banner
banner
Background VIC News
Thứ năm, 16/06/2022, 18:47 (GMT + 7)
Thứ năm, 16/06/2022, 18:47 (GMT + 7)

Phân tích on-chain là gì? Tại sao cần phân tích onchain?

Phần lớn các loại tiền điện tử có sẵn trên thị trường ngày nay sử dụng các blockchain công khai để xác minh và ghi lại dữ liệu. Do đó, dữ liệu có sẵn “onchain - trên chuỗi” để mọi người có thể xem vào bất cứ thời điểm nào và ở bất cứ đâu.
Mục lục bài viết
  1. Các công cụ onchain mà bạn có thể sử dụng
  2. Chuyển động của Bitcoin
  3. Hợp đồng thông minh và dòng tiền thông minh
  4. Dữ liệu về các dự án cụ thể
  5. Thông tin chi tiết về NFT

Phân tích on-chain đề cập đến phương pháp sử dụng thông tin trên blockchain để đánh giá thị trường. Cụ thể hơn, nó liên quan đến việc xem xét giữ liệu giao dịch và số dư các ví. Đây là những thông tin hữu ích khi ra quyết định đầu tư vì nếu một đồng tiền điện tử không được giao dịch bởi bất cứ ai và phần lớn nguồn cung lưu hành của nó được kiểm soát bởi một số ít người nắm giữ lớn, được gọi là các cá voi, thì có lẽ không phải là một ý kiến hay khi đầu tư vào canh bạc đó.

Các công cụ onchain mà bạn có thể sử dụng

Các công cụ khám phá blockchain – ‘’explorer” như Etherscan cho Ethereum và SnowTrace cho Avalanche cho phép bạn tra cứu bất kỳ địa chỉ ví hoặc hợp đồng thông minh nào. Nhưng họ không tổng hợp dữ liệu hoặc cung cấp các công cụ để hiệu về các đặc tính của tập dữ liệu khổng lồ đang tồn tại.

Để giải quyết vấn đề đó, vô số nền tảng đã xuất hiện để cung cấp các biểu đồ và các trang tổng quan sâu sắc để giúp người dùng hình dung tốt hơn dữ liệu blockchain và theo dõi chuyển động dòng tiền.

Nhiều nền tảng phân tích onchain này miễn phí hoặc ít nhất là cung cấp nhiều tính năng miễn phí. Một số nền tảng phân tích onchain phổ biến:

Nhưng phân tích theo chuỗi không cho biết bạn nên làm gì. Bạn phải đưa ra chiến lược dựa trên thông tin có sẵn. Dưới đây là một số gợi ý về cách tận dụng tối đa kết xuất dữ liệu blockchain.

Chuyển động của Bitcoin

Bitcoin là tiền điện tử đầu tiên trên thế giới và có vốn hóa lớn nhất thị trường. Do đó, các biến động giá của Bitcoin thường có thể gây ra các hiệu ứng domino trên toàn bộ phần còn lại của thị trường; nghĩa là nếu giá bitcoin tăng thì các đồng tiền điện tử khác cũng vậy và ngược lại. Do đó, nhiều nhà đầu tư thường theo dõi chặt chẽ hoạt động trên chuỗi của bitcoin.

Glassnode cung cấp các số liệu chi tiết cao cho dữ liệu Bitcoin trên chuỗi, chẳng hạn như động thái của các cá voi bitcoin, mối quan tâm mở trong thị trường giao dịch tương lai, độ khó đào và vốn hóa thị trường thực tế. Một số chỉ số miễn phí cho người dùng đã đăng ký trong khi một số chỉ số khác yêu cầu trả phí để có thể được sử dụng.

Biểu đồ số lượng ví Bitcoin (Glasnode)

Một số chỉ số cải thiện dựa trên những chỉ số hiện có và đại diện cho sự kết hợp của các điểm dữ liệu khác nhau có thể rất hữu ích cho việc xác định xu hướng thị trường dài hạn.

Khái niệm CDD (Coin Days Destroyed – số ngày đồng coin bị phá hủy) được đưa ra vào năm 2011 bởi một người dùng trên diễn đàn Bitcointalk “ByteCoin” như một sự thay thế tốt hơn cho số liệu Khối lượng giao dịch khi không tính đến các dữ liệu xảy ra khi một địa chỉ di chuyển xunh quanh một đồng coin nhiều lần. CDD đưa ra hệ số lớn hơn cho số ngày mà một đồng xu đã được giữa, vì vậy ai đó nhận được 01 BTC vào mười ngày trước thì có cùng hệ số với người vừa chuyển 10 BTC vào một ngày trước đó. Điều đó có thể cung cấp cho chúng ta thông tin chi tiết về hành vi của các Hodler.

"Khi chúng tôi nghiên cứu dữ liệu 1 năm của Bitcoin, có thể thấy rõ hành vi chi tiêu được thể hiện qua CDD. Trong một khoảng thời gian ngắn, bất cứ chuyển động đi xuống nào chỉ là sự nhiễu sóng. Nhìn tổng quát, hầu hết các Holder tiếp tục nắm giữ, và các nhà giao dịch ngắn hạn tiếp tục mất những đồng coin của họ."

Mặc dù Glassnode cung cấp một số biểu đồ cho Ethereum, nhưng phần lớn biểu đồ theo dõi Bitcoin. Đối với hoạt động hợp đồng thông minh, chẳng hạn như phân tích trên chuỗi về tài chính phi tập trung (Defi) hoặc các mã thông báo không thể thay thế (NFT), bạn sẽ cần phải chuyển sang nền tảng khác.

Hợp đồng thông minh và dòng tiền thông minh

Trong tài chính truyền thống, “tiền thông minh” đề cấp đến bất kỳ nguồn vốn nào được kiểm soát bởi các nhà đầu tư, tổ chức và quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Thuật ngữ này cũng đã được đưa vào kho từ vựng Defi, nơi nó đề cập đến các tổ chức như quỹ đầu tư mạo hiểm tiền điện tử hoặc các cá voi (những người nắm giữ một lượng lớn tiền điện tử tương ứng).

Nansen là một địa chỉ theo dõi tiền thông minh chảy vào và ra. Nền tảng này đã gắn nhãn hơn 100 triệu ví cá nhân để chúng không xuất hiện dưới dạng 0x123456 mà là “3 Arrow Capital”, v.v… Nó cung cấp các tính năng miễn phí bao gồm “Những hợp đồng thông minh Defi nổi tiếng”, cho phép bạn theo dõi những dự án mà ai cũng biết là ai đang bận rộn với những việc gì, chẳng hạn như nhóm thanh khoản trên Avalanche như hình dưới.

Trang chính của Nansen.ai

Dữ liệu về các dự án cụ thể

Nếu bạn đang tìm kiếm dữ liệu liên quan đến một dự án Defi hoặc NFT cụ thể, bạn có thể tìm thấy dữ liệu đó trên Dune Analytics, một nền tảng miễn phí muốn trở thành GitHub của Web3.

Chỉ cần nhập dự án NFT hoặc giao thức Defi mà bạn muốn biết vào thanh tìm kiếm. Bạn cũng có thể thử thẻ “Khám phá” để xem các trang tổng quan phổ biến nhất, chẳng hạn như hoạt động Aave v3 trên Optimism (một hệ thống layer 2 mở rộng).

Tổng giá trị tiền gửi theo từng loại trên Aave V3 Optimism (Dune.xyz)

Dune có một số trang tổng quan tương tự như tính năng theo dõi dòng tiền thông minh của Nansen. Ví dụ, bạn có thể xem những người sở hữu bộ sưu tập NFT đắt nhất. Nhưng bạn sẽ cần tìm kiếm từng trang tổng quan như vậy.

Thông tin chi tiết về NFT

Xu hướng nóng trước đây của NFT cũng đã dẫn đến một loạt các công cụ phân tích trên chuỗi tập trung đặt biệt vào thị trường NFT.

CryptoSlam cung cấp khối lượng bán hàng NFT, trong khi Icy.Tools cho phép bạn xem dữ liệu bán hàng theo thời gian thực.

Vì giá của các mặt hàng trong bộ sưu tập NFT thường được xác định bởi độ hiếm của chúng, nên các nhà giao dịch sử dụng các công cụ như Rarity.tools và LuckyTrader để hiểu về độ hiếm của một mặt hàng riêng lẻ nằm ở đâu trong bộ sưu tập.

BlockProbe là một ví dụ về nền tảng có tính năng Deal Spotter, cho người dùng biết khi nào một NFT cụ thể đang bán với giá hời dựa trên dữ liệu của bộ sưu tập.

Đối với phân tích toàn cảnh, một nguồn đặc biệt phổ biến là trang tổng quan của Dune về hoạt động OpenSea. Các nhà giao dịch NFT sử dụng bảng điều khiển này để đánh giá tâm lý và khối lượng hàng ngày.

 

 


Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và người tham gia phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với khoản đầu tư của mình. 

Follow us: Fanpage | Group FB | Group chat | Channel Analytics | Channel NFT Youtube 



Mục Lục Bài Viết
  1. Các công cụ onchain mà bạn có thể sử dụng
  2. Chuyển động của Bitcoin
  3. Hợp đồng thông minh và dòng tiền thông minh
  4. Dữ liệu về các dự án cụ thể
  5. Thông tin chi tiết về NFT

Làm chủ vũ trụ tiền điện tử: Những hiểu biết cần thiết để “sống sót” trong thị trường tài sản kỹ thuật số

Cho dù bạn là một nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm hay “tay mơ” mới vào thị trường crypto, bài viết này....
4 tháng trước Kiến thức cơ bản

Siêu dữ liệu (Metadata) là gì? Tổng quan về siêu dữ liệu trong giao dịch blockchain

Siêu dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong blockchain, cung cấp thêm dữ liệu đi kèm, ngoài thông tin chung được tạo....
5 tháng trước Kiến thức cơ bản

BNB Chain là gì và hoạt động như thế nào?

BNB Chain thực sự là gì và liệu Binance có nắm quyền kiểm soát hệ sinh thái này hay không?
7 tháng trước Kiến thức cơ bản

Các bot giao dịch tiền điện tử là gì và chúng được sử dụng như thế nào?

Trong giao dịch tiền điện tử, bot đã nổi lên như một công cụ mạnh mẽ để tự động hóa và tối ưu....
7 tháng trước Kiến thức cơ bản

OP Stack là gì? Tổng quan các dự án trong hệ sinh thái Op Stack

OP Stack chính là một “vụ cá cược” khéo léo của toàn bộ cộng đồng Ethereum và Optimism khi tương lai của blockchain....
7 tháng trước Kiến thức cơ bản