Lý do khiến stablecoin liên tục mất chốt
Năm nay là một trong những năm khó khăn nhất đối với thị trường tiền điện tử. Thị trường Gấu đã “xuống tay” với tất cả các đồng coin trên thị trường, stablecoin cũng không ngoại lệ.
Cụ thể, USTC (trước đây là stablecoin của Terraform Labs) đã mất chốt (Depeg) vào tháng 5, gây áp lực giảm giá nặng nề đối với các tài sản blockchain khác.
Ngay cả stablecoin thuật toán của Tron blockchain, USDD, cũng đang phải vận lộn để duy trì tỷ giá với đồng đô la. Vào ngày 19/06/2022, USDD đã giảm xuống còn 0,93 USD và kể từ ngày 27/11, đồng stablecoin này không thể quay lại giao dịch ở mức 1 USD.
Đáng chú ý, không chỉ các stablecoin thuật toán bị ảnh hưởng tiêu cực trong năm nay. USDT cũng không nằm ngoài “móng vuốt” của thị trường gấu. Mặc dù USDT là tài sản stablecoin chính trên thị trường tiền điện tử, nhưng cũng phải đối mặt với những ngày ảm đạm trong năm nay khi rời khỏi mốc 1 USD.
Ngoài ra, những “gã khổng lồ” stablecoin USDC và BUSD cũng không khấm khá hơn là bao. Tại thời điểm viết bài, cả 2 stablecoin trên đều đang giao dịch ở mức 0,99 USD.
De-peg là gì? Tại sao de-peg lại trở thành “bóng ma” ám ảnh thị trường tiền điện tử?
Điều gì đã khiến stablecoin liên tục bị mất chốt?
Sự suy giảm của các stablecoin thuật toán
Đầu tiên, chúng ta cần phân tích sự suy giảm của các stablecoin thuật toán – “kẻ gây rối” nhất trên thị trường tiền điện tử. Những stablecoin này không sử dụng tài sản làm tài sản thế chấp để duy trì tỷ giá cố định với đồng đô la. Bởi chúng được điều khiển bởi các thuật toán và được thiết kế để mở rộng hoặc thu hẹp tổng nguồn cung lưu thông. Đồng thời, duy trì sự ổn định theo điều kiện thị trường.
Vấn đề lớn đối với các stablecoin này là đôi khi thuật toán bị lỗi hoặc cấu hình sai sẽ gây ra biến động giá, từ đó khiến đồng coin mất chốt.
Ví dụ, trong trường hợp của USTC, hệ sinh thái Terraform Labs đã phạm sai lầm khi khai thác các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá do tính thanh khoản thấp của Curve (CRV) để trì tỷ giá cố định với đồng đô la.
Ngoài ra, vào tháng 5, dự án DeFi Anchor, một giao thức cho phép người dùng gửi USTC để kiếm phần thưởng, đã giảm lợi suất từ 20% xuống chỉ còn 4%. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư ngạc nhiên và họ quyết định rút UST ra khỏi Anchor và bán nó trên thị trường.
Kết quả là trong một thời gian ngắn, USTC đã mất giá trị cố định và khiến các nhà đầu tư mất trắng.
Quản lý yếu kém
Các stablecoin như Dai, USDT, USDC và BUSD cần được quản lý một cách chuyên nghiệp để chúng không bị mất giá trị so với đồng đô la.
Ví dụ, Dai, stablecoin của MakerDAO, có một đề xuất đặc biệt tốt về tính phi tập trung và được đảm bảo tính ngang bằng với tiền điện tử. Tuy nhiên, trong thời kỳ khủng hoảng thị trường, với việc giá tiền điện tử giảm, nếu Dai không có một khoản dự trữ tốt, stablecoin này có thể mất giá trị so với đồng đô la. Và điều đó đã xảy ra.
Mặt khác, các loại stablecoin tập trung, chẳng hạn như USDC và USDT, nên có một khoản dự trữ để kịp thời xoay sở khi thị trường biến động.
Trong sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra và FTX , hai vụ bê bối lớn về tiền điện tử vào năm 2022, USDT đã không thể giữ ổn định và việc bán tháo stablecoin trên thị trường đã khiến USDT mất chốt.
Kết luận
Về lý thuyết, việc stablecoin mất chốt là điều khó có thể xảy ra. Bởi đồng coin này được tạo ra để mang lại sự an toàn trong thời kỳ thị trường hoảng loạn và trấn an tâm lý của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế, có thể quan sát thấy rằng mọi thứ hoàn toàn khác và tài sản ổn định chỉ ít biến động hơn Bitcoin (BTC) và không đáp ứng được đề xuất giá trị của chúng.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Cuộc chiến giữa các cường quốc: Mỹ manh nha tạo stablecoin để “đấu” lại e-CNY của Trung Quốc
Dự thảo luật mới của Mỹ có thể khiến các stablecoin "bất ổn"