AMM là gì? Toàn tập về AMM
Tổng quan về AMM
AMM là gì?
Trong thị trường tiền điện tử, cụm từ AMM là cụm từ viết tắt cho thuật ngữ Automated Market Maker. Automated Market Maker là một công cụ tự động hỗ trợ và kết nối các nhà giao dịch tiền điện tử theo hình thức Phi tập trung hoặc là một dạng tạo ra thị trường P2P People to People để nhằm hạn chế và khắc phụ.
Giao thức AMM thường được ứng dụng trong các sàn giao dịch phi tập trung như sàn Uniswap, 1inch, SushiSwap, Trader Joe, mặc dù được xây dựng trên các hệ sinh thái blockchain khác nhau nhưng lại ứng dụng Giao thức AMM để xây dựng và phát triển.
Bối cảnh ra đời của AMM
Giao thức AMM được cho ra đời khi tiền điện tử ngày càng mở rộng sức ảnh hưởng và các sàn giao dịch tập trung bắt đầu lộ rõ sự hạn chế như tính bảo mật, thanh khoản, … Sự xuất hiện của AMM như một cột mốc thay đổi những nhược điểm trên của các sàn giao dịch tập trung truyền thống.
Cơ chế hoạt động của AMM
Cách hoạt động của các AMM – Automated Market Maker là được dựa trên giao thức ứng dụng công thức toán học để định giá cho một tài sản thay vì dựa vào số lệnh giao dịch trên các sàn giao dịch tập trung, nơi có thể bị kiểm soát giá cả bởi chủ sản.
Ở sàn giao dịch tập trung, lệnh giao dịch chưa được thiết lập sẵn và chỉ được khớp khi có người đồng ý mua/bán với một mức giá nào đó. Còn ở sàn AMM, lệnh giao dịch được khớp gần như ngay lập tức nhờ một thuật toán đặc biệt sẽ tính ra mức giá cơ sở và điều chỉnh giá theo thực tế.
Cụ thể, UniSwap sử dụng công thức X x Y = k, trong đó X và Y lần lượt đại diện cho nhóm thanh khoản thứ nhất và thứ hai và k là tổng thanh khoản và luôn không đổi.
Cách thức hoạt động của AMM
Thực chất trong Automated Market Maker (AMM) không có lệnh mua hoặc bán nào cả; nó chỉ là việc bạn gửi một loại tiền vào một pool chứa hai loại tiền điện tử và rút ra một loại tiền khác. Việc rút một loại tiền điện tử ra khiến tỷ lệ giữa chúng bị thay đổi; kéo theo việc giá giữa chúng cũng thay đổi theo.
Ví dụ trong một Pool có 1000 USDT và 1000 DAI. Bạn gửi vào đó 100 DAI với mong muốn lấy ra USDT thì tỷ lệ giữa hai loại tiền trong pool bây giờ là gần 900 USDT và 1100 DAI => Lần sau bạn phải gửi 110 Dai để lấy được 90 USDT. Rõ ràng USDT đã tăng giá, giờ thì bạn hiểu rồi chứ? Tuy nhiên nên nhớ là việc điều chỉnh này sẽ diễn ra theo thuật toán nên giá cả sẽ có thể tăng lên vô hạn nếu bạn cố ý muốn rút sạch tiền của một trong hai loại tiền điện tử trong pool ra.
Liquidity Pool
Mô hình cơ bản của Liquidity Pool
Để một AMM hoặc DEX hoạt động ổn định thì AMM hoặc DEX cần phải có một nơi thanh khoản đủ lớn và ổn định. Như vậy, Liquidity Pool hay còn gọi là Bể thanh khoản, nơi mà đóng vai trò hỗ trợ đồng thời ổn định việc thanh khoản tài sản chiếm lấy tỉ trọng rất quan trọng đối với một AMM và DEX. Nghĩa là phải có người cung cấp cả hai loại tiền điện tử một lúc vào pool để người dùng trao đổi khi có nhu cầu. Để bù lại, họ được nhận một khoản phí nhất định khi giao dịch được phát sinh; thường là 0,3%. Đây là một khoản phí đáng kể nếu tính theo hằng năm. Điều này khiến cho vị thế độc quyền lợi nhuận của các sàn giao dịch bị phá vỡ khi người dùng cũng có thể được hưởng phí giao dịch.
Hoạt động của các pool thanh khoản tương đối đơn giản.
Các nhà cung cấp thanh khoản cung cấp mã thông báo của họ cho giao thức để đổi lấy phần thưởng. Sau đó, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng các loại tiền điện tử đó tùy thuộc vào cơ chế của giao thức.
Hãy xem trường hợp của Uniswap.
Vì đây là DEX phổ biến nhất trong không gian DeFi, chúng ta sẽ phân tích cách hoạt động của các pool thanh khoản của Uniswap.
Trên Uniswap, các nhà cung cấp thanh khoản ký gửi một cặp tài sản, ví dụ như cặp DAI /ETH. Tỷ lệ 50/50 được đặt bởi giao thức, vì vậy khi người dùng thêm 1 ETH vào cặp này, họ nhất thiết phải cung cấp giá trị tương ứng trong DAI.
Để đảm bảo rằng giao thức có tính thanh khoản vĩnh viễn, Uniswap sử dụng công thức tạo thị trường tự động.
Có nghĩa là trong quá trình trao đổi, số tiền được thanh toán phụ thuộc vào tỷ lệ giữa hai mã thông báo trong nhóm (trong trường hợp của chúng ta là DAI/ETH).
Từ đó, dẫn đến việc đặt lệnh càng cao liên quan đến kích thước của pool, thì tỷ lệ trao đổi sẽ càng tồi tệ hơn khi tỷ lệ này di chuyển dọc theo đường cong.
Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trượt.
Các giao thức khác có thể sử dụng các công thức khác nhau nhưng mục đích chung vẫn là cung cấp cho người dùng nơi giao dịch ổn định nhất.
Các ưu điểm và điều cần khắc phục đối với các AMM
Ưu điểm của AMM so với các sàn giao dịch truyền thống
- Tính bảo mật cao: Bạn không cần phải cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào mà vẫn có thể sử dụng ngay các sàn thanh khoản tự động, điều này tránh được các rủi ro về việc rò rỉ thông tin.
- Tự động giao dịch Vì giá cả được xác định theo thuật toán và thực hiện tự động bởi hợp đồng thông minh; bạn không phải lo lắng về việc đặt lệnh bị hớ hay chờ mãi mà không khớp lệnh. Chỉ cần xác nhận số coin bạn muốn mua thì nó sẽ về tài khoản của bạn mà không phải lo lắng gì thêm.
- Trượt giá thấp (đối với các token thanh khoản kém)
- Độ minh bạch của thông tin cao: Tất cả quá trình giao dịch đều được ghi lại trên blockchain, bạn có thể truy xuất thông tin về các giao dịch bất cứ lúc nào
Nhược điểm của AMM so với các sàn giao dịch truyền thống
- Giả mạo token: Quá trình tạo nên một pool thanh khoản trên AMM quá dễ dàng và nhanh chóng, nên các các nhân có thể tạo ra các cặp token giả mạo. Các token này có thể giống token chính từ cả logo đến tên token. Cách phân biệt duy nhất là dựa vào Smart contract.
- Phí giao dịch cao : Uniswap là sàn thanh khoản tự động được nhiều người sử dụng nhất. AMM này hiện nay được xây dựng trên Blockchain của Ethereum, nổi tiếng với phí gas giao dịch đắt đỏ và thường xuyên gặp tình trạng tắc nghẽn khi giao dịch.
- Impermanent loss: Là tổn thất có thể xảy ra khi so sánh giữa việc bạn giữ token trên wallet và đóng góp vào pool. Điều này xảy ra khi giá trị của token trong pool thanh khoản khác với giá trị của token bên ngoài. Khi tiền đang tăng giá bị lấy đi và trả lại loại tiền đang giảm giá thì những người gửi tiền ở pool thanh khoản sẽ bị lỗ.
- Trượt giá: Do cách thức hoạt động đặc thù của Automated Market Maker (AMM). Chúng đã hạn chế được việc thiếu thanh khoản nhưng vẫn gặp một vấn đề về sự trượt giá. Khi bạn lấy càng nhiều một loại tiền điện tử thì giá cả sẽ càng tăng lên.
Dự đoán về phương thức hoạt động trong tương lai của cơ chế AMM
Các Automated Market Maker (AMM) hiện tại mặc dù còn nhiều hạn chế và chưa có nhiều chức năng; nhưng điều đó không có nghĩa rằng tương lai của chúng cũng vậy. Sự ra đời của các giao thức AMM là một cuộc cách mạng Blockchain giúp nền kinh tế vận hành tốt hơn; cho phép những nguồn tiền nhàn rỗi có thể sinh ra lợi nhuận và loại bỏ các tổ chức trung gian đóng vai trò là cầu nối giữa người sử dụng. Các biến thể của AMM ngày càng nhiều và tiến bộ hơn các AMM cũ đã cho thấy ngành công nghiệp này đang ngày càng trưởng thành; hoàn toàn có khả năng thay thế các sàn giao dịch tập trung trong tương lai.