Tính trung lập và vai trò của FED đối với tiền điện tử
FED quan tâm đến các vấn đề toàn ngành
Trong một hội nghị tại Global Interdependence Center (GIC), Thống đốc FED Christopher Waller đã nhấn mạnh những rủi ro khi đầu tư vào tiền điện tử. Ông Waller cũng đề cập đến các vấn đề trong toàn ngành như việc nộp đơn phá sản của các công ty tiền điện tử và sự sụp đổ của các sàn giao dịch tiền điện tử như FTX. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của các cơ quan chức năng để giải quyết gian lận và lừa đảo phát sinh từ các ngân hàng và tổ chức tài chính tham gia vào các hoạt động tiền điện tử. Bởi vì, vai trò của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo các tổ chức tuân thủ tất cả các yêu cầu về KYC và chống rửa tiền.
Mặc dù, Waller đã không đề cập đến việc sụp đổ của FTX có liên quan nhiều đến gian lận ngân hàng nhưng ông ấy cho rằng các ngân hàng cung cấp dịch vụ tiền điện tử cho khách hàng sẽ phải rất rõ ràng về mô hình kinh doanh, hệ thống quản lý rủi ro và cơ cấu quản trị doanh nghiệp của khách hàng. Đồng thời, hệ sinh thái tiền điện tử và hệ thống ngân hàng có sự kết nối hạn chế, dẫn đến thiếu sự liên kết.
"To me, a crypto-asset is nothing more than a speculative asset, like a baseball card," Federal Reserve Governor Christopher Waller said Friday. https://t.co/vWxbo1Sp7u
— Yahoo Finance (@YahooFinance) February 11, 2023
Ngành công nghiệp tiền điện tử đang vươn ra sân chơi quốc tế nhưng tầm ảnh hưởng từ FED cũng không nhỏ. Trong những năm qua, FED đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình nền kinh tế Mỹ bằng cách quản lý chính sách tiền tệ thông qua việc điều chỉnh lãi suất và nguồn cung tiền. FED cũng chịu trách nhiệm giám sát và điều chỉnh các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác để đảm bảo sự ổn định và ngăn ngừa rủi ro hệ thống.
Mối quan tâm của FED trong việc kiểm soát tiền điện tử
Bất chấp những phản đối về việc giữ cho người tiêu dùng “an toàn” khỏi tiền điện tử, FED và các ngân hàng trung ương khác có quyền lợi trong việc duy trì hệ thống tài chính dựa trên tiền pháp định (fiat) hiện tại. Tiền điện tử hoạt động ngoài vòng quản lý của hệ thống tài chính truyền thống và không phải tuân theo các quy định và kiểm soát giống như tiền tệ fiat.
Các ngân hàng trung ương có quyền tạo ra và kiểm soát nguồn cung tiền, đặt lãi suất và điều chỉnh các tổ chức tài chính. Nếu ngành công nghiệp tiền điện tử được áp dụng rộng rãi, nó có thể phá vỡ khả năng kiểm soát hệ thống tài chính của các ngân hàng trung ương và có khả năng làm giảm quyền lực và ảnh hưởng của họ. Dĩ nhiên, họ sẽ không buông bỏ dễ dàng những điều đó.
Những quan niệm sai lầm về tiền điện tử và các hoạt động bất hợp pháp
Một trong những mối quan tâm chính của các ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý là khả năng tiền điện tử có thể tạo điều kiện cho các hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền và trốn thuế. Mặc dù bản chất phi tập trung và ẩn danh của tiền điện tử có thể khiến nó trở nên hấp dẫn đối với các hoạt động bất hợp pháp, nhưng điều quan trọng là không thể phủ nhận việc sử dụng tiền tệ fiat cho các mục đích tương tự.
Vai trò của tiền fiat trong các hoạt động bất hợp pháp
Các hoạt động bất hợp pháp, chẳng hạn như buôn bán ma túy, buôn lậu vũ khí và buôn người, sử dụng rộng rãi tiền fiat. Không giống như tiền điện tử, tiền mặt có thể dễ dàng vận chuyển, không thể theo dõi và được chấp nhận rộng rãi, khiến nó trở thành phương tiện trao đổi ưa thích của bọn tội phạm.
Các hoạt động bất hợp pháp đã liên quan đến các tổ chức tài chính truyền thống. Rửa tiền chỉ là một ví dụ về điều này. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cho thấy hệ thống tài chính truyền thống dễ bị tham nhũng và trở thành phượng tiện cho các hoạt động phi pháp.
"Satoshi had a beautiful vision.
— Documenting ₿itcoin 📄 (@DocumentingBTC) November 15, 2022
What if we didn't have to trust the banks?
What if we didn't have to save in fiat currency?#Bitcoin is the solution." — @saylor pic.twitter.com/DXzU1k8l7g
Tiềm năng của tiền điện tử để chống lại các hoạt động bất hợp pháp
Trái ngược với niềm tin phổ biến, tiền điện tử có khả năng chống lại các hoạt động bất hợp pháp – cung cấp phương tiện thanh toán minh bạch và có thể theo dõi. Tính minh bạch trên blockchain làm cho việc che giấu các hoạt động tội phạm trở nên khó khăn do dễ kiểm toán.
Hơn nữa, trao đổi tiền điện tử phải tuân theo các quy định ngày càng nghiêm ngặt và các yêu cầu chống rửa tiền (AML). Điều này làm giảm rủi ro của các hoạt động bất hợp pháp và giúp đảm bảo ngành công nghiệp tiền điện tử hoạt động có trách nhiệm và đạo đức.
Tuy nhiên, hàng loạt các vụ tấn công mạng trong năm 2022 khiến ngành công nghiệp tiền điện tử thất thoát hàng tỷ USD. Do đó, một bộ phận người dùng sẽ nghi ngờ liệu tính minh bạch và dễ truy xuất có trấn áp hành vi của hacker.
Cũng trong năm 2022, công ty phân tích chuỗi khối Chainalysis đã phối hợp cùng cơ quan thực thi pháp luật Mỹ giúp thu hồi 30 triệu USD từ vụ hack Ronin Network. Mặc dù con số trên vẫn khá khiêm tốn với tổng thiệt hại trị giá khoảng 620 triệu USD tại thời điểm bị tấn công. Nhưng, những nỗ lực từ Chainalysis đã mở ra một tia sáng về hành động đối kháng với tội phạm mạng để bảo vệ không gian tiền điện tử an toàn hơn.
Tầm quan trọng của tính trung lập
Trên thực tế, Cục Dự trữ Liên bang đảm nhận nhiều vai trò, bao gồm thực hiện chính sách tiền tệ và điều tiết các ngân hàng để thúc đẩy sự ổn định. Do đó, FED có thể tác động đến giá tài sản. Nhưng vai trò của FED không phải là can thiệp vào sự biến động của tài sản cá nhân. Nhận xét của Waller là một ví dụ rõ ràng về điều này.
Những phát ngôn từ FED có khả năng dẫn đến những hậu quả không mong muốn và sự mất niềm tin từ thị trường. Do đó, điều quan trọng là Fed phải giữ thái độ trung lập và tập trung vào các điều kiện kinh tế và tài chính rộng lớn hơn. Những người tham gia thị trường đưa ra quyết định đầu tư dựa trên khả năng chấp nhận và đánh giá rủi ro của chính họ.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Chuyên gia nhận định về khả năng điều chỉnh chính sách lãi suất của FED và cảnh báo về một năm “choppy” 2023
FED ảnh hưởng đến vốn hóa thị trường tiền điện tử như thế nào?
3 kịch bản vĩ mô có thể định hình ngành công nghiệp tiền điện tử vào năm 2023