banner
banner
Background VIC News
Thứ bảy, 03/12/2022, 08:33 (GMT + 7)
Thứ bảy, 03/12/2022, 08:33 (GMT + 7)

Làn sóng phá sản đang bao trùm thị trường: Điểm mặt các vụ sụp đổ tiền điện tử gây biến động lớn trong 6 tháng qua

Dưới đây là dòng thời gian của các vụ phá sản tiền điện tử lớn trong sáu tháng qua gây biến động toàn thị trường.
Mục lục bài viết
  1. Three Arrows Capital (01/07)
  2. Voyager Digital (05/07)
  3. Celsius (13/07)
  4. Compute North (22/09)
  5. FTX Group, Alameda Research và nhiều tổ chức khác (11/11)
  6. FTX Digital Markets (15/11)
  7. BlockFi (28/11)

Three Arrows Capital (01/07)

Từ một quỹ đầu cơ tiền điện tử đang quản lý khoảng 10 tỷ USD tài sản, Three Arrows Capital đã lao dốc đến bờ vực phá sản.

Ngày 01/07, Three Arrows Capital (3AC) đã đệ đơn phá sản tại một tòa án liên bang Manhattan (Mỹ) sau hơn nửa tháng chật vật xoay xở trả nợ. Trước đó, tòa án tại Quần đảo Virgin (Anh) ra lệnh thanh lý tài sản khi quỹ không còn khả năng thanh toán nợ.

Được biết, 3AC là quỹ đầu tư tiền điện tử nổi tiếng. Tuy nhiên, do LUNA-UST sụp đổ vào tháng 5, quỹ này đã chịu ảnh hưởng nặng nề và bị thanh lý tài sản ồ ạt khi thị trường tiếp tục điều chỉnh vào tháng 6. Ngoài ra, 3AC còn bị phát hiện đã vay tài sản không thế chấp từ hàng loạt đơn vị khác, tạo hiệu ứng dây chuyền lan rộng.

Theo tài liệu được công bố, công ty nợ các chủ nợ khoảng 3,5 tỷ USD, trong đó Genesis Châu Á Thái Bình Dương là chủ nợ lớn nhất.

Voyager Digital (05/07)

Sự sụp đổ của 3AC khiến Voyager Digital lung lay và “nốt gót” ngay sau đó.

Khi 3AC vỡ nợ với khoản vay trị giá hơn 650 triệu USD, công ty này đã thông báo tạm dừng hoạt động rút tiền. Khách hàng của quỹ, trong đó có rất nhiều nhà đầu tư thông thường, đã bị đóng băng tài khoản và không thể lấy lại toàn bộ tài sản.

Vài ngày sau (ngày 05/07), Voyager Digital chính thức nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 tại tòa án ở New York, với khoản nợ lên tới 10 tỷ USD. Tại thời điểm đó, CEO của Voyager, Stephen Ehrlich, chia sẻ: “Đây là một quyết định cực kỳ khó khăn, nhưng chúng tôi tin rằng đó là một quyết định đúng đắn trong điều kiện thị trường hiện tại”.

Ngày 13/09, Voyager Digital bắt đầu đấu giá tài sản và FTX US đã trúng thầu. Thỏa thuận được định giá khoảng 1,4 tỷ USD, bao gồm khoản “cân nhắc bổ sung” trị giá khoảng 111 triệu USD và giá trị thị trường 1,3 tỷ USD của tất cả tiền điện tử ở nền tảng.

enlightenedBật mí lý do khiến FTX bất chấp thu mua Voyager và BlockFi mặc dù “cháy túi”

Tuy nhiên, đáng buồn thay, FTX bất ngờ sụp đổ khiến Voyager buộc phải tìm kiếm chủ nhân mới của thương vụ mua lại. Khả năng cao Binance sẽ thay thế FTX.

Celsius (13/07)

Celsius – công ty cho vay tiền điện tử nằm trong danh sách cân nhắc thu mua của Sam Bankman-Fried – đã nộp đơn xin phá sản vào ngày 13/07, khoảng một tháng sau khi tạm dừng hoạt động rút tiền, chuyển khoản và hoán đổi.

Công ty đã kê khai tài sản từ 1 tỷ USD đến 10 tỷ USD, với số nợ ước tính 5,5 tỷ USD. Thông báo này của Celsius được chia sẻ rộng rãi trên khắp mạng xã hội. Bên cạnh đó, Celsius còn tuyên bố rằng bản thân sẽ “vượt qua đợt phá sản này để đạt được thành công trong ngành công nghiệp tiền điện tử”.

Không những thế, Celsius còn nhấn mạnh: “Việc đệ đơn xin phá sản chỉ là hành động nhằm củng cố lại bộ máy cấu trúc và công ty cam kết sẽ trở lại trong một ngày gần nhất với phiên bản tốt hơn”.

Tuy nhiên, sau bao nỗ lực tái cấu trúc, hiện giờ, Celsius vẫn đang “hoang mang vô định” bởi điều kiện khắc nghiệt của thị trường. Đặc biệt, cả 2 founder của Celsius – S. Daniel Leon và Alex Mashinsky – đều tuyên bố từ chức.

Ngoài ra, thảm họa FTX-Alameda cũng ảnh hưởng đáng kể đến quỹ đầu tư khi Celsius nắm giữ khoảng 3,5 triệu token Serum bị khóa và 13 triệu USD khoản vay thế chấp trên FTX.

Compute North (22/09)

Với bối cảnh thị trường ảm đạm và hoạt động khai thác tiền điện tử khó khăn, nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ Compute North cũng buộc phải nộp đơn xin phá sản vào ngày 22/09, với khoản nợ ít nhất 200 triệu USD.

Chánh án Mỹ tại Quận Nam Texas, Houston đã ký lệnh cho phép Compute North bán tài sản trong ngày 01/11. Generate sẽ chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ liên quan đến nhà máy và thiết bị trong đợt bán ra này. Tuy nhiên, Compute North không nhận được bất cứ đề nghị mua lại nào. Do đó, buộc phải đồng ý thỏa thuận với Generate Capital.

Không có kế hoạch hợp nhất hay tái cấu trúc từ Generate từ thương vụ này. Thỏa thuận không bao gồm tài sản do bên thứ ba sở hữu và được sử dụng tại nhà máy. Generate có phần trong tài trợ nhà máy của Compute North với số tiền lên đến 300 triệu USD để trả chi phí thặng dư và phát triển dự án trong tháng 2/2022.

Được biết, Compute North không phải là đại diện duy nhất phá sản trong giai đoạn suy thoái của ngành khai thác Bitcoin và kẹt giữa chi phí điện cao và giá tiền số giảm. Một doanh nghiệp khai thác khác là Marathon Digital Holdings, cũng báo cáo khoản lỗ 80 triệu USD và tính đến chuyện phá sản.

FTX Group, Alameda Research và nhiều tổ chức khác (11/11)

Sau drama giữa ChangpengZhao và Sam Bankman-Fried cũng những nỗ lực cứu vớt đế chế tiền điện tử bất thành, ngày 11/11, FTX chính thức tuyên bố phá sản theo Chương 11. Sam Bankman-Fried rời ghế CEO nhường vị trí cho người khác. Đánh dấu sự sụp đổ đáng kinh ngạc của một trong những nhân vật quyền lực nhất  thị trường crypto.

Được biết, ngoài FTX và Alameda, còn có 130 công ty liên kết khác cũng rơi vào cảnh ngộ tương tự, buộc phải nộp đơn xin phá sản.

Trong hồ sơ phá sản, FTX nợ cá nhân đứng đầu hơn 226 triệu USD, và những người khác trong top 50 với số tiền nợ xấp xỉ từ 21 triệu USD đến 203 triệu USD. Danh tính và thông tin của các chủ nợ không được tiết lộ. Tổng khoản nợ hơn 3 tỷ USD.

Thảm họa FTX-Alameda đã khiến thị trường chao đảo, hàng loạt công ty bị liên đới đang đứng bên bờ vực sụp đổ. Một trong những công ty bị ảnh hưởng nặng nề đó chính là Genesis – công ty thuộc Digital Currency Group.

Hiện tại, có rất nhiều suy đoán về “sức khỏe” của Digital Currency Group (DCG) – đế chế tiền điện tử của nhà đầu tư Bitcoin đầu tiên Barry Silbert, với định giá đạt 10 tỷ USD trong năm 2021.

Công ty tiền điện tử Genesis Global Capital cho biết họ đã khóa 175 triệu USD trên FTX. Do đó, công ty mẹ DCG buộc phải chuyển 140 triệu USD cho Genesis để xoay sở.

Ngày 16/11, công ty cho vay tiền điện tử Genesis Trading thông báo ngừng rút tiền và cung cấp các khoản vay mới vì bị ảnh hưởng từ vụ sụp đổ của FTX. Không những thế, Genesis còn đang tìm kiếm khoản cứu trợ trị giá 1 tỷ USD từ nhiều nhà đầu tư khác nhau nhưng không thành công. Có tin đồn rằng Mike Novogratz và The Winklevii đã từ chối giải cứu công ty.  

Sáng ngày 21/11, tài khoản Twitter của Andrew Parish, nhà sáng lập nền tảng Web3 ArcPublic, tuyên bố Digital Currency Group đã gánh khoản nợ mà Three Arrows Capital không trả được cho Genesis, ước tính lên tới1,1 tỷ USD.

FTX Digital Markets (15/11)

FTX Digital Markets — công ty con của FTX Trading có trụ sở tại Bahamas — đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 15 ở New York. Các luật sư của FTX gọi động thái này là "một nỗ lực trắng trợn nhằm trốn tránh sự giám sát của Tòa án và cô lập FTX DM khỏi sự quản lý của con nợ".

FTX cho biết họ có “bằng chứng đáng tin cậy rằng chính phủ Bahamas chịu trách nhiệm chỉ đạo truy cập trái phép vào hệ thống của con nợ".

Căng thẳng giữa các nhà chức trách ở Bahamas và ban quản lý mới của FTX ngày càng leo thang. Ủy ban Chứng khoán Bahamas (SCB) tuyên bố rằng Giám đốc điều hành mới của FTX, John Ray, đã đưa ra "những cáo buộc quá đáng và không chính xác" về cách đối xử với FTX.

Sáng ngày 28/11, Tổng chưởng lý Bahamas cho biết cơ quan chính phủ đang tiến hành các cuộc điều tra dân sự và hình sự đối với FTX. Nhưng ông phủ nhận rằng Bahamas cần phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về Vụ tai nạn FTX. Đồng thời, chỉ trích tân CEO của FTX đã đưa thông tin sai lệch và sử dụng các cáo buộc không chính xác.

enlightenedBitBoy Crypto đối đầu với Sam Bankman-Fried tại Bahamas

BlockFi (28/11)

Ngày 15/11, BlockFi thông báo trên trang Twitter rằng công ty sẽ tiếp tục ngừng hoạt động rút tiền do ảnh hưởng từ vụ sụp đổ của FTX và các công ty liên quan. Không những thế, BlockFi còn âm thầm tiến hành sa thải nhân viên.

Trước hành động này, cộng đồng truyền tai nhau rằng, BlockFi đang manh nha nộp đơn phá sản theo chương 11.

Sau những nỗ lực “chèo lái” của đội ngũ sáng lập, BlockFi đã chính thức nộp đơn phá sản và giải tán phần lớn nhân viên vào ngày 28/11.

Được biết, BlockFi là một trong những công ty cho vay tiền số lớn nhất thế giới, là đối thủ của Celsius Network và Voyager - 2 cty cũng vừa phá sản cách đây không lâu. Với thời hoàng kim, BlockFi từng nắm giữ 20 tỷ USD tiền gửi, thậm chí được The Inc. 5000 xếp hạng là công ty tư nhân phát triển nhanh nhất Mỹ giai đoạn 2018 - 2021 với tốc độ tăng trưởng 245,616%.

Thế nhưng, trên thực tế, BlockFi đã bắt đầu gặp khó khăn từ giữa năm nay vì sự lao dốc của thị trường. Cho đến gần đây, ảnh hưởng từ sự sụp đổ của FTX dường như là dấu chấm hết cho những nỗ lực cuối cùng của họ.

VIC Crypto tổng hợp

Tin tức liên quan:

enlightened4 bài học để đời từ cú sập của FTX

enlightenedCEO của các sàn giao dịch phá sản đồng loạt “tái xuất” sau thảm họa FTX-Alameda

enlightenedBài học rút ra từ những lá đơn phá sản gần đây, nhà đầu tư nên làm gì để tự bảo vệ mình?



Mục Lục Bài Viết
  1. Three Arrows Capital (01/07)
  2. Voyager Digital (05/07)
  3. Celsius (13/07)
  4. Compute North (22/09)
  5. FTX Group, Alameda Research và nhiều tổ chức khác (11/11)
  6. FTX Digital Markets (15/11)
  7. BlockFi (28/11)

MicroStrategy đã lỗ 53,1 triệu USD trong quý 1 nhưng kế hoạch mua Bitcoin vẫn tiếp tục

MicroStrategy vẫn chưa áp dụng tiêu chuẩn kế toán mới có thể tính đến hàng tỷ đô la tiền lãi trên giấy tờ....
một giờ trước Tin tức mới nhất

Tether mua 200 triệu USD cổ phần của công ty giao diện máy tâm não Blackrock Neurotech

Khoản đầu tư này của Tether sẽ tài trợ cho việc triển khai hoạt động và thương mại hóa các thiết bị y....
14 giờ trước Tin tức mới nhất

Cổng thông tin Web3 của Google Cloud gây ra cuộc tranh cãi trong lĩnh vực tiền điện tử

Google Cloud gần đây đã ra mắt cổng Web3 dành riêng các cho nhà phát triển nhưng lại nhận được nhiều tranh cãi....
một ngày trước Tin tức mới nhất

Offchain Labs (Arbitrum) phát hiện 2 lỗ hổng trong công nghệ OP Stack của Optimism

Các nhà phát triển Offchain Labs, đội ngũ phát triển đứng sau Layer 2 Arbitrum đã tìm thấy lỗi trong hệ thống tranh....
2 ngày trước Tin tức mới nhất

Franklin Templeton niêm yết Ethereum ETF Spot trên DTCC

Ethereum ETF được niêm yết trên DTCC không đồng nghĩa với việc SEC có chấp thuận đơn đăng ký Ethereum ETF Spot của....
2 ngày trước Tin tức mới nhất