“Quả bom” Silvergate: Thị trường sẽ ra sao nếu “ngân hàng thân thiện với crypto” Silvergate phá sản?
Mối lo ngại bao trùm
Từ một công ty cho vay, hỗ trợ các giao dịch bất động sản nhỏ với tài sản dưới 1 tỷ USD, Silvergate bất ngờ “trở mình” thành ngân hàng tiền điện tử lớn nhất nước Mỹ sở hữu hơn 1.600 công ty đào coin cùng các sàn giao dịch và dự án lớn nhỏ khác trong ngành.
Thời hoàng kim, Silvergate là đối tác ngân hàng của hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử hoạt động ở xứ cờ hoa. Có thể thấy sự phát triển nhanh chóng và mức độ ảnh hưởng của ngân hàng Silvergrate đối với thị trường tiền điện tử lớn cỡ nào.
Ngay cả Sam Bankman – cựu CEO của sàn giao dịch FTX cũng từng nói: "Thị trường Crypto có thể được chia thành giai đoạn trước Silvergate và sau Silvergate”.
Tuy nhiên, tính đến đầu năm 2023, website của ngân hàng chỉ để logo của 5 công ty tiền điện tử gồm Coinbase, Kraken, Bitstamp cùng hai đơn vị phát hành stablecoin là Circle (USDC) và Paxos (BUSD, USDP).
Các đối tác crypto từng thuộc mạng lưới SEN của Silvergate.
Hiện tại, Silvergate đang phải đối mặt với khủng hoảng do ảnh hưởng nặng nề từ sụ sụp đổ của sàn FTX - một khách hàng lớn nhất của họ.
Giá cổ phiếu ngân hàng Silvergate đã giảm mạnh hơn 80% sau vụ bê bối Sam FTX và giảm gần 95% so với mức giá ATH (mức giá cao nhất từ trước đến nay).
Sáng ngày 02/03, thông tin về Silvergate đang xem xét khả năng hoạt động sau ảnh hưởng từ các vụ sụp đổ trong thị trường và không kịp public báo cáo hàng năm vào ngày 16/03 tới như bồi thêm nỗi lo cho các nhà đầu tư trên thị trường.
Silvergate -15% after hours after delaying 10k filing,
— db (@tier10k) March 1, 2023
"could result in the Company and the Bank being less than well-capitalized"
"investigations from our banking regulators, congressional inquiries and the U.S. Department of Justice"https://t.co/scrCBvJFr1 pic.twitter.com/21AD3fhE0P
“Sức khỏe” của Silvergate
Theo báo cáo tài chính quý IV/2022, khách hàng của Silvergate đã rút hơn 8 tỷ USD tiền gửi. Điều này khiến lượng tiền dự trữ trong ngân hàng giảm 6,8% từ 11,9 tỷ USD còn 3,8 tỷ USD. Giới quan sát nhận định đây là ảnh hưởng trực tiếp từ sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX, vốn đã gây chấn động thị trường crypto kể từ đó với ảnh hưởng vẫn còn lan rộng ở thời điểm hiện tại.
Ngay sau đó, Alan Lane, CEO của Silvergate, đã lên tiếng trấn an nhà đầu tư rằng tình hình của ngân hàng vẫn ổn.
“Đáp lại những biến cố trong ngành tài sản kỹ thuật số vào quý IV, chúng tôi đã có các biện pháp đề phòng để đảm bảo có đủ thanh khoản đáp ứng nhu cầu rút tiền, và hiện vẫn đang duy trì lượng tiền mặt cao hơn lượng tiền gửi có liên hệ đến tài sản số.”
Alan Lane - CEO của Silvergate
Tuy nhiên, Silvergate lại thông báo sa thải 200 nhân viên, tương đương 40% bộ máy nhân sự. Lý do cho việc cắt giảm này là để “đối mặt với hiện thực” của nền kinh tế và mảng crypto, giúp ngân hàng quản lý chi phí “trong một môi trường vĩ mô thách thức hơn”.
Ngoài ra, ngân hàng còn chấp nhận mất trắng khoản đầu tư 196 triệu USD khi mua lại dự án stablecoin Diem mà Facebook đã từ bỏ hồi tháng 02/2021.
Hàng loạt động thái đáng ngờ của Silvergate đã dấy lên nhiều lo ngại trong thị trường về tình hình tài chính của “ngân hàng thân thiện với tiền điện tử”.
Trong một hồ sơ ngày 01/03, ngân hàng Silvergate thông báo trễ hạn nộp báo cáo hàng năm cho Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC). Nguyên nhân được họ đưa ra là do vị thế vốn lại tiếp tục suy yếu. Tỷ lệ vốn bị lỗ trong danh mục đầu tư chứng khoán lên tới 5,7 tỷ USD vào cuối 2022 sau nỗ lực đáp ứng yêu cầu rút tiền từ các nhà đầu tư. Ngoài ra, Silvergate còn tiết lộ ngân hàng đang đánh giá lại khả năng hoạt động cho 12 tháng sắp tới sau khi tung ra bảng báo cáo tài chính.
Sau tin tức, các “ông lớn” tiền điện tư đồng loạt cắt đứt quan hệ với Silvergate. Cổ phiếu SI của ngân hàng Silvergate tiếp tục giảm 15%.
Giá cổ phiếu SI của ngân hàng Silvergate giảm mạnh.
Thị trường chao đảo
Thị trường "chìm đỏ" sau tin tức về Silvergate.
Sáng ngày 03/03, giá Bitcoin đã bất ngờ dump mạnh 1.000 USD (giảm từ 23.400 USD về 21.971 USD), để rồi giật lên lại 22.400 USD. ETH cũng gặp tình trạng tương tự khi mất 6% giá trị, sập về 1.544 USD.
Dù chưa rõ lý do cho lần điều chỉnh mới nhất của thị trường, thế nhưng có khả năng nó đến từ sự lo sợ cho tình hình của Silvergate.
Hiện tại, số lượng lệnh phái sinh bị thanh lý trong 1 giờ gần nhất đạt trên 200 triệu USD, chiếm phần lớn giá trị thanh lý trong các khung 4 giờ, 12 giờ và cả 24 giờ. Đều này cho thấy hiệu ứng thanh lý ồ ạt cộng dồn trong cú dump và khiến nhiều nhà đầu tư trở tay không kịp. Trong số các lệnh bị thanh lý, lệnh short chiếm tỷ lệ lên đến hơn 98%.
Giá trị tiền điện tử bị thanh lý trong 4 giờ qua.
“Quả bom” Silvergate phát nổ: Liệu lịch sử năm 2022 sẽ lặp lại?
Khác với không khí sôi động của các tuần trước, nhiều nhà đầu tư đã bày tỏ sự quan ngại với sự kiện này.
Nhà đầu tư tmnxeq trên twitter đưa ra thắc mắc: “Điều gì sẽ xảy ra với khoản vay của Saylor nếu Silvergate ra đi?”
Bởi ngày ngân hàng Silvergate phá sản, chắc chắn sẽ là một ngày tồi tệ đối với Michael Saylor khi MacroStrategy (công ty con của MicroStrategy) có khoản vay thế chấp 205 triệu USD với Silvergate.
What happens to Saylor's loan if Silvergate is gone concern? https://t.co/tKG4rrWCeU pic.twitter.com/hT9x9giz0n
— tmnxeq (@tmnxeq) March 1, 2023
Bên cạnh đó, với sự ảnh hưởng của Silvergate, thị trường tiền điện tử chắc chắn sẽ phải trải qua thời kỳ “khủng hoảng” nặng nề nếu Silvergate phá sản. Nhiều chuyên gia dự đoán Bitcoin sẽ có một đợt điều chỉnh lớn, đồng thời, các nhà quản lý sẽ tăng cường đàn áp hơn nữa.
Trên thực tế, chuỗi Domino diễn ra từ sự sụp đổ của một ông lớn trong ngành là điều khó tránh khỏi. Trong quá khứ từng có: Evergrande, Lehman Brothers hay thị trường tiền điện tử gần đây có Terra, Three Arrows Capital và sàn giao dịch FTX.
Chính sự sụp đổ của FTX đã mở đầu ra một chuỗi Domino xấu tới các dự án lớn nhỏ trong thị trường kể từ tháng 11/2022 và trong đó có ngân hàng Silvergate.
Liệu Silvergate có tiếp sức cho FTX mở ra một chuỗi Domino tiêu cực khác trong thị trường không?
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Dữ liệu on-chain: Điểm tương đồng giữa Bitcoin 2019 và 2023 trong đợt tăng giá vừa qua
Thị trường đang trên đà phục hồi: Phải chăng Bitcoin đã tạo đáy?