Ngân hàng của giới nhà giàu First Republic (Mỹ) đang trên bờ vực phá sản, Bitcon sẽ đi về đâu?
First Republic Bank lung lay chờ ngày sụp đổ
Sau khi Silvergate và Signature Bank sụp đổ, First Republic Bank (FRC) hiện phải đối mặt với số phận tương tự khi chỉ còn lại những lựa chọn hạn chế để xoay chuyển tình thế kinh doanh.
Với nỗi sợ hãi lan rộng khắp Hoa Kỳ, khách hàng đã vội vã rút hơn 100 tỷ USD ra khỏi ngân hàng chỉ trong 1 tháng. Điều này ngầm cảnh báo FRC có thể sớm trở thành ngân hàng lớn thứ ba phá sản trong năm nay.
Hiện tại, tỷ trọng tiền gửi không thuộc diện bảo hiểm thuộc ngân hàng này, vốn cao hơn so với ở các ngân hàng đối thủ, đã giảm từ 68% xuống còn 27% (không bao gồm 30 tỷ USD tiền gửi của các ngân hàng lớn); cổ phiếu của ngân hàng cũng giảm tới 50%.
Theo các tuyên bố gần đây do tổ chức tài chính đưa ra, First Republic Bank đang cố gắng bán công cụ nợ từ 50 tỷ đến 100 tỷ USD như một phần trong “các lựa chọn chiến lược” của mình để giải quyết dòng vốn chảy ra ồ ạt.
Tuy nhiên, Nhà Trắng vẫn lo ngại liệu họ có đủ khả năng để tìm cách thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán hay không, vì báo cáo của Financial Times lưu ý rằng các quan chức từ Chính quyền Biden, Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính đã gặp gỡ các giám đốc điều hành hàng đầu của ngân hàng trong vài ngày qua.
SCOOP (2/2) poised last week to take over FRC just before its earnings announcement crushed shares. More at 345pm @FoxBusiness @LizClaman
— Charles Gasparino (@CGasparino) April 25, 2023
Hơn nữa, chính phủ đang manh nha tiếp quản ngân hàng thông qua quá trình “tiếp nhận” - tương tự như phá sản trong khu vực tư nhân - sau khi ngân hàng đã sử dụng hết mọi giải pháp thay thế bao gồm bán tài sản và tìm người mua.
“Quan chức tại các ngân hàng lớn tin rằng Fed đã sẵn sàng tiếp quản FRC vào tuần trước ngay khi ngân hàng công bố báo cáo doanh thu”.
Được biết, First Republic Bank là một trong những ngân hàng uy tín và chất lượng hàng đầu tại California, Mỹ. Đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là những người giàu có và quyền lực, được cho là bao gồm cả CEO của Meta Platforms, Mark Zuckerberg. Ngân hàng này cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ưu việt như cho vay mua nhà, tài khoản tiết kiệm với lãi suất cao, và tư vấn đầu tư tài chính từ các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao.
Nếu First Republic Bank phá sản như SVB hay Signature Bank, các khách hàng gửi tiền có thể không lấy lại được toàn bộ số tiền của họ. Nguyên nhân là hầu hết số tiền gửi của ngân hàng này không được bảo hiểm tương tự như SVB và Signature Bank. Đồng nghĩa với việc có nhiều khoản tiền gửi tại First Republic Bank vượt quá giới hạn 250.000 USD mà Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đặt ra.
Chứng khoán FRC giảm trong khi giá Bitcoin tăng
Trước tin tức này, cổ phiếu của FRC đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất mọi thời đại trong phiên giao dịch ngày 25/04. Hơn 49% giá cổ phiếu đã bị xóa sạch, nâng tổng thiệt hại trong năm lên hơn 90%. Giá mỗi cổ phiếu chạm mức thấp nhất mọi thời đại là 8,10 USD. Điều này làm nảy sinh những lo ngại về sự biến động của thị trường chứng khoán cũng như thị trường tiền điện tử.
Trong khi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đưa ra phản ứng trái chiều trước tin tức, thì Bitcoin lại có phản ứng tích cực. Do giá Bitcoin tăng chóng mặt trong cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ vừa qua, những người tham gia thị trường và cộng đồng tiền điện tử mong đợi một xu hướng tương tự trong trường hợp gã khổng lồ ngân hàng thất bại.
Trong vài ngày qua, Bitcoin đã giảm từ 30.000 USD xuống còn 26.000 USD. Nhưng với tin tức về một vụ sụp đổ ngân hàng khác, Bitcoin có thể được cộng đồng để ý và xem đó là giải pháp thay thế xứng đáng cho ngành ngân hàng.
Trên thực tế, điều này đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tăng giá của Bitcoin khi Silvergate và Signature Bank – hai tổ chức thân thiện với tiền điện tử – đã thất bại thảm hại.
Tại thời điểm viết bài, BTC đang giao dịch quanh mức 28.356 USD, tăng gần 4% trong 24 giờ qua.
Biểu đồ nến biến động giá cặp giao dịch BTC/USDT.
Giá BTC hiện tại
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Khủng hoảng ngân hàng ở Trung Quốc đang ngày càng trầm trọng: Thị trường tiền điện tử sẽ đi về đâu?
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm 2023