Câu chuyện "thăng trầm" về 3 CEO tiền điện tử: Từ tỷ phú bỗng chốc trở thành con nợ trong nháy mắt
Do Kwon: Sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra
Cuốn bay 600 tỷ USD khỏi thị tường, Terra là thảm họa lớn nhất lịch sử tiền mã hóa. Đồng thời, gây ra khủng hoảng lòng tin trong cộng đồng và là chất xúc tác khiến các cơ quan quản lý đề xuất nhiều chính sách khắt khe hơn đối với stablecoin.
Được biết, Terra bắt đầu “lung lay” vào ngày 07/05/2022, khi Terraform Labs rút 150 triệu TerraUSD (UST) khỏi 3pool – một nhóm thanh khoản trên sàn giao dịch phi tập trung Curve Finance.
Nhận thấy điều bất ổn, một nhà đầu tư đã nhanh chóng đặt lệnh đổi 185 triệu UST để lấy USDC. Điều này làm tăng sự biến bộng. Đáp lại hành động này, Terraform Labs đã rút thêm 100 triệu UST từ 3pool, để “cân bằng” tỷ lệ UST. Thế nhưng, stablecoin UST bất ngờ mất chốt đi chệch khỏi dự toán của Terra.
Ngay sau đó, các nhà đầu tư khác cũng cố gắng đổi 480 triệu USD stablecoin Tether nhằm cứu vớt UST. Luna Foundation Guard, được thành lập trước đó để dự trữ, cũng bán hàng tỷ USD Bitcoin để chuyển đổi thành UST.
Tuy nhiên, vào ngày hôm sau, lượng dự trữ đã cạn kiệt, nhưng stablecoin vẫn tiếp tục giảm giá, khiến Terra sụp đổ.
Sau khi Terra sụp đổ, nhiều người đã lên tiếng chỉ trích CEO Terraform Labs, Do Kwon. Trước làn sóng phẫn nộ của cộng đồng, Do Kwon lên tiếng chấn an rằng Terraform Labs sẽ thiết lập lại giá trị của UST.
Tuy nhiên, khi tiến hành điều tra, Do Kwon lại âm thầm phát hành LUNA (hiện tại là LUNC) vô tội vạ khiến đồng này mất 99,99% giá trị.
Việc này đã khiến các nhà đầu tư “tức nước vỡ bờ” đâm đơn kiện Do Kwon, cả chính quyền Hàn Quốc cũng “nhập hội”. Không những thế, Interpol còn phát lệnh truy nã đỏ đối với Do Kwon.
Đáng chú ý, bất chấp lệnh truy nã toàn cầu, Do Kwon vẫn bình an vô sự hưởng thụ cuộc sống và ngày ngày đăng đàn trên Twitter để trò chuyện cùng “fan”. Đặc biệt, mới đây, anh còn tuyên bố mở cuộc họp báo mời chính quyền đến đính chính sự thật vì bị cáo buộc là thao túng giá.
Hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ thông tin gì về vị trí của Do Kwon. Anh cho biết bản thân không làm gì sai và việc không tiết lộ nơi ở chỉ để bảo vệ sự an toàn cho chính mình.
Su Zhu: Three Arrows Capital phá sản
Sự sụp đổ của Terra tạo ra hiệu ứng domino khiến toàn thị trường biến động mạnh và khiến hàng loạt “gã khổng lồ” khác trong ngành rơi theo. Một trong số đó chính là Three Arrows Capital.
Mặc dù công ty đã có một số tín nhiệm và thành công nhất định trong ngành, nhưng cú giáng bất ngờ của Terra đã khiến “gã khổng lồ” này không thể đứng vững mà ra đi trong nuối tiếc.
Được biết, trước khi Terra sụp đổ, 3AC đã đi vay một khoản tiền lớn để đầu tư vào hệ sinh thái này. Do đó, khi Terra sụp đổ, các nhà đầu tư bắt đầu hoảng sợ và vội vã rút tiền thông qua một loạt các lệnh call Margin. Điều này khiến 3AC không kịp xoay sở và buộc phải tuyên bố phá sản, đồng thời, thanh lý tài sản cũng như các khoản đầu tư của mình.
3AC có một danh sách dài các đối tác, công ty. Bởi vậy, khi 3AC mất khả năng thanh toán, nhiều công ty trong số này cũng phải đối mặt với các vấn đề về thanh khoản.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh các thủ tục pháp lý xung quanh việc phá sản của 3AC, nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Su Zhu bị giới chức “sờ gáy” và buộc phải di cư ở ẩn. Hiện, không ai biết Su Zhu đang ở đâu.
Cũng giống như Do Kwon, Su Zhu phủ nhận toàn bộ cáo buộc và viện lý do an toàn cho bản thân để không tiết lộ vị trí của mình. Tuy nhiên, mới đây, Su zhu bất ngờ lên tiếng trong bối cảnh FTX rơi vào khủng hoảng, với dòng tâm sự ngắn cũng như gửi lời cầu chúc bình an cho những nhà đầu tư đã bị tổn thất bởi 3AC.
Vợ của Kyle Davies và Su Zhu đều là chủ nợ trong vụ 3AC phá sản
Sam Bankman-Fried: Đế chế tiền điện tử tỷ đô “bay màu” (FTX và Alameda)
Đầu năm nay, thị trường tiền điện tử rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các công ty lần lượt tuyên bố phá sản. Tình hình tài chính như “ngàn cân treo sợi tóc”. Trước tình thế đó, Sam Bankman-Fried mạnh tay chi tỷ đô, gánh sứ mệnh cứu rỗi cả thị trường crypto.
Với hành động hào phóng này, cộng đồng ca ngợi SBF như vị cứu tinh của ngành công nghiệp tiền mã hoá trong bối cảnh 'mùa đông crypto' đẩy nhiều công ty đến bờ vực phá sản, là “đứa con vàng” của ngành công nghiệp tiền điện tử. Đặc biệt, SBF còn cân nhắc thu mua 3AC.
Trớ trêu thay, chỉ sau và hôm diễn ra drama giữa Binance và FTX, từ tỷ phú tiền điện tử, SBF đã trở thành trắng tay sau khi tuyên bố bán FTX cho sàn giao dịch đối thủ - Binance.
Phải chăng đây là điểm kết thúc của Sam Bankman-Fried?
Thế nhưng, “đời không như là mơ”, Binance bất ngờ quay xe hủy bỏ thương vụ thu mua, khiến FTX chao đảo không chỗ dựa. Hiện tại SBF đang cố gắng tìm mọi cách để cứu FTX và xây dựng lại đế chế. Song, có lẽ điều này khá khó. Đặc biệt trong bối cảnh, các nhà chức trách Mỹ đanh manh nha cuộc điều tra về hoạt động của Bankman-Fried.
Liệu SBF có bị điều tra và buộc phải “tha hương cầu thực” như Do Kwon và Su Zhu không?
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Cựu CEO của nền tảng tiền điện tử đã nhanh tay rút 10 triệu USD trước khi công ty phá sản
Điều gì khiến các CEO tiền điện tử vội vã rời đi?
Sự trùng hợp lạ kỳ về việc ra đi của các CEO dự án tiền điện tử hiện tại với thời điểm trước Covid