3 khu vực được hưởng lợi từ cuộc di cư tiền điện tử của Mỹ
Hiện tại, không gian và vị thế trong lĩnh vực tiền điện tử của Mỹ đang bị xáo trộn bởi thái độ thù địch của các cơ quan chức năng.
Cụ thể, đầu năm vừa qua, chiến lược tinh vi “Operation Choke Point 2.0” phủ bóng khắp thị trường khi Chính quyền Biden bí mật lên kế hoạch đàn áp tiền điện tử trên diện rộng.
Ngay sau đó, khủng hoảng ngân hàng bắt đầu nổ ra. Tuy nhiên, điều đáng nói là các ngân hàng bị phá sản đều là những ngân hàng thân thiện với tiền điện tử.
Chưa dừng lại, SEC cũng thẳng tay đàn áp nặng nề khi đệ đơn kiện hàng loạt sàn giao dịch và công ty liên quan đến tiền điện tử như Bittrex, Kraken, Gemini, Paxos... và mới đây nhất là Binance cùng Coinbase.
Trước động thái đàn áp và quan điểm thù địch của Mỹ, có lẽ tiền điện tử buộc phải di cư để có thể phát triển. Vậy, những khu vực thân thiện với tiền điện tử nào có khả năng được hưởng lợi nhiều nhất?
Liên minh Châu Âu (EU)
Mặc dù đã chính thức bước vào thời kỳ suy thoái, nhưng Liên minh Châu Âu vẫn là khu vực lớn đầu tiên đưa ra khung pháp lý toàn diện về tài sản kỹ thuật số. Theo Eurostat, thị trường này chiếm khoảng 14% thương mại của thế giới, cùng với Trung Quốc và Mỹ là ba thị trường hàng đầu.
Các quy định về Thị trường tài sản tiền điện tử (MiCA) của EU sẽ có hiệu lực từ tháng 6 đến tháng 12/2024. Nhờ sự rõ ràng này, Giám đốc điều hành Ripple, Brad Garlinghouse, đã chọn Châu Âu là “người hưởng lợi đáng kể nếu tiền điện tử rời bỏ Mỹ”.
Cùng quan điểm, Paul Grewal, giám đốc pháp lý của Coinbase, coi cuộc đàn áp tiền điện tử của Hoa Kỳ là một “cơ hội đáng kinh ngạc” cho Ireland và Châu Âu.
Hồng Kông
Mặc dù Trung Quốc liên tục cấm tiền điện tử, nhưng Hồng Kông lại bật đèn xanh cho lĩnh vực này, đồng thời khuyến khích nhà đầu tư cũng như nhà sáng lập crypto đến với Hồng Kông.
Ngoài ra, Hồng Kông còn đặt mục tiêu trở thành trung tâm của crypto khi tuyên bố tiền điện tử là tài sản và ban hành nhiều quy định cho ngành.
Cụ thể, nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) ở Hồng Kông phải chặn các nhà giao dịch nhỏ lẻ ở Trung Quốc. Mỗi token trên sàn phải có tính thanh khoản cao, bao gồm trong hai chỉ số chính và có một năm giao dịch. Ngoài các yêu cầu cơ bản này, VASP phải tách biệt tài sản của khách hàng, đặt giới hạn tiếp xúc, tuân theo các tiêu chuẩn an ninh mạng và tránh xung đột lợi ích.
Không gian DeFi cũng có thể phát triển mạnh theo Pháp lệnh Chứng khoán và Tương lai (giấy phép Loại 7), với các token được chỉ định là hợp đồng tương lai hoặc chứng khoán. Theo chế độ mới, nhiều sàn giao dịch đã vội vã xin giấy phép HK VASP mới: CoinEx, Huobi, OKX, Gate.io, BitMEX...
Singapore
Singapore đã trở thành trung tâm tiền điện tử từ rất sớm, thúc đẩy việc áp dụng tiền điện tử cho toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Ban đầu, Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) phân loại tiền điện tử là “tài sản vô hình” và có thể được sử dụng để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, một thời gian sau, các giao dịch tiền điện tử bắt đầu được công nhận là giao dịch hàng đổi hàng.
Khác với Hồng Kông không miễn thuế cho các doanh nghiệp (họ phải chịu mức thuế cố định là 17%), Singapore lại miễn thuế ba năm cho các công ty mới thành lập. Điều này đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp mới cần hỗ trợ xây dựng tín dụng và có cơ hội tài trợ hạn chế.
Với sự ổn định về tài chính và xã hội, Singapore đã đóng vai trò như một thỏi nam châm tiền điện tử.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, Singapore đang nỗ lực phát triển công nghệ máy học và trí tuệ nhân tạo, với mục tiêu sử dụng công nghệ để thay đổi cuộc chơi. Do đó, Singapore có thể trở thành điểm nóng cho các dự án tiền điện tử mới.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Nguồn cung Bitcoin đang đổ dồn vào thị trường châu Á do thái độ thù địch tiền điện tử của Mỹ
Cập nhật tình hình gọi vốn từ các Venture Capital trong lĩnh vực tiền điện tử nửa đầu 2023
“Ông lớn” quỹ đầu tư Paradigm manh nha “rời bỏ” tiền điện tử, chuyển hướng sang mảng mới