Quyền bá chủ của USD bị lung lay, thế giới đang bước gần hơn đến siêu Bitcoin hóa
Kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ trở thành siêu cường thống trị toàn cầu. Lúc đó, Mỹ và Liên Xô đã nổ ra chiến tranh lạnh nhằm sắp xếp lại trật tự thế giới. Tuy nhiên, Liên Xô lại gục ngã trước Mỹ khi mất quyền kiểm soát các quốc gia vệ tinh. Điều này thể hiện rõ nhất thời điểm Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989.
Trong những năm gần đây, quyền bá chủ của Mỹ bị thách thức bởi Trung Quốc, một quốc gia đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ kể từ khi mở cửa nền kinh tế ra thế giới.
Giờ đây, Trung Quốc dường như đã sẵn sàng chiếm đoạt quyền lực toàn cầu khi nước này tiếp tục tham gia vào BRICS khối các nền kinh tế mới nổi, với hình thức chủ nghĩa đế quốc tài chính trên toàn cầu.
Hiện tại, BRICS bao gồm 5 quốc gia: Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga và Nam Phi. Các quốc gia khác như Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê Út đang manh nha gia nhập.
Theo BRICS Julien Vercueil, chuyên nghiên cứu kinh tế các Nhà nước hậu Xô – Viết, những nền kinh tế trong khối BRICS có nhịp độ tăng trưởng tiềm tàng rất lớn trong những năm tới, có khả năng làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới trong dài hạn.
Do đó, nhiều chuyên gia dự đoán rằng trong vài thập kỷ tới, sự xuất hiện của BRICS như một giải pháp thay thế cho quyền bá chủ của Mỹ. Đồng thời khiến nền kinh tế toàn cầu phát triển theo ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Xoay trục từ thế giới tài chính đơn cực sang thế giới tài chính đa cực.
- Giai đoạn 2: Bitcoin trở thành phương tiện trao đổi và đơn vị lưu trữ giá trị của nhiều quốc gia.
- Giai đoạn 3: Bước vào thời kỳ siêu Bitcoin hóa.
Giai đoạn 1: Từ USD sang vàng
Hiện tại, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của giai đoạn 1 (tạo ra một thế giới tài chính đa cực).
Trước đó, vào những năm 1970, dưới thời Tổng thống Nixon, Ả Rập Saudi đã đồng ý định giá dầu của mình bằng USD để đổi lấy quốc phòng quân sự.
Quả thật, vào thời điểm đó, mọi quốc gia trên thế giới đều phải giữ 1 khoản USD nhất định. Do vậy, USD trở thành tiền tệ dự trữ toàn cầu. Từ đó, trái phiếu kho bạc Mỹ trở thành tài sản an toàn nhất của các nhà đầu tư. Bởi mọi người tin rằng không có khả năng Mỹ sẽ vỡ nợ vì nó có thể in tiền vô hạn.
Tuy nhiên, điều này không còn đúng với thời điểm hiện nay. Cụ thể, Trung Quốc và Nga đã mua ít trái phiếu kho bạc hơn trong thập kỷ qua. Thay vì nắm giữ nợ của Mỹ như một tài sản, họ đã tăng dự trữ vàng. Ấn Độ cũng đang tích lũy một kho dự trữ vàng.
Có vẻ như các quốc gia BRICS đang nỗ lực quay trở lại chế độ bản vị vàng. Dưới chế độ này, tiền tệ một lần nữa sẽ được chốt vào một loại hàng hóa khan hiếm mà nhiều người đã sử dụng như một phương tiện lưu trữ giá trị trong hàng nghìn năm.
Song, khả năng các quốc gia này sử dụng vàng làm phương tiện trao đổi thanh toán là khá thấp vì khó khăn trong việc vận chuyển và bảo đảm an toàn. Chính vì thế, cần 1 đơn vị thanh toán khác để thay thế.
Theo các nhà phân tích, giai đoạn đầu tiên này sẽ kéo dài không quá 20 năm nữa.
Giai đoạn 2: Sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới
Giai đoạn hai đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới. Đây là lúc sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển sang một hệ thống tiền tệ mới, hoàn toàn khác với hệ thống cũ.
Tại thời điểm này, các quốc gia không thuộc BRICS sẽ nhanh chóng chấp nhận Bitcoin vừa là phương tiện trao đổi vừa là đơn vị tài khoản lưu trữ. Khi điều này xảy ra, các quốc gia và cá nhân đã tích lũy Bitcoin trong nhiều năm sẽ trở nên cực kỳ giàu có.
Với giai đoạn 2, toàn cầu hóa sẽ không có tác động mạnh mẽ vì các nước BRICS sẽ vươn lên “nắm quyền”. Cụ thể, Tung Quốc và Nga sẽ tiến hành thương mại gần như độc quyền với các đồng minh. Đồng thời, cạnh tranh trong sản xuất vàng và đơn vị trao đổi thống trị sẽ thay đổi theo thời gian.
Giai đoạn 2 sẽ diễn ra nhanh hơn giai đoạn một, có lẽ chỉ trong vòng 10 năm.
Bitcoin có thể là “câu trả lời” cho khoản nợ tăng vọt của Mỹ
Giai đoạn 3: Siêu Bitcoin hóa
Hầu hết thế giới sẽ chuyển đổi sang tiêu chuẩn Bitcoin. Đến thời điểm này, El Salvador sẽ trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất trên trái đất.
Các quốc gia vẫn dựa trên bản vị vàng sẽ bị cô lập. Niềm tin vào hệ thống hiện tại sẽ biến mất.
Ngoài ra, mọi người sẽ nhận ra rằng so với bitcoin, vàng là một kho lưu trữ giá trị kém hơn, bởi xác minh tính xác thực của vàng khá khó khăn. Vận chuyển và bảo vệ nó thậm chí còn rắc rối hơn.
Nga, Trung Quốc và các đồng minh sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận Bitcoin làm phương tiện trao đổi và đơn vị tài khoản địa phương của họ. Giai đoạn ba cũng sẽ diễn ra nhanh chóng, trong vòng 5 đến 10 năm.
Các dự đoán trên có thể kéo dài hơn nữa. Tuy nhiên, điều chắc chắn là thế giới của chúng ta đang thay đổi một cách chóng mặt. Hệ thống tiền tệ đang dần lụi tàn. Điều này được phản ánh trong cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện nay.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Chính quyền Mỹ vừa "chốt lời" hơn 9.800 Bitcoin, dự định thanh lý thêm 41.000 BTC nữa
Bitcoin vượt trội so với hàng hóa, dấu hiệu cho thấy 'siêu chu kỳ' BTC đang diễn ra