Tokenomics là gì? Làm chủ "cuộc chơi đầu tư" thông qua phân tích tokenomics
Tokenomics là gì?
Tokenomics là thuật ngữ kết hợp giữa token và economics, thể hiện bản chất mô hình kinh tế học của các tài sản Crypto trong thế giới Blockchain.
Tokenomics mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng và giá trị của token, bao gồm việc tạo, phân phối, cơ chế khuyến khích, kế hoạch đốt token cũng như lượng cung và cầu.
Đối với các dự án tiền điện tử, Tokenomics được thiết kế tối ưu là yếu tố quan trọng để dự án đó thành công. Do đó, Tokenomics đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi đầu tư tài chính.
Tại sao nhà đầu tư cần biết về Tokenomics
Lý do khiến các nhà đầu tư cần quan tâm đến Tokenomics:
- Tokenomics cung cấp sự hiểu biết về hiệu suất ngắn hạn của thị trường tiền điện tử.
- Tokenomics giúp xác định giá trị tương lai của tài sản.
- Tokenomics cung cấp cái nhìn sâu sắc về lợi nhuận của một tài sản tiền điện tử này so với tài sản khác trong tương lai.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cần nắm chắc 3 yếu tố chính sau đây để đọc vị Tokenomics của bất kỳ dự án tiền điện tử nào:
- Tìm hiểu cách sử dụng tiền kỹ thuật số và kết nối trực tiếp giữa các dịch vụ đang được xây dựng.
- Tìm hiểu tổng số token hiện có, giới hạn cổ phiếu trong tương lai của chúng và thời điểm chúng sẽ được tạo.
- Biết về chủ sở hữu của các đồng tiền kỹ thuật số và liệu các đồng tiền này có được dự trữ để phát hành sau này cho các nhà phát triển hay không.
Tại sao Tokenomics lại quan trọng khi đầu tư vào tiền điện tử?
Token là tài sản chủ yếu được giao dịch trên sàn. Với mỗi dự án nhất định sẽ có những người dùng sau tham gia vào thị trường: developer, market maker, quỹ đầu tư lớn và nhà đầu tư cá nhân…
Vậy, ai sẽ là người làm chủ “ván cờ” này? Đó chính là Market Maker, nhà phát triển và những quỹ đầu tư lớn. Token là thứ mà các bạn mua bán và đặt niềm tin vào nó. Nhưng token lại là thứ được xây dựng bởi những developer, builder, market maker sừng sỏ. Trong ngắn hạn, thị trường crypto là Zero-sum game, tất cả đều muốn kiếm tiền, vậy ai sẽ là người mất?
Tokenomics sẽ là lời giải thích về cách vận hành này. Và bạn buộc phải nắm bắt vững được nó để có thể sinh lời từ thị trường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mã token điện tử
1. Phân phối và phân bổ token
Một trong những yếu tố chính quyết định giá trị của token tiền điện tử là cách token đó được phân phối.
Các hệ thống tặng thưởng cho người xác nhận hoặc người khai thác bằng các đồng tiền thông qua Airdrop. Một số nhà đầu tư khác bán một phần nguồn token cho người dùng tiềm năng trong một đợt cung cấp tiền mã hóa ban đầu (gọi tắt là ICO – Initial Coin Offering).
Bên cạnh đó, nếu dự án đang phân phối token càng nhiều người tham gia, nhà đầu tư có thể cho rằng đây là một dự án hợp pháp và thực sự quan tâm đến việc phát triển thêm.
Vì vậy, nếu bạn muốn đảm bảo rằng dự án bạn đang đầu tư là hợp pháp và đầy tham vọng, hãy đảm bảo rằng nó phân phối các mã token cho người dùng tiềm năng.
2. Token Supply – Nguồn cung token
Một thành phần chính của Tokenomics là nguồn cung. Hiện nay có ba loại nguồn cung chính mà bạn cần kiểm tra khi nói đến tiền mã hóa:
- Tổng nguồn cung token: Cho biết số lượng token tồn tại tại thời điểm hiện tại nhưng không bao gồm số lượng token đã bị đốt.
- Nguồn cung lưu hành của token: Thể hiện số lượng token đã được phát hành cho đến nay và hiện đang được lưu hành.
- Nguồn cung token tối đa: Cung cấp thông tin về số lượng token tối đa có thể được tạo. Đối với một số token không có nguồn cung cấp tối đa thì token sẽ được phát hành nhiều.
3. Market Cap – Vốn hóa thị trường
Vốn hóa thị trường (Market Cap hay Market Capitalzation) giúp cho nhà đầu tư thấy được toàn bộ số tiền đã được đầu tư vào dự án cho đến nay.
Ngoài vốn hóa thị trường, bạn cũng có thể kiểm tra vốn hóa thị trường được pha loãng hoàn toàn của một dự án, đó là vốn hóa thị trường nếu nguồn cung tối đa của Token đã được lưu hành toàn bộ.
Công thức tính các loại vốn hóa Token:
- Vốn hóa thị trường = Số lượng token đang lưu thông x Giá trị Token hiện tại
- Tổng nguồn cung cấp Token = Nguồn cung Token tối đa – Số lượng Token bị đốt
- Vốn hóa thị trường pha loãng = Tổng nguồn cung cấp Token sau khi đốt x Giá trị token hiện tại
4. Mô hình của Token
Mô hình của Token giúp bạn biết mô hình Token là lạm phát hay giảm phát. Token không có nguồn cung tối đa và sẽ tiếp tục được sản xuất theo thời gian như Token SLP – Smooth Love Potion.
Mô hình Token giảm phát thì khi có nguồn cung tối đa Token được giới hạn, ví dụ như đồng Bitcoin có tối đa là 21 triệu đơn vị.
Các trường hợp sử dụng Tokenomics
1. Staking
Staking là một trong những chủ đề được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Staking là quá trình khóa token trong một khoảng thời gian cụ thể (tùy thuộc vào tiền điện tử) để nhận thu nhập thụ động hoặc phần thưởng từ mạng lưới. Tuy nhiên, staking có một nhược điểm là không thể di chuyển các token đã stake cho đến khi thời gian staking kết thúc.
Nếu một số lượng lớn token được stake, thì nguồn cung sẽ bị hạn chế hơn trong thời gian staking. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá của tiền điện tử.
Có một số loại tiền điện tử có thời gian staking thấp hơn hoặc hoàn toàn không có thời gian staking. Do đó, các đợt tăng hoặc giảm giá lớn có thể không xảy ra vì người dùng có thể dễ dàng mua hoặc bán các token.
2. Trao đổi giá trị
Ví dụ phổ biến nhất về các trường hợp sử dụng của tokenomics cũng đề cập đến việc sử dụng chúng để trao đổi giá trị. Bitcoin là một ví dụ điển hình về các trường hợp sử dụng tokenomics để đổi lấy giá trị.
Ngoài ra, các nhà phát triển còn có thể tận dụng tokenomics để khuyến khích các hoạt động gây quỹ cũng như để khởi chạy các ứng dụng phi tập trung.
3. Đóng góp cho dự án
Năm 2021, phần lớn tokenomics được sử dụng để khuyến khích các nhà đầu tư cũng như người dùng tham gia vào dự án.
4. Liquidity Mining (Farming)
Đối với các DeFi token xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây. Người dùng có thể sử dụng chúng để cung cấp thanh khoản cho các giao thức DeFi, ngược lại họ sẽ được thưởng native token của dự án.
5. Phí mạng lưới
Để thực hiện một giao dịch, người dùng cần phải trả phí cho mạng lưới, cụ thể hơn là các Validator để họ xác nhận giao dịch giúp mình. Mỗi mạng lưới blockchain sẽ có một native token riêng dùng để trả phí cho mạng lưới (thường là các dự án hoạt động trong lĩnh vực blockchain platform). Ví dụ:
- Ethereum sử dụng ETH.
- Binance Smart Chain sử dụng BNB.
- Solana sử dụng SOL.
- Polygon sử dụng MATIC.
Kết luận
Tokenomics đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của một blockchain hoặc dapp. Do đó, muốn chiến thắng thị trường crypto, nhà đầu tư cần trang bị cho mình toàn bộ kiến thức về tokenomics. Từ đó, có thể phân tích và lựa chọn các dự án tiền điện tử tốt nhất.
VIC Crypto tổng hợp