Mỹ đang bí mật tích trữ hàng tỷ USD Bitcoin: Số tiền này sẽ đi về đâu?
Hiện tại, Mỹ là quốc gia có số lượng Bitcoin cao nhất theo thời gian với 50.676 Bitcoin và 33% hoạt động khai thác. Mặc dù, Mỹ đã cố gắng giữ bí mật con số đang nắm giữ, nhưng các dữ liệu vẫn bị phanh phui. Ngoài ra, quốc gia này còn tiếp tục làm đầy kho dự trữ Bitcoin của mình.
Cụ thể, chính phủ Mỹ phần lớn sử dụng các công cụ chống tội phạm lỗi thời để theo dõi và thu giữ các đồng tiền điện tử với công nghệ mới, vốn được thiết kế để trốn tránh cơ quan thực thi pháp luật.
Có ba điểm nối chính trong dòng chảy Bitcoin và các loại tiền điện tử khác trong hệ thống tư pháp hình sự ở Mỹ:
- Giai đoạn đầu là khám xét và thu giữ.
- Giai đoạn 2, thanh lý tiền điện tử bị lấy cắp.
- Giai đoạn 3, triển khai tiền thu được từ việc bán số tiền điện tử đó.
Trong những năm gần đây, chính phủ Mỹ đã thu được số lượng tiền điện tử kỷ lục. Năm 2019, có khoảng 700.000 USD tiền điện tử được thu giữ. Năm 2020, con số này lên tới 137 triệu USD. Năm 2021, Mỹ thu được 1,2 tỷ USD. Và cho đến nay, con số vẫn tiếp tục tăng lên.
Chưa kể việc các sàn giao dịch đóng cửa và chính phủ nhận được các khoản tài trợ. Điển hình như cựu CEO FTX, Sam bankman-Fried trước đó đã tài trợ cho Đảng Dân chủ 40 triệu USD.
Đáng chú ý, khi tội phạm mạng tăng lên cùng với khối lượng giao dịch cao hơn, kho tiền điện tử của Mỹ dự kiến sẽ còn phình to hơn nữa.
Tiền đi về đâu?
Sau khi một vụ án được khép lại và tiền điện tử đã được chuyển đổi để lấy tiền mặt (thông qua các cuộc bán đấu giá với giá trị token thấp hơn giá thị trường), các cơ quan liên bang sẽ phân chia số tiền này. Số tiền thu được thường được gửi vào một trong hai tài khoản: Quỹ tịch thu tài sản của kho bạc hoặc Quỹ tịch thu tài sản của Bộ Tư pháp.
Sau khi được chuyển vào một trong hai quỹ này, tiền điện tử được thanh lý sau đó có thể được đưa vào nhiều mục khác nhau.
Ví dụ, Nghị viện có thể hủy bỏ số tiền và cấp tiền mặt cho các dự án khác. Các cơ quan cần dùng một phần số tiền trong quỹ trên cho các dự án của mình có thể gửi đề nghị lên Văn phòng điều hành ngân khố để cơ quan này xem xét. Không phải năm nào các đề nghị này cũng được đáp ứng bởi có có những năm, Nghị viện sẽ quyết định hủy bỏ tất cả tiền điện tử ra khỏi tài khoản.
Tương lai sẽ như thế nào?
Không thể tránh khỏi việc các chính phủ trên thế giới tăng lượng tài sản tiền điện tử mà họ nắm giữ.
- Thứ nhất, với tư cách là khoản đầu tư
- Thứ hai, để có tiếng nói và quyền kiểm soát thế giới tiền điện tử.
Do đó, các chính phủ đang tích cực tích lũy và đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ giúp họ giám sát thế giới tiền điện tử. Tuy nhiên, điều này lại có nguy cơ làm cho việc phân cấp trở nên tập trung hơn vì lợi ích an ninh quốc gia.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Binance tiếp tục bị chính quyền Mỹ điều tra
Bộ Tư pháp Mỹ tịch thu hàng triệu cổ phiếu Robinhood liên quan đến vụ tranh chấp với FTX
Cuộc chiến giữa các cường quốc: Mỹ manh nha tạo stablecoin để “đấu” lại e-CNY của Trung Quốc