Bitcoin có thể là “câu trả lời” cho khoản nợ tăng vọt của Mỹ
Vào ngày 19/01, trần nợ công của Mỹ đạt giới hạn 31,4 nghìn tỷ USD khiến chính phủ buộc phải thực hiện “các biện pháp đặc biệt” để tránh tình trạng vỡ nợ. Và Bitcoin chính là giải pháp thay thế cho hệ thống fiat hiện tại.
Trần nợ của Mỹ
Mức trần nợ là giới hạn về tổng số tiền mà chính phủ có thể vay thông qua tín phiếu và trái phiếu để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình. Quốc hội Mỹ đã thiết lập trần nợ vào năm 1917 để kiềm chế việc các cơ quan chính phủ chi tiêu thiếu kiểm soát.
Việc nâng trần nợ là vấn đề chính trị cố hữu, nhất là khi đảng Dân chủ và Cộng hòa chia nhau nắm quyền. Khi đó, một bên cố gắng sử dụng mối đe dọa vỡ nợ để buộc bên kia chấp nhận cắt giảm ngân sách.
Vào năm 2011, các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện đã bỏ phiếu bác bỏ dự luật tăng mức trần nợ trừ khi chính phủ cắt giảm chi tiêu hàng năm. Việc này đẩy Mỹ tiến rất gần đến tình trạng vỡ nợ tới mức xếp hạng tín dụng của nước này bị hạ cấp. Tổng thống Barack Obama đã đồng ý cắt giảm mạnh chi tiêu để giải quyết tình trạng đó.
Đến nay, Mỹ lại tiếp tục chạm trần nợ, do đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ cắt giảm thuế và tăng chi tiêu chính phủ.
Trước vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Janet Yellen dự định phát hành khoảng 335 tỷ USD trái phiếu ngắn hạn để duy trì hoạt động của chính phủ.
Biểu đồ dưới đây cho thấy các khoản nợ của chính phủ Mỹ vượt xa Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), buộc nước này phải huy động thêm nguồn vốn thông qua việc bán Trái phiếu kho bạc. Tuy nhiên, Đạo luật Trái phiếu Tự do Thứ hai (1917) ngăn cản việc bán Trái phiếu Kho bạc sau khi đạt giới hạn trần nợ.
Điều gì xảy ra nếu chính phủ Mỹ vỡ nợ?
Nếu vỡ nợ, chính phủ sẽ buộc phải lựa chọn thanh toán hóa đơn của mình theo mức độ ưu tiên mà không thể vay thêm. Một kịch bản như vậy có thể ngay lập tức đẩy Mỹ vào suy thoái.
Gregory Daco, nhà kinh tế trưởng tại công ty tư vấn chiến lược toàn cầu EY Parthenon, đã ước tính rằng nếu tình hình vẫn tiếp diễn thì sản lượng kinh tế Mỹ có thể sụt giảm 5%. Ông cho rằng sự sụt giảm như vậy sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế vốn đã được dự đoán sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm nay.
Các chuyên gia tài chính phi đảng phái tại Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội cảnh báo không phải chỉ vỡ nợ mà ngay cả nguy cơ vỡ nợ cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe tài chính của quốc gia, cản trở khả năng của chính phủ trong việc tài trợ cho các hoạt động như quốc phòng, chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội...
Các nhà kinh tế của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã ước tính rằng việc chạm trần nợ sẽ ngay lập tức khiến khoảng 1/10 hoạt động kinh tế của Mỹ đình trệ. Theo tổ chức tư vấn Third Way, vỡ nợ có thể khiến 3 triệu người mất việc.
Đối với thị trường toàn cầu, việc Mỹ vỡ nợ có thể sẽ tàn phá thị trường tài chính toàn cầu.
Độ tin cậy chứng khoán của kho bạc Mỹ từ lâu đã thúc đẩy nhu cầu đối với đồng USD, góp phần nâng cao giá trị và vị thế của đồng tiền này. Bất kỳ tác động nào đến niềm tin vào nền kinh tế Mỹ, cho dù là vỡ nợ hay nguy cơ vỡ nợ, đều có thể khiến các nhà đầu tư bán trái phiếu kho bạc Mỹ và do đó làm suy yếu đồng USD.
Hơn một nửa dự trữ ngoại tệ của thế giới là bằng USD, thế nên khi giá trị của đồng tiền này giảm đột ngột có thể ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu toàn cầu. Đối với các quốc gia đang nợ nước ngoài, đồng USD yếu hơn có thể khiến các khoản nợ bằng các loại tiền tệ khác trở nên đắt hơn và có nguy cơ đẩy một số nền kinh tế mới nổi vào khủng hoảng nợ.
Mặc dù vẫn có nhiều nhà xuất khẩu Mỹ có thể hưởng lợi từ việc đồng USD giảm giá nhưng chính các công ty này cũng sẽ chịu chi phí vay cao hơn do lãi suất tăng. Sự bất ổn của đồng USD cũng có thể mang lại lợi ích cho các đối thủ kinh tế của Washington.
Hiệu suất bitcoin
Một câu hỏi được đặt ra là: “Các cuộc khủng hoảng trần nợ kích hoạt hiệu suất giá Bitcoin tích cực hay tiêu cực?”
Hiệu suất trong ngày của Bitcoin vào ngày giới hạn trần nợ.
Theo biểu bảng trên, không có câu trả lời tuyệt đối. Trong số 13 ngày chạm trần nợ, 7 ngày mang lại lợi nhuận tích cực, với ngày 17/10/2013, mang lại hiệu suất tốt nhất với mức tăng 3,12%.
Tuy nhiên, không có sự kiện nào trong số này xảy ra ở điều kiện kinh tế khắc nghiệt, bao gồm lãi suất cao và môi trường lạm phát.
Hiện tại, Mỹ đang đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan khi giải pháp khả thi duy nhất là mở rộng giới hạn trần, như nước này đã từng làm trong quá khứ.
Nhìn vào biểu đồ bên dưới, việc gia hạn chỉ dẫn đến chính phủ phụ thuộc nhiều hơn vào nợ, làm trầm trọng thêm vấn đề và không bao giờ có thể trả hết nợ.
Bỏ qua hiệu suất trong ngày, những người ủng hộ Bitcoin lập luận rằng BTC là giải pháp khả thi để giải quyết nợ nần chồng chất, vì đồng coin này không phụ thuộc vào việc mở rộng tiền tệ hoặc sự kiểm soát chính trị và nhà nước.
Ví dụ, vào ngày 07/10/2021, khi Thượng viện thông qua mức tăng trần 480 tỷ USD, Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis cho biết sự nguy hiểm của việc quản lý nợ thiếu trách nhiệm sẽ gây ra những hậu quả, bao gồm cả việc phá giá đồng tiền.
“Trong trường hợp bất ngờ xảy ra, tôi muốn đảm bảo rằng các loại tiền tệ phi pháp định, không do chính phủ phát hành, không phụ thuộc vào các cuộc bầu cử chính trị có thể phát triển và cho phép mọi người tiết kiệm."
Do đó, có khá nhiều đề xuất sử dụng Bitcoin để giải quyết vấn đề nợ, bao gồm phát hành trái phiếu bằng BTC thay vì đồng đô la, cho phép chính phủ huy động vốn mà không tăng trần nợ.
Tương tự, việc kết hợp BTC vào chính sách tiền tệ trong mô hình kết hợp sẽ bù đắp tác động của việc mất sức mua do mở rộng.
Tiền pháp định cam chịu lạm phát
Vấn đề cơ bản với tiền pháp định là nó phụ thuộc vào sự tăng trưởng vĩnh viễn. Điều này đồng nghĩa với việc hệ thống phải tiếp tục in để giữ cho Ponzi tồn tại. Mất giá tiền tệ hoặc giảm sức mạnh chi tiêu xảy ra khi cung tiền tăng mà không có sự gia tăng tương ứng trong sản lượng kinh tế.
Biểu đồ bên dưới cho thấy nguồn cung tiền M3 tăng đáng kể kể từ năm 2001. Cuộc khủng hoảng covid đã thúc đẩy mức tăng gần như thẳng đứng, sau đó giảm dần, đạt đỉnh 21,7 nghìn tỷ USD vào tháng 2/2022. 40% số đồng đô la tồn tại được tạo ra trong Giai đoạn này.
Kể từ đó, việc chuyển sang thắt chặt định lượng gần đây đã dẫn đến xu hướng giảm cung tiền M3. Nhưng, chắc chắn, Fed sẽ phải bật máy in trở lại để kích thích hoạt động kinh tế.
*Cung tiền M3 là các tài sản có thanh khoản thấp nhất trong các thành phần cung tiền (hay chuẩn tiền tệ), thường là các tài sản tài chính của các tổ chức tài chính và tập đoàn lớn.
Dữ liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ St. Louis Fed cho thấy sản lượng kinh tế tăng 13% từ quý I/2020 đến quý I/2022 – thấp hơn nhiều so với mức tăng cung tiền M3.
Chủ tịch MicroStrategy Michael Saylor gọi Bitcoin là tài sản khan hiếm nhất trên hành tinh này. Lý luận của ông rút ra từ nguồn cung cố định 21 triệu token, có nghĩa là đồng tiền điện tử BTC không thể bị hạ giá, khác biệt với USD.
Về lý thuyết, khi nguồn cung tiền M3 tăng lên, giá BTC tính bằng đô la sẽ tăng lên khi giá đồng đô la giảm, tức là cần nhiều đô la hơn để mua cùng một BTC.
Tuy nhiên, trên thực tế, các nhà lập pháp thường cảnh giác với tiền điện tử. Ví dụ, bà Yellen đã nhiều lần công khai chống đối tiền điện tử. Gần đây nhất, bà kêu gọi “giám sát chặt chẽ hơn” sau sự sụp đổ của FTX.
Do đó, việc chính phủ Mỹ chấp nhận BTC khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu tiếp tục duy trì và tích lũy thêm nợ, quyền bá chủ của đồng đô la sẽ bị soán ngôi.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Mỹ đang bí mật tích trữ hàng tỷ USD Bitcoin: Số tiền này sẽ đi về đâu?
DCG bán cổ phần để hoàn trả khoản nợ 3 tỷ USD
Celsius lên kế hoạch phát hành token mới nhằm hoàn trả các khoản nợ