Nhận diện một kế hoạch Pump-and-dump (bơm và xả) tiền điện tử
Pump-and-dump trong tiền điện tử là một trò gian lận được dàn dựng với mục đích đánh lừa các nhà đầu tư mua các mã thông báo với dấu hiệu tăng giả - thường được marketing và thổi phồng bằng cách trả tiền cho những người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng xã hội.
Mã thông báo SafeMoon là một trong những ví dụ nổi bật nhất về một kế hoạch bơm và xả. Vụ này đã bị cáo buộc liên quan đến những người nổi tiếng hạng A, bao gồm Nick Carter, Soulja Boy, Lil Yachty và YouTuber Jake Paul và Ben Phillips.
Khi các nhà đầu tư đã mua mã thông báo với giá tăng cao, những người sở hữu số mã thông báo lớn nhất sẽ bán hết, dẫn đến giá của mã thông báo giảm ngay lập tức. Trong khi những kẻ lừa đảo ngụy trang các kế hoạch pump-and-dump với lý do tạo ra hàng loạt triệu phú tiền điện tử tiếp theo, các nhà đầu tư có kinh nghiệm có lợi thế hơn trong việc xác định và tránh tham gia vào những dự án như thế.
Các kế hoạch Pump-and-dump thường đi kèm với những lời hứa hão huyền xoay quanh ba vấn đề: tính ứng dụng, đảm bảo lợi nhuận đột phá và sự hậu thuẫn không ràng buộc từ những người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng.
Sự thành công lâu dài của tiền điện tử phụ thuộc nhiều vào tính năng thiết thực của dự án, tính ứng dụng càng cao thì khả năng thành công của dự án càng cao. Do đó, những dự án này thường đề ra các mục tiêu công nghệ rất nổi bật. Ngoài ra, các kế hoạch như vậy thường thu hút những người nổi tiếng bằng cách trả trước bằng tiền mặt và mã thông báo nội bộ của dự án.
Những người này sau đó sẽ quảng cáo các mã thông báo lừa đảo đó cho những người hâm mộ tin tưởng họ, thường với những hứa hẹn về lợi nhuận đầu tư cao. Trong trường hợp của SafeMoon, những người nổi tiếng đã bị buộc tội kéo giá ảo với mục đích thu hút các nhà đầu tư nhỏ vào tạo thanh khoản cho số cổ phần bán tháo.
Binance, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất về khối lượng giao dịch, cũng cảnh báo các nhà đầu tư nên tham khảo lời khuyên đầu tư từ những người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng.
Superstars ≠ crypto experts.
— Binance (@binance) February 7, 2022
Music artist @JBALVIN says “do your own research”.
On 2.13 when big names try to give you crypto advice — 🚨 sound #CryptoCelebAlert and grab 1/2222 NFTs of basketball star @JimmyButler!
Learn more ⬇️https://t.co/3rC7r0uJ8M pic.twitter.com/Hml8AN2aEs
Trong chu kỳ tăng giá tiếp theo, các nhà đầu tư truyền thống và tiền điện tử trên toàn cầu sẽ nỗ lực thu hồi các khoản lỗ từ thị trường gấu đang diễn ra. Biết được thông tin này, những kẻ lừa đảo sẽ cố gắng và tìm cơ hội để lừa các nhà đầu tư thiếu thận trọng bằng cách trình bày các khoản lợi nhuận không thực tế. Do đó, tích lũy kiến thức để tự bảo vệ an toàn cho danh mục đầu tư của bản thân là điều cần thiết.
Elon Musk gần đây đã bị nữ doanh nhân tỷ phú nổi tiếng người Nam Phi Magda Wierzycka buộc tội thao túng giá tiền điện tử.
Wierzycka tin rằng hoạt động truyền thông xã hội của Musk có tác động đối với giá Bitcoin (BTC) nên khiến ông ta trở thành đối tượng điều tra của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ. Cô ấy tin rằng Musk cố ý bơm giá Bitcoin lên thông qua các tweet, bao gồm cả những tweet đề cập đến việc mua 1,5 tỷ USD BTC của Tesla, sau đó “bán một phần lớn số tiền mà anh ấy sở hữu ở thời điểm đỉnh cao”.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Volume là gì? Tìm hiểu chiến lược đầu tư theo dòng tiền
Bear trap là gì? Làm thế nào để tránh mắc “bẫy giảm giá”?
Ponzi là gì? Các dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi
Barts là gì? Mẹo sống sót khi thị trường giao dịch với mô hình Barts