banner
banner
Background VIC News
Thứ hai, 20/06/2022, 00:00 (GMT + 7)
Thứ hai, 20/06/2022, 00:00 (GMT + 7)

Coin Burning là gì? Tác dụng của nó ra sao?

Nếu bạn mới làm quen với tiền mã hóa, chắc hẳn bạn thấy rất lạ khi nghe về việc các dự án đốt tiền và tự hỏi tại sao dự án đó cần phải đốt coin (Coin Burning)? Liệu đó có phải là chiến lược trong việc phát triển dự án của họ?
Mục lục bài viết
  1. Coin burning là gì?
  2. Quá trình Đốt coin hoạt động như thế nào?
    1. Người thực hiện:
    2. Quy trình Đốt Coin – Burn Coin:
    3. Tính chất của Coin đã bị đốt
  3. Lợi ích từ việc Đốt coin?
    1. Tăng giá trị token
    2. Sửa lỗi sai
    3. Tránh cáo buộc với các Coin không bán được
    4. Tăng giá trị tài sản (cổ tức) cho nhà đầu tư
  4. Rủi ro của Đốt coin
  5. Tổng kết

Đốt coin là gì?

Coin burning là gì?

Coin burning (Đốt coin) là quá trình loại bỏ các token ra khỏi lưu thông để làm chậm tốc độ lạm phát coin hoặc giảm bớt nguồn cung lưu hành coin bởi nhà phát triển hoặc những người đào tiền mã hóa. Những coin đã bị loại bỏ sẽ không còn lưu hành trên thị trường nữa.

Coin được “đốt” sẽ gửi đến các địa chỉ chuyên biệt có khóa riêng để không ai có thể đánh cắp được. Hơn nữa, họ cung cấp thuật toán Proof-Of-Burn cho thị trường để tạo điều kiện xác minh chéo – Cross verification.

Quá trình Đốt coin hoạt động như thế nào?

Người thực hiện:

Việc đốt token thường được thực hiện bởi nhà sáng lập đằng sau một tài sản tiền mã hóa cụ thể. Nó có thể được thực hiện theo một số cách, phổ biến nhất là gửi coin đến “Eater Address“: Số dư hiện tại của nó được hiển thị công khai trên Blockchain.

Quy trình Đốt Coin – Burn Coin:

Quá trình Đốt coin

Quá trình Đốt coin

Về cơ bản, sự kiện đốt token xảy ra theo thứ tự sau:

Bước 1: Xác nhận đốt 1 lượng coin – Người thực hiện sử dụng tính năng đốt coin được thiết lập sẵn và xác nhận đốt một lượng coin.

Bước 2: Xác minh số lượng đốt hợp lệ – Hợp đồng thông minh sẽ xác minh rằng lượng coin còn trong ví so với lượng coin muốn đốt là hợp lệ

  • Hợp lệ: Tổng số lượng coin – Số lượng coin đốt > 0 (Lượng coin còn lại Lớn hơn 0)
  • Không hợp lệ: Tổng sô lượng coin – Số lượng coin đốt ≤ 0 (Lượng coin còn lại nhỏ hơn hoặc bằng 0)

Bước 3: Thực hiện đốt coin được chỉ định

Nếu hợp lệ, thì lượng coin được chỉ định sẽ bị trừ khỏi ví đó và bị hủy vĩnh viễn.

Tính chất của Coin đã bị đốt

  • Nguồn cung: Tổng nguồn cung của đồng coin sẽ được cập nhật lại sau đó trên Blockchain.
  • Không thể khôi phục:  Không thể khôi phục tiền mã hóa sau khi chúng bị đốt.
  • Minh bạch: Tất cả những lần đốt tiền đều được ghi lại như một giao dịch trên Blockchain, có nghĩa là chúng minh bạch 100% và bất kỳ ai cũng có thể xác minh rằng lượng coin đã bị hủy hay chưa.

Lợi ích từ việc Đốt coin?

Tăng giá trị token

Cung và Cầu từ Đốt Coin

Theo quy luật cung cầu, càng ít Token trong thị trường sẽ giúp giá trị càng tăng. Trong dàn hạn, Đốt coin giúp dự án trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư hơn vì các đồng tiền có giá trị tăng trưởng được đảm bảo.

Sửa lỗi sai

Đốt coin chính là cách để giải quyết các lỗi như:

  • Số lượng coin phát sinh quá mức
  • Phát hành coin không phù hợp

Tránh cáo buộc với các Coin không bán được

  • Mặc dù có thể bán coin dư thừa lấy lợi nhuận: Hầu hết các dự án đều thiết lập một giới hạn về số lượng coin mà họ sẽ bán trong thời gian ICO. Song, vẫn có khả năng một số lượng chưa bán được vẫn còn trên ví của công ty và chủ dự án.
  • Đốt coin giúp tránh cáo buộc về lừa đảo: Tốt nhất nên đốt hết các đồng coin dư nhằm lấy lại sự công bằng cho cả thị trường lẫn chủ sở hữu.

Tăng giá trị tài sản (cổ tức) cho nhà đầu tư

Các cổ đông sở hữu Token đó bằng việc mua hay được Airdrop. Nếu các token bị đốt đi sẽ tạo nguồn cung khan hiếm, từ giúp nhà đầu tư tăng giá trị tài sản của họ.

Rủi ro của Đốt coin

  • Khó nhận biết: Trong thực tế, token lưu thông khá lỏng lẻo và khó nhận biết.
  • Vẫn có thể tạo ra Token mới: Rủi ro lớn nhất đó chính là xem việc đốt coin như một sự kiện tích cực vì nó có thể làm tăng giá trị token.

Ví dụ điển hình: Bitcoin nổi tiếng với sự khan hiếm của 21 triệu token làm người ta lầm tưởng rằng đồng tiền này thực sự khan hiếm. Tuy nhiên, việc tạo Bitcoin tạo ra token mới nhờ vào Hardfork vẫn có thể xảy ra. Bitcoin Cash, Bitcoin Gold và một số Altcoin khác đã được hình thành như thế.

Rủi ro khi đốt coin là gì?

Nên có những biện pháp đảm bảo sự khan hiếm của 1 loại tiền mã hóa, thì việc đốt coin sẽ tạo ra nhiều giá trị thực sự hấp dẫn. Nhưng nếu không thì việc đẩy giá token lên cao nhờ vào đốt coin khó mà xảy ra được.

Tổng kết

 Coin Burning – Đốt coin trên lý thuyết giúp tăng giá trị của một loại tiền mã hóa. Nhà sáng lập lên có lộ trình đốt coin phù hợp cho việc thiết lập số lượng coin ban đầu và số lượng coin được đốt theo thời gian để đảm bảo dự án luôn được tăng trưởng hợp lý.

Trên đây là thông tin về việc Đốt coin – Coin Burning và lợi ích của nó trong thị trường Crypto.

Vic Crypto tổng hợp

Xem thêm : 

enlightenedHướng dẫn cài đặt và sử dụng ví Metamask

enlightenedHướng dẫn cài đặt và sử dụng ví Trust Wallet

enlightenedHướng dẫn mua Bitcoin bằng Thẻ tín dụng hoặc Thẻ ghi nợ trên Binance


Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và người tham gia phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với khoản đầu tư của mình. 

Follow us: Fanpage | Group FB | Group chat | Channel Analytics | Channel NFT Youtube 



Mục Lục Bài Viết
  1. Coin burning là gì?
  2. Quá trình Đốt coin hoạt động như thế nào?
    1. Người thực hiện:
    2. Quy trình Đốt Coin – Burn Coin:
    3. Tính chất của Coin đã bị đốt
  3. Lợi ích từ việc Đốt coin?
    1. Tăng giá trị token
    2. Sửa lỗi sai
    3. Tránh cáo buộc với các Coin không bán được
    4. Tăng giá trị tài sản (cổ tức) cho nhà đầu tư
  4. Rủi ro của Đốt coin
  5. Tổng kết

Ripple cảnh báo nên thay thế hệ thống mã hóa để tránh sự tàn phá của máy tính lượng tử

Ripple và giao sư Massimiliano Sala cho biết các phương pháp mã hóa hiện tại sẽ không thể bảo vệ hệ thống blockchain....
6 tháng trước Kiến thức cơ bản

Làm chủ vũ trụ tiền điện tử: Những hiểu biết cần thiết để “sống sót” trong thị trường tài sản kỹ thuật số

Cho dù bạn là một nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm hay “tay mơ” mới vào thị trường crypto, bài viết này....
11 tháng trước Kiến thức cơ bản

Siêu dữ liệu (Metadata) là gì? Tổng quan về siêu dữ liệu trong giao dịch blockchain

Siêu dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong blockchain, cung cấp thêm dữ liệu đi kèm, ngoài thông tin chung được tạo....
một năm trước Kiến thức cơ bản

BNB Chain là gì và hoạt động như thế nào?

BNB Chain thực sự là gì và liệu Binance có nắm quyền kiểm soát hệ sinh thái này hay không?
một năm trước Kiến thức cơ bản

Các bot giao dịch tiền điện tử là gì và chúng được sử dụng như thế nào?

Trong giao dịch tiền điện tử, bot đã nổi lên như một công cụ mạnh mẽ để tự động hóa và tối ưu....
một năm trước Kiến thức cơ bản