Dữ liệu on-chain: Bitcoin đang trỗi dậy từ “vực thẳm tuyệt vọng”
Dấu hiệu ban đầu của một thị trường tăng giá
Nhiều chuyên gia cho rằng, đáy Bitcoin đã hình thành bất chấp bối cảnh vĩ mô biến động không ngừng. Tuy nhiên, xác định đáy chỉ là bước đầu tiên để dự đoán diễn biến thị trường trong tương lai. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố cũng như chỉ báo khác để xác nhận kết thúc thị trường giá xuống và sự điều chỉnh về giá của tiền điện tử.
Trong bài viết này, VIC sẽ đi sâu vào vào các số liệu on-chain để phân tích hướng đi trong tương lai của thị trường – một thị trường tăng giá đang hình thành.
Mạng Bitcoin đang mở rộng
Số lượng người dùng tương tác với mạng là một trong những chỉ báo tốt nhất về hiệu suất của mạng đó.
Đáng chú ý, tất cả các thị trường tăng giá sớm của thập kỷ trước đều bắt đầu với sự gia tăng số lượng người dùng hàng ngày, thông lượng giao dịch và nhu cầu về không gian khối.
Có thể thấy điều này khi nhìn vào số lượng của các địa chỉ mới trên mạng Bitcoin. Khi đường trung bình động đơn giản (SMA) 30 ngày của địa chỉ mới vượt qua đường SMA 365 ngày, mạng sẽ bước vào giai đoạn mở rộng. Nói một cách đơn giản, tốc độ địa chỉ mới được tạo trong 30 ngày qua cao hơn tốc độ chúng được tạo trong năm qua. Điều này có mối tương quan với các thị trường tăng giá và dẫn đến giá Bitcoin tăng dần.
Biểu đồ thể hiện số lượng địa chỉ mới của Bitcoin từ 2011 đến 2023.
Xu hướng tương tự cũng được thấy trong khối lượng giao dịch Bitcoin. Cụ thể, kể từ đầu năm đến nay, đường SMA 30 ngày tăng đáng kể, vượt qua đường SMA 365 ngày.
Biểu đồ thể hiện khối lượng giao dịch của Bitcoin từ năm 2011 đến năm 2023.
Thị trường lần đầu tiên thu lợi nhuận kể từ “thảm họa” LUNA
Cả hai chỉ số hàng đầu về lợi nhuận của thị trường tiền điện tử đều nhấp nháy màu xanh kể từ đầu năm.
Cụ thể, tỷ lệ lợi nhuận đầu ra (SOPR) ở thời điểm hiện tại cho thấy sự phục hồi của thị trường. Mặc dù có thể có thêm một số lần giảm xuống dưới 1 trước khi thị trường bước vào một đợt tăng giá thực sự, nhưng mức đỉnh hiện tại là một dấu hiệu tích cực.
*Spent Output Profit Ratio (SOPR – Tỷ lệ lợi nhuận đầu ra) – một chỉ số quan trọng giúp chúng ta theo dõi hành vi chi tiêu on-chain, và tâm lý thị trường hiện tại. SOPR được tính bằng cách chia giá trị thực tế của một sản lượng đã chi tiêu (tính bằng USD) cho giá trị tạo ra sản phẩm ban đầu. Điểm SOPR từ 1 trở lên cho biết thị trường thu được lợi nhuận. Trong lịch sử, việc phá vỡ và nắm giữ SOPR tiết lộ nhu cầu về Bitcoin đang gia tăng mạnh mẽ.
Lần cuối cùng SOPR duy trì trên 1 là vào tháng 4/2022, trước khi Terra (LUNA) sụp đổ. Tuy nhiên, đỉnh tháng 4 là một sự phá vỡ ngắn hạn trong xu hướng giảm tổng thể của SOPR bắt đầu vào tháng 11/2021. Như được chỉ ra trong biểu đồ bên dưới, một vòng xoáy đi xuống tương tự được nhìn thấy mỗi khi Bitcoin phá vỡ mức cao nhất mọi thời đại.
Biểu đồ hiển thị SMA 30 ngày aSOPR từ 2011 đến 2023.
Ngoài SOPR, sự phục hồi còn thể hiện thông qua tỷ lệ Realized Profit/Loss ratio (P/L). Đây là chỉ số đại diện cho khoản lợi nhuận hoặc thua lỗ của các lệnh vị thế đã đóng và là một chỉ báo vững chắc khác về "sức khỏe" thị trường.
Giống như SOPR, tỷ lệ P/L cao hơn 1 cho thấy lợi nhuận bằng USD lớn hơn so với tổn thất. Hiện tại, tỷ lệ P/L là 2. Điều này thể hiện nhu cầu của nhà đầu tư đối với Bitcoin đang tăng cao.
Điều quan trọng cần lưu ý là tỷ lệ P/L rất dễ “bay hơi” và có thể được thử nghiệm nhiều lần trong giai đoạn đầu của thị trường tăng giá. Mức tăng mạnh được thấy vào năm 2023 có thể đóng vai trò là ngưỡng kháng cự và hỗ trợ trong những tháng tới.
Biểu đồ hiển thị tỷ lệ P/L của Bitcoin từ năm 2011 đến năm 2023.
Doanh thu khai thác từ phí ngày càng tăng
Việc mở rộng mạng Bitcoin kéo theo sự gia tăng nhu cầu về không gian khối Bitcoin. Trong 3 tháng qua, số lượng giao dịch tăng cao khiến doanh thu phí của những người khai thác Bitcoin cũng tăng trưởng tích cực.
Điều này được thể hiện trong Z-score của doanh thu phí. Cụ thể:
- Trong các thị trường tăng giá, điểm Z > 0 cho thấy nhu cầu về không gian khối tăng lên, dẫn đến phí cao hơn.
- Thị trường giá xuống, Z < 0 cho thấy nhu cầu về không gian khối giảm, dẫn đến doanh thu phí giảm.
Biểu đồ hiển thị Z-score doanh thu phí khai thác (điểm Z dương - màu đỏ và điểm Z âm - màu xanh).
Điểm Z tăng đột biến vào tháng 11/2022 cho thấy sự sụp đổ của FTX đã gây ra nhu cầu chưa từng có đối với không gian khối. Trong khi một số nhu cầu này có thể là do tích lũy mạnh, hầu hết đến từ việc bán tháo trong hoảng loạn.
Tìm hiểu sâu hơn về chỉ số Z:
- Nửa cuối năm 2021, điểm Z liên tục ghi nhận mức thấp đáng kể. Trong khi đó, nhu cầu về không gian khối giảm mạnh và kết thúc thị trường tăng giá.
- Năm 2023, không gian khối bắt đầu có sự tăng trưởng. Mặc dù điểm Z tăng chậm nhưng ổn định, đạt đỉnh vào cuối tháng 1 với sự ra mắt của Bitcoin Ordinals. Sang tháng 2/2023, có sự gia tăng rõ rệt về chỉ số Z. Điều này có thể tiếp tục trong suốt quý khi số lượng giao dịch tăng lên.
Biểu đồ hiển thị Z-score doanh thu phí khai thác từ tháng 8/2021 đến tháng 2/2023.
Các mô hình định giá kỹ thuật đã thay đổi
3 tháng qua, Bitcoin đã vượt qua nhiều mức kháng cự. Đáng chú ý nhất là cơ sở chi phí nắm giữ ngắn hạn và giá thực tế.
Kể từ đầu năm, giá Bitcoin đã vượt qua mức giá thực tế và đường SMA 200 ngày. SMA 200 ngày là một chỉ báo quan trọng về biến động giá của Bitcoin, vì việc vượt qua nó cho thấy sự bắt đầu của một xu hướng tăng giá.
Giá thực tế cũng là một thước đo vững chắc về giá trị được nắm giữ trên thị trường. Giao dịch trên giá thực tế xác định khả năng sinh lời tổng hợp và ghi nhận lợi nhuận chưa thực hiện.
Lần cuối cùng điều này xảy ra là vào tháng 12/2021, nhưng xu hướng đó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Vào khoảng tháng 4/2020, Bitcoin đã bứt phá trên mức giá thực tế và đường SMA 200 ngày, kích hoạt một đợt tăng giá kéo dài đến cuối năm 2021.
Với việc Bitcoin hiện đang giao dịch trên cả hai chỉ số, thị trường có thể chuẩn bị cho một sự đảo chiều tăng giá, một làn sóng nhu cầu mới cho thị trường, đẩy giá Bitcoin lên cao.
Biểu đồ hiển thị giá thực tế của Bitcoin và ngưỡng giá SMA 200 ngày từ 2009 đến 2023.
Kết luận
Sự gia tăng số lượng địa chỉ và giao dịch là một chỉ báo rõ ràng về hoạt động mạng đang phát triểm mạnh mẽ. Điều này làm tăng nhu cầu về không gian khối, khiến chi phí giao dịch tăng lên và thúc đẩy doanh thu của người khai thác.
Đổi lại, một mạng lành mạnh hơn, tích cực hơn sẽ thu hút nhiều người dùng mới hơn, tạo ra nhu cầu bổ sung và áp lực mua.
Khi xem xét các mô hình định giá kỹ thuật khác, như SOPR và tỷ lệ P/L, Bitcoin sắp thoát khỏi “thị trường gấu” và chuẩn bị cho một đợt tăng giá.
Biểu đồ hiển thị các chu kỳ giá Bitcoin chính từ 2009 đến 2023.
Đáng chú ý, Pantera Capital, một trong những VC hàng đầu trong không gian tiền điện tử, dường như cũng đã xác định được xu hướng này. Song, chúng ta cũng cần lưu ý rằng thị trường đang bước vào chu kỳ tăng giá thứ 7.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Cấu trúc giá của Bitcoin đang trong mô hình đối xứng với thời điểm hình thành đỉnh năm 2021
Bitcoin có thể là “câu trả lời” cho khoản nợ tăng vọt của Mỹ
Samsung ra mắt quỹ Bitcoin ETF trong bối cảnh thị trường tiền điện tử phục hồi