Nguồn cung Bitcoin đang đổ dồn vào thị trường châu Á do thái độ thù địch tiền điện tử của Mỹ
Khi áp lực pháp lý của Mỹ tiếp tục đè nặng lên ngành công nghiệp tiền điện tử, một xu hướng mới đang bắt đầu hình thành, làm thay đổi động lực của nhu cầu toàn cầu về Bitcoin. Sự thay đổi này thể hiện rõ nhất thông qua nguồn cung Bitcoin hàng năm (YoY) trên các khu vực.
Mới đây, nhà phân tích on-chain Glassnode vừa tiết lộ nguồn cung Bitcoin ở Mỹ đã giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái kể từ tháng 6/2022. Trong khi đó, nguồn cung Bitcoin ở thị trường tiền điện tử Châu Á lại tăng đột biến (tăng gần 10% trong cùng kỳ) – đánh dấu mức cao nhất mọi thời đại.
Biểu đồ thể hiện nguồn cung Bitcoin (BTC) của từng khu vực.
Một câu hỏi đặt ra: “Điều gì khiến nguồn cung Bitcoin chảy từ Mỹ sang Châu Á?”
Câu trả lời chính là sức nóng pháp lý gia tăng và thái độ thù địch tiền điện tử của Mỹ đã khiến các nhà giao dịch lo sợ mà tránh xa. Trong khi, châu Á lại đang ra sức mở cửa chào đón.
Vừa qua, Ủy ban Chứng khoán và Tương lai của Hồng Kông (SFC) đã mở đường cho một môi trường thân thiện với tiền điện tử hơn, báo hiệu việc cấp phép cho hơn tám công ty tiền điện tử vào cuối năm, đồng thời, giảm bớt các yêu cầu quy định đối với sàn giao dịch tiền điện tử.
Hồng Kông công nhận tiền điện tử là tài sản
Nhận thấy tiềm năng lớn, một số tổ chức tiền điện tử đã nhanh chóng tận dụng các quy tắc thân thiện với crypto của Hồng Kông. Ngoài ra, Bitget còn cam kết đầu tư 100 triệu USD để củng cố hệ sinh thái web3 của Châu Á.
Glassnode nhấn mạnh: “Đây là một sự đảo ngược khác biệt so với chu kỳ tăng giá 2020-2021”.
Đáng chú ý, sự thống trị của Mỹ bắt đầu có xu hướng giảm vào năm 2021 và chuyển sang âm vào giữa năm 2022. Điều này xảy ra đồng thời với sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra và áp lực pháp lý gia tăng. Kể từ đó, chính phủ và các cơ quan quản lý liên bang đã thực hiện “sứ mệnh” dập tắt ngành công nghiệp này bằng hành động cưỡng chế.
Không chỉ Bitcoin, Glassnode cũng quan sát thấy những thay đổi lớn trong nguồn cung stablecoin. Tổng nguồn cung stablecoin từ 5 nhà phát hành hàng đầu đã giảm 7,5% tương đương 10 tỷ USD kể từ đầu năm.
Sự suy giảm này phần nhiều là do USDC của Circle, loại tiền mà các tổ chức Mỹ từng rất ưa chuộng. Nguồn cung USDC đã giảm 15,7 tỷ USD vào năm 2023, tương đương 35%. Circle cũng bị ảnh hưởng nặng nề do dính líu tới Silicon Valley Bank (SVB) hiện đã phá sản.
Trong khi đó, nguồn cung Tether toàn cầu đã tăng thêm 17 tỷ USD vào năm 2023, tăng thêm 25% để đạt mức lưu thông kỷ lục là 83 tỷ USD.
Biểu đồ vốn hóa thị trường Tether USDT trong 180 ngày.
Glassnode kết luận: “Vì Stablecoin không sinh lãi và áp lực pháp lý ở Mỹ ngày càng gia tăng, nên nguồn vốn của Mỹ hiện kém hoạt động hơn trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số”.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Cập nhật tình hình gọi vốn từ các Venture Capital trong lĩnh vực tiền điện tử nửa đầu 2023
DappRadar: "Châu Á là khu vực quan trọng đối với ngành game blockchain."
Thái độ khắt khe của Mỹ đối với crypto sẽ giúp Hong Kong hưởng lợi