banner
banner
Background VIC News
Thứ ba, 14/06/2022, 13:46 (GMT + 7)
Thứ ba, 14/06/2022, 13:46 (GMT + 7)

Chỉ báo RSI là gì? Sử dụng chỉ báo RSI như thế nào?

Mục lục bài viết
  1. Chỉ báo Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI)
  2. Chỉ báo RSI hoạt động như thế nào? 
  3. Cách sử dụng RSI dựa trên phân kỳ
  4. Tổng kết

Chỉ báo Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI)

Về cơ bản, phân tích kỹ thuật (TA) là việc xem xét các sự kiện thị trường trước đó để dự đoán các xu hướng và hành động giá trong tương lai. Từ thị trường truyền thống đến thị trường tiền mã hóa, hầu hết các nhà giao dịch dựa vào các công cụ chuyên dụng để thực hiện các phân tích này và RSI là một trong số đó.

Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) là một chỉ báo PTKT được phát triển vào cuối thập niên bảy mươi, như một công cụ mà các nhà giao dịch chứng khoán có thể sử dụng để kiểm tra diễn biến hoạt động của một cổ phiếu như thế nào trong một khoảng thời gian. Về cơ bản, nó là một bộ dao động động lượng đo độ lớn của biến động giá cũng như tốc độ (vận tốc) của các biến động này. RSI có thể là một công cụ rất hữu ích tùy thuộc vào hồ sơ nhà giao dịch và thiết lập giao dịch của họ.

Chỉ báo Chỉ số Sức mạnh Tương đối được tạo ra bởi J. Welles Wilder vào năm 1978. Nó đã được trình bày trong cuốn sách Các khái niệm mới trong hệ thống giao dịch kỹ thuật của ông, cùng với các chỉ báo TA khác, chẳng hạn như Parabolic SAR, Phạm vi thực trung bình (ATR) và Chỉ số hướng trung bình (ADX).

Trước khi trở thành nhà phân tích kỹ thuật, Wilder từng là kỹ sư cơ khí và nhà phát triển bất động sản. Ông bắt đầu kinh doanh cổ phiếu vào khoảng năm 1972 nhưng không thành công lắm. Vài năm sau, Wilder đã tổng hợp các nghiên cứu và kinh nghiệm giao dịch của mình thành các công thức và chỉ số toán học mà sau này được nhiều nhà giao dịch trên thế giới áp dụng. Cuốn sách chỉ được sản xuất trong vòng sáu tháng, và mặc dù ra đời từ những năm 1970, nó vẫn là tài liệu được nhiều nhà phân tích và giao dịch ngày nay tham khảo.

Chỉ báo RSI hoạt động như thế nào? 

Theo mặc định, RSI đo lường các thay đổi về giá của một tài sản trong các giai đoạn thời gian lấy con số 14 (14 ngày theo đồ thị hàng ngày, 14 giờ theo biểu đồ hàng giờ, v.v.). Chỉ số được xác định bằng cách chia trung bình giá tăng cho trung bình giá giảm trong khoảng thời gian tính và sau đó biểu diễn chỉ số này trên thang điểm được đặt từ 0 đến 100. 

Như đã đề cập, RSI là chỉ báo động lượng, là một loại công cụ đo lường tốc độ biến động giá (hoặc dữ liệu). Đà tăng cho thấy cổ phiếu đang được tích cực mua trên thị trường. Đà giảm là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của các nhà giao dịch đối với cổ phiếu đang chậm lại.

RSI cũng là một chỉ báo dao động giúp các nhà giao dịch dễ dàng phát hiện các tình trạng quá mua hoặc quá bán trên thị trường. Nó đánh giá giá tài sản trên thang điểm từ 0 đến 100, chia thời gian thành 14 khoảng. Khi RSI có điểm nằm dưới mức 30, nó cho biết giá tài sản có thể gần chạm đáy (quá bán); nếu RSI có điểm nằm trên mức 70, nó cho biết giá tài sản gần mức đỉnh (quá mua) trong khoảng thời gian đó và có khả năng sẽ giảm.

Mặc dù cài đặt mặc định của RSI là 14 khoảng thời gian, các nhà giao dịch có thể điều chỉnh để tăng độ nhạy (các giai đoạn thời gian ngắn hơn) hoặc giảm độ nhạy (các giai đoạn thời gian nhiều hơn). Do đó, RSI 7 ngày sẽ nhạy cảm hơn với các biến động giá hơn là RSI 21 ngày. Hơn nữa, các thiết lập giao dịch ngắn hạn có thể điều chỉnh chỉ báo RSI để đặt 20 và 80 là các mức quá bán và quá mua (thay vì 30 và 70), nhờ vậy sẽ ít có khả năng cung cấp tín hiệu sai.

Cách sử dụng RSI dựa trên phân kỳ

Bên cạnh các điểm số RSI 30 và 70 - cho thấy tình trạng có thể quá bán và quá mua trên thị trường - các nhà đầu tư cũng tận dụng RSI để dự đoán xu hướng đảo chiều hoặc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Cách tiếp cận như vậy dựa trên cái gọi là phân kỳ âm và phân kỳ dương.

Phân kỳ dương là tình trạng biến động giữa giá và RSI đi theo hai chiều ngược nhau. Trong tình trạng này, RSI tăng tạo đáy cao trong khi giá giảm tạo đáy thấp. Đây được gọi là phân kỳ “dương” và chỉ báo rằng đà đang mạnh lên bất chấp xu hướng giảm giá.

Ngược lại, phân kỳ âm có thể chỉ báo rằng mặc dù giá tăng, thị trường đang mất đà. Do đó, RSI giảm và tạo đỉnh thấp trong khi giá tài sản tăng và tạo đỉnh cao.

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng phân kỳ RSI không đáng tin cậy khi thị trường có các xu hướng mạnh. Điều này có nghĩa là lúc thị trường có xu hướng giảm mạnh vẫn có thể xuất hiện nhiều phân kỳ dương trước khi chạm đáy thực. Do đó, các phân kỳ RSI sẽ phù hợp hơn với các thị trường ít biến động (có các chuyển động đi ngang hoặc các xu hướng không rõ ràng).

Tổng kết

Có một số yếu tố quan trọng cần xem xét khi sử dụng chỉ báo Chỉ số Sức mạnh Tương đối, chẳng hạn như cài đặt, mức (30 và 70) và phân kỳ dương/âm. Tuy nhiên, bạn nên luôn nhớ rằng không có chỉ báo kỹ thuật nào hiệu quả 100% - đặc biệt nếu sử dụng các chỉ báo một cách riêng lẻ. Do đó, nhà giao dịch nên cân nhắc việc sử dụng chỉ báo RSI cùng với các chỉ báo khác để tránh các tín hiệu sai.

 


Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và người tham gia phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với khoản đầu tư của mình. 

Follow us: Fanpage | Group FB | Group chat | Channel Analytics | Channel NFT Youtube 



Mục Lục Bài Viết
  1. Chỉ báo Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI)
  2. Chỉ báo RSI hoạt động như thế nào? 
  3. Cách sử dụng RSI dựa trên phân kỳ
  4. Tổng kết

Làm chủ vũ trụ tiền điện tử: Những hiểu biết cần thiết để “sống sót” trong thị trường tài sản kỹ thuật số

Cho dù bạn là một nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm hay “tay mơ” mới vào thị trường crypto, bài viết này....
4 tháng trước Kiến thức cơ bản

Siêu dữ liệu (Metadata) là gì? Tổng quan về siêu dữ liệu trong giao dịch blockchain

Siêu dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong blockchain, cung cấp thêm dữ liệu đi kèm, ngoài thông tin chung được tạo....
5 tháng trước Kiến thức cơ bản

BNB Chain là gì và hoạt động như thế nào?

BNB Chain thực sự là gì và liệu Binance có nắm quyền kiểm soát hệ sinh thái này hay không?
7 tháng trước Kiến thức cơ bản

Các bot giao dịch tiền điện tử là gì và chúng được sử dụng như thế nào?

Trong giao dịch tiền điện tử, bot đã nổi lên như một công cụ mạnh mẽ để tự động hóa và tối ưu....
7 tháng trước Kiến thức cơ bản

OP Stack là gì? Tổng quan các dự án trong hệ sinh thái Op Stack

OP Stack chính là một “vụ cá cược” khéo léo của toàn bộ cộng đồng Ethereum và Optimism khi tương lai của blockchain....
7 tháng trước Kiến thức cơ bản