá hoại kế hoạch đổi tiền của nhà nước, trong khi nhiều kẻ đầu cơ đã tích trữ tiền mới khiến cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn.
Đáng chú ý, kể từ tháng 1/2023, quy định mới của ngân hàng trung ương nước này chỉ cho phép người dân rút 100.000 Naira, tương đương 217 USD mỗi tuần. Trong khi đó, chính phủ nước này mới thu hồi lại có 1,3 nghìn tỷ Naira trên tổng số 3,23 nghìn tỷ.
Tồi tệ hơn, dù người dân được đổi tiền miễn phí ở ngân hàng nhưng nếu họ ra các máy rút tiền tự động thì lại mất phí, và số lệ phí này đang tăng lên từng ngày khi lượng tiền mới chẳng đủ.
Theo Ngân hàng Thế giới, tình trạng thiếu tiền mặt đã khiến cuộc sống của người dân Nigeria trở nên khó khăn hơn. Đáng nói, đất nước này có 63% dân số nghèo, 33% thất nghiệp và tính đến năm 2021, chỉ 45% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng. Cuộc khủng hoảng đã làm tăng thêm nguy cơ lạm phát gia tăng và đồng tiền suy yếu.
Người dân xếp hàng đổi tiền ở Nigeria.
Những vụ sụp đổ các đồng tiền điện tử giả mạo
Tại Việt Nam trong những năm gần đây chứng kiến sự bùng nổ và thậm chí là cơn sốt về Bitcoin – tiền điện tử. Ăn theo Bitcoin, nhiều cá nhân và tổ chức đã phát hành các loại tiền điện tử mạo danh. Chúng phát hành với mục đích huy động vốn sau đó ôm tiền bỏ trốn.
Các loại tiền điện tử lừa đảo được tạo ra bằng cách nhập con số vào hệ thống để bán cho các nhà đầu tư mới. Các loại tiền mạo danh này không hề được hỗ trợ bởi tiền pháp định. Và cũng không được sử dụng để mua – bán bất kỳ loại hàng hoá vật chất nào cụ thể.
Hầu hết các vụ huy động vốn thông qua một loại tiền điện tử mạo danh được gắn với 3 yếu tố chính:
- Lãi suất cao
- Blockchain
- Công nghệ 4.0
Trên thực tế, không có bất cứ công nghệ nào được áp dụng trong những đồng tiền điện tử được phat hành. Các loại tiền tệ đó thực tế chỉ là các con số ảo.
Vụ lừa đảo tiền ảo iFAN, Pincoin
Ngày 08/04/2018, hàng chục người kéo đến trụ sở Công ty CP Modern Tech giăng băng rôn, tố cáo Modern Tech và nhóm phát triển iFan, Pincoin lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến 15.000 tỷ đồng, “cầu cứu” cơ quan công an vào cuộc. Sau đó, một số bị hại đã gửi đơn tố cáo ông Vũ Hữu Lợi (đồng sáng lập, kiêm Giám đốc phát triển iFan quốc tế) và nhóm sáng lập Modern Tech đến PC03.
Cuối tháng 5/2018, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (C03, Bộ Công an) phối hợp với Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (PC03, Công an TP.HCM) điều tra vụ nhà đầu tư tố đường dây “tiền ảo” lừa 32.000 nhà đầu tư chiếm 15.000 tỷ đồng, liên quan đến Công ty CP Modern Tech.
Theo thông tin của cơ quan công an, tổng giám đốc và người đại diện pháp luật của Modern Tech là ông Hồ Xuân Văn cùng 7 người thành lập và điều hành bao gồm: Bùi Ngọc Mỹ, Hồ Phú Ty, Lương Huỳnh Quốc Huy, Lưu Trọng Tuấn, Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Trung Hiếu (góp 12 tỷ đồng), Vũ Hữu Lợi (góp 15 tỷ đồng).
Những người này đều kinh doanh trong lĩnh vực đa cấp. Đồng tiền số iFan được gắn mác là dự án đến từ Công ty iFan PTE.LTD có trụ sở ở Singapore, phát hành dưới dạng mã hóa token.
Đến tháng 1/2018, dự án iFan tuyên bố ngừng hoạt động. Tất cả tiền của nhà đầu tư được trả về bằng đồng iFan, giá 5 USD/iFan.
Đến nay, theo cơ quan công an, đồng iFan không có giá trịiềhaf đầu tư không thể bán được đồng tiền này.
Vụ lừa đảo tiền ảo OneCoin
“Đệ nhất lừa đảo crypto” Ruja Ignatova nắm trong tay 230.000 Bitcoin, trị giá 10 tỷ USD nhờ quảng bá 1 đồng tiền số vô danh – OneCoin – để rồi biến mất không đấu vết với khối tài sản khổng lồ.
Cụ thể, năm 2015, "nữ hoàng tiền số" Ruja Ignatova được Sheikh Al Qassimi – một thành viên của gia đình Hoàng gia Dubai, giao cho 4 ổ USD chứa 230.000 Bitcoin trị giá khoảng 50 triệu USD để đổi lấy các tài khoản ngân hàng OneCoin (hiện đã bị đóng băng), bất động sản ở UAE và một số tài sản khác. Ở thời điểm hiện tại, số Bitcoin này trị giá hơn 10 tỷ USD.
Được biết, OneCoin là một chương trình đa cấp được quảng bá dưới dạng tiền điện tử bởi Onecoin (đăng ký tại Dubai) và OneLife Network (đăng ký tại Belize). Cả hai công ty này do Ruja Ignatova cùng Sebastian Greenwood thành lập và phát triển.
Khi ra mắt OneCoin, Ignatova khẳng định đây sẽ là loại tiền số mạnh nhất thế giới và thậm chí có thể soán ngôi Bitcoin. Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm hoạt động, Ignatova đột ngột biến mất năm 2017, "ôm" theo khoản tiền khổng lồ từ các nhà đầu tư.
Ignatova được coi là đã tạo ra một trong những vụ lừa đảo tiền số lớn nhất thế giới. Ngoài ra, người phụ nữ này còn dính dáng đến vụ lừa đảo đa cấp BigCoin và bị tuyên 14 tháng tù treo tại Đức.
Vừa qua, có thông tin cho rằng bà trùm lừa đảo này đã qua đời nhưng không rõ Ignatova đã bán 230.000 Bitcoin hay vẫn giữ trong ví do tính ẩn danh của loại tiền điện tử này khi giao dịch.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Điểm khác biệt giữa đồng tiền pháp định (Fiat) và tiền điện tử (Crypto)
Câu chuyện "thăng trầm" về 3 CEO tiền điện tử: Từ tỷ phú bỗng chốc trở thành con nợ trong nháy mắt
Ngân hàng “thân thiện với Crypto” Silvergate lao đao, từ bỏ kế hoạch tiền tệ kỹ thuật số