banner
banner
Background VIC News
Thứ năm, 09/06/2022, 16:09 (GMT + 7)
Thứ năm, 09/06/2022, 16:09 (GMT + 7)

Cơ chế đồng thuận Blockchain là gì?

Khi nói đến công nghệ blockchain như Bitcoin, Ethereum, về bản chất, là cơ sở dữ liệu phân tán, các node của mạng lưới phải đạt được cùng một thỏa thuận về trạng thái hiện tại. Thỏa thuận này đạt được bằng cách sử dụng các cơ chế đồng thuận.
Mục lục bài viết

Cơ chế đồng thuận hay thuật toán đồng thuận là một cơ chế cho phép người dùng hoặc máy móc phối hợp hoạt động trong một thiết lập phi tập trung. Nó đảm bảo rằng tất cả các tác nhân trong hệ thống có thể đồng ý về một sự thật duy nhất, ngay cả khi một số tác nhân trong hệ thống thất bại. Nói cách khác, hệ thống phải có khả năng chịu lỗi Byzantine.

Trong một thiết lập tập trung, chỉ có một thực thể duy nhất có quyền đối với hệ thống. Trong hầu hết các trường hợp, thực thể này có thể thực hiện các thay đổi khi họ muốn – không có một hệ thống quản trị phức tạp nào để đạt được sự đồng thuận giữa nhiều quản trị viên. Nhưng trong một thiết lập phi tập trung, đó là một câu chuyện hoàn toàn khác. Giả sử chúng ta đang làm việc với cơ sở dữ liệu phân tán – làm cách nào để chúng ta đạt được thỏa thuận về những mục được thêm vào?Giải quyết được bài toán đồng thuận giữa những người xa lạ, không cần tin tưởng nhau là một trong những ưu điểm lớn nhất của blockchain. 

Cơ chế đồng thuận trong hệ thống kinh tế tiền điện tử cũng giúp ngăn chặn một số tấn công về mặt kinh tế. Về lý thuyết, kẻ tấn công có thể xâm phạm sự đồng thuận bằng cách kiểm soát 51% mạng. Cơ chế đồng thuận được thiết kế để làm cho "cuộc tấn công 51%" này không khả thi. Các cơ chế khác nhau được thiết kế để giải quyết vấn đề bảo mật này theo những cách khác nhau.

Thuật toán đồng thuận và tiền mã hóa

Với tiền mã hóa, số dư của người dùng được ghi lại trong cơ sở dữ liệu – tức blockchain. Mọi người (hay chính xác hơn là mọi node) phải duy trì một bản sao cơ sở dữ liệu giống hệt nhau. Nếu không, thông tin sẽ bị xung đột. Từ đó, mạng lưới tiền mã hoá sẽ bị phá vỡ.

Mật mã khóa công khai đảm bảo rằng người dùng không thể tiêu tiền của nhau. Nhưng vẫn cần phải có một nguồn xác thực duy nhất để những người tham gia mạng lưới có thể xác định xem tiền đã được chi chưa.

Satoshi Nakamoto, người tạo ra Bitcoin, đã đề xuất một hệ thống Proof of Work(PoW) để điều phối hoạt động này. Chúng ta sẽ sớm tìm hiểu cách PoW hoạt động – nhưng trước mắt, chúng ta sẽ tìm hiểu một số đặc điểm chung các thuật toán đồng thuận đang có.

Điểm chung tiên quyết là khi người dùng (trình xác thực) muốn thêm khối, họ phải stake một giá trị gì đó. Việc stake một giá trị khiến cho trình xác thực có xu hướng hành động trung thực. Nếu họ gian lận, họ sẽ mất những thứ họ đã stake. Những thứ có thể stake bao gồm sức mạnh tính toán, tiền mã hóa hoặc thậm chí danh tiếng. 

Tại sao người dùng lại muốn mạo hiểm nguồn lực của chính họ? Bởi vì việc này mang đến cho họ cơ hội nhận phần thưởng. Phần thưởng thường là tiền mã hóa gốc của giao thức và được tạo thành từ các khoản phí do người dùng khác trả, các đơn vị tiền mã hóa mới được tạo hoặc cả hai.

Điều cuối cùng chúng ta cần là sự minh bạch. Chúng ta cần khả năng phát hiện khi ai đó đang gian lận. Lý tưởng nhất là họ phải tốn kém chi phí để sản xuất các khối, nhưng lại rất rẻ để bất kỳ ai muốn xác thực chúng. Điều này đảm bảo rằng các trình xác thực được người dùng thường xuyên kiểm tra.

Xem thêm:

POS là gì?

POW là gì?

 


Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và người tham gia phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với khoản đầu tư của mình. 

Follow us: Fanpage | Group FB | Group chat | Channel Analytics | Channel NFT Youtube 



Hung Tran

Nothing....

Mục Lục Bài Viết

Làm chủ vũ trụ tiền điện tử: Những hiểu biết cần thiết để “sống sót” trong thị trường tài sản kỹ thuật số

Cho dù bạn là một nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm hay “tay mơ” mới vào thị trường crypto, bài viết này....
3 tháng trước Kiến thức cơ bản

Siêu dữ liệu (Metadata) là gì? Tổng quan về siêu dữ liệu trong giao dịch blockchain

Siêu dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong blockchain, cung cấp thêm dữ liệu đi kèm, ngoài thông tin chung được tạo....
4 tháng trước Kiến thức cơ bản

BNB Chain là gì và hoạt động như thế nào?

BNB Chain thực sự là gì và liệu Binance có nắm quyền kiểm soát hệ sinh thái này hay không?
6 tháng trước Kiến thức cơ bản

Các bot giao dịch tiền điện tử là gì và chúng được sử dụng như thế nào?

Trong giao dịch tiền điện tử, bot đã nổi lên như một công cụ mạnh mẽ để tự động hóa và tối ưu....
6 tháng trước Kiến thức cơ bản

OP Stack là gì? Tổng quan các dự án trong hệ sinh thái Op Stack

OP Stack chính là một “vụ cá cược” khéo léo của toàn bộ cộng đồng Ethereum và Optimism khi tương lai của blockchain....
6 tháng trước Kiến thức cơ bản