Token nào sẽ bị ảnh hưởng khi quy định về tiền điện tử được phát hành?
Mỹ hướng tới Quy định về tiền điện tử
Trong những tháng gần đây, việc các cơ quan quản lý thực thi pháp luật và một số báo cáo đã làm sáng tỏ cách chính phủ Mỹ dự định điều chỉnh quy định về tiền điện tử. Đáng chú ý, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cũng lên tiếng kêu gọi ban hành quy định tài sản kỹ thuật số, đặc biệt liên quan đến tài sản được chốt bằng đồng USD.
Ngoài ra, sau sự sụp đổ của stablecoin TerraUSD vào tháng 5, ông Yellen và một số thành viên của Quốc hội đã cam kết soạn thảo khung quy định toàn diện về stablecoin nhằm bảo vệ các nhà đầu tư.
Tuần trước, Mỹ vừa ban hành dự thảo luật mới về stablecoin. Trong dự thảo, các “stablecoin được thế chấp nội sinh” sẽ bị cấm lưu hành trong 2 năm. Đồng thời, yêu cầu các tổ chức phát hành stablecoin phải công khai, minh bạch khả năng và lượng tài sản dùng để bảo chứng cho token được phát hành.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng tăng cường nỗ lực thực thi quy định về tiền điện tử. Vào tháng 7 vừa qua, Coinbase rơi vào vòng lao lý khi bị SEC cáo buộc tội danh niêm yết ít nhất 9 mã token mà họ tin rằng nên được phân loại là chứng khoán.
Không những thế, cơ quan quản lý cũng tiết lộ rằng họ đang tiến hành điều tra tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Mỹ.
Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC), thường được coi là khoan dung hơn đối với quy định về tiền điện tử so với SEC, cũng đã gây ra mối lo ngại giữa những người dùng tiền điện tử trong vài ngày qua, sau khi cơ quan này đệ trình vụ kiện chống lại tổ chức tự trị phi tập trung Ooki DAO vì điều hành nền tảng giao dịch phái sinh bất hợp pháp.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường biến động như hiện tại và hàng loạt các tài liệu về quy định tiền điện tử được soạn thảo, rất khó để dự đoán tương lai nào đang chào đón các nhà đầu tư cũng như thị trường tiền mã hóa.
3 loại tiền điện tử có thể chịu một đợt “sóng” lớn khi quy định được phát hành
Tornado Cash (TORN)
Sau khi Bộ Tài chính xử phạt Tornado Cash, mã token TORN của giao thức chính là tài sản tiền điện tử chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Ngoài việc mất giá trị, TORN còn phải đối mặt với sự giám sát của pháp luật trong tương lai. Do đó, các giao thức Defi cũng cẩn trọng khi hợp tác với Tornado Cash, thậm chí còn cấm các tài khoản sử dụng dịch vụ của Tornado Cash.
Cụ thể, vào ngày 08/08, Bộ Tài chính đã xử phạt giao thức này vì "không áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả" nhằm ngăn chặn tội phạm mạng liên quan đến rửa tiền.
Được biết, Tornado Cash cho phép người dùng gửi ETH hoặc USDC từ một địa chỉ Ethereum và rút nó đến một địa chỉ khác, phá vỡ ranh giới truy xuất nguồn gốc thường có trên các blockchain. Mặc dù nhiều người dùng đã sử dụng giao thức này cho các mục đích hợp pháp như duy trì quyền riêng tư về tài chính, nhưng Tornado Cash vẫn trở thành công cụ phổ biến để rửa tiền của các tội phạm mạng.
Do đó, khung quy định về tiền điện tử của Cơ quan quản lý Biden đã nói rõ rằng họ có ý định chống lại tất cả các hình thức tội phạm liên quan đến tiền điện tử.
MakerDAO (MKR và DAI)
Mặc dù giao thức Maker và stablecoin DAI chưa gặp rắc rối nào với quy định tiền điện tử, nhưng người dùng dự đoán rằng điều đó có thể xảy ra trong tương lai không xa.
Mới đây, nhà đồng sáng lập MakerDAO, Rune Christensen, đã đăng đề xuất “Kế hoạch kết thúc trò chơi” lên diễn đàn quản trị DAO, phác thảo cách giao thức có thể tự định vị để vượt qua các quy định về tiền điện tử trong tương lai.
Trong đề xuất, Christensen cho biết mức độ mà MakerDAO tích lũy thành công ETH trong ba năm tới sẽ quyết định việc có nên cân nhắc việc để DAI thoát khỏi đồng USD để trở thành một tài sản tự do hay không.
Christensen tin rằng MakerDAO có khả năng thu hút sự chú ý của các cơ quan quản lý vì giao thức phát hành một stablecoin được chốt bằng đồng USD. Khi điều này xảy ra, giao thức Maker sẽ không thể tuân thủ các lệnh trừng phạt chống rửa tiền tương tự như các lệnh trừng phạt được ban hành đối với Tornado Cash.
Do đó, giải pháp tối ưu nhất chính là dưa DAI thoát khỏi tỷ giá đồng đô la và trở thành một tài sản tự do, giảm gánh nặng pháp lý đặt lên giao thức.
Tuy nhiên, nếu MakerDAO không thể đăng ký làm nhà phát hành stablecoin phi ngân hàng ở Mỹ, điều đó có thể sẽ ảnh hưởng đến giá trị của MKR. Bên cạnh đó, DAI cũng có khả năng trở thành một tài sản bị hạn chế ở Mỹ và OFAC.
Monero (XMR)
Cuối cùng trong danh sách không phải giao thức Ethereum như Tornado Cash hoặc Maker, mà là toàn bộ blockchain — Monero.
Ra mắt vào năm 2014, Monero là blockchain tập trung vào quyền riêng tư thành công nhất được sử dụng và phát triển mạnh mẽ hiện nay. Không giống như Bitcoin hoặc Ethereum, các giao dịch của Monero là hoàn toàn riêng tư. Dặc biệt, mạng sử dụng một số tính năng bảo vệ quyền riêng tư như chữ ký, zero-knowledge proof, địa chỉ ẩn và phương pháp che địa chỉ IP để đảm bảo quyền riêng tư và ẩn danh cho tất cả người dùng.
Tuy nhiên, giống như Tornado Cash, khả năng làm xáo trộn quyền sở hữu và nguồn gốc tiền điện của Monero đã “lọt vào mắt xanh” của các nhà quản lý.
Vào năm 2020, Sở Thuế vụ trao thưởng 625.000 USD tiền mặt cho bất kỳ ai có thể bẻ khóa quyền riêng tư của Monero và tiết lộ các giao dịch của người dùng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có ai nhận được khoản tiền thưởng trên. Điều này chứng tỏ rằng công nghệ bảo mật của Monero là “bất khả xâm phạm”.
Song, khả năng phục hồi và bảo mật của Monero lại là con dao hai lưỡi. Mặc dù các tính năng bảo mật của Monero thu hút dùng, nhưng đó cũng là “miếng mồi béo bở” của các tội phạm mạng.
Ví dụ, công ty an ninh mạng Avast trước đây đã xác định phần mềm độc hại sử dụng máy tính của nạn nhân để khai thác Monero và gửi lại lợi nhuận cho kẻ tạo ra virus.
Do đó, các nhà lập pháp đang theo dõi sát sao những giao thức bảo mật nhằm ngăn chặn lừa đảo và tội phạm mạng.
Hiện nay, tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Mỹ đều từ chối nhận tiền gửi Monero hoặc mở thị trường giao ngay cho XMR vì họ không thể xác minh xem các mãmoken này có hợp pháp hay không.
Ngoài ra, các quy định bổ sung cũng hạn chế quyền truy cập vào blockchain. Điều này khiến XMR sụt giảm phần lớn giá trị.
Tương lai của Quy định tiền điện tử
Khi Tornado Cash, MakerDAO và Monero nằm trong số các dự án tiền điện tử có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi các quy định trong tương lai, nhiều mã token khác cũng có thể bị ảnh hưởng.
Trong tương lai, có khả năng tất cả các giao thức tiền điện tử sẽ cần phải tuân thủ một số quy định về chống rửa tiền.
Ngoài ra, những nhà phát hành stablecoin được chốt bằng đô la có thể sẽ phải đối mặt với các quy định bổ sung. Bởi, tính an toàn của đồng USD như một loại tiền tệ quốc gia và hàng loạt các dự án stablecoin thất bại đã tiêu tốn hàng tỷ USD của các nhà đầu tư Mỹ.
Tuy nhiên, liệu quy định như vậy có làm tổn hại đến việc chấp nhận tiền điện tử hay tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng nó theo xu hướng chính thống hay không han chưa có lời giải đáp.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Đây là cách thị trường tiền điện tử có thể vượt qua những tai ương kinh tế vĩ mô
3 sai lầm nghiêm trọng “dân chơi” Crypto cần tránh khi giao dịch hợp đồng tương lai tiền điện tử