Góc nhìn sâu sắc của Sam Bankman Fried về lạm phát và suy thoái (Part 1)
Thị trường đi xuống không phải do lạm phát
Trong bối cảnh thị trường tài chính chung cùng suy giảm từ cuối năm 2021 đến nay,nhiều người cho rằng nguyên nhân là do lạm phát tăng cao dẫn đến các nhà đầu tư hoảng sợ và bán tháo. Các bước diễn ra trong thực tế vận hành thị trường sẽ là : Lạm phát xảy ra -> Thế giới nhận ra lạm phát -> Lạm phát tăng cao -> FED tăng lãi suất -> Lạm phát đi xuống -> Thị trường tài chính đi xuống. Nhưng theo Sam,thị trường không đi xuống do lạm phát,vì bản chất khi chúng ta nhận ra lạm phát thì tức là nó đã xảy ra từ trước đó rồi.
Cung tiền không ngừng tăng lên
Biểu đồ trên đây cho thấy tổng lượng cung tiền M2 ( Bao gồm tiền mặt và tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn) ra thị trường từ năm 1960 đến nay. Có thể thấy trong các thập kỷ vừa qua,ngân hàng trung ương không ngừng cung tiền ra thị trường, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây.
Tại sao các ngân hàng trung ương lại làm như vậy ?
Trong trường hợp in tiền làm pha loãng tổng lượng cung và phân phát cho mọi người đang sở hữu tiền theo một tỉ lệ đồng đều thì việc in tiền của chính phủ hay các ngân hàng trung ương sẽ không có ý nghĩa, vì ai ai cũng sẽ tăng lượng tiền nắm giữ của mình lên từ đó đồng nghĩa với việc giá cả tăng tương ứng, cho nên sức mua là không hề thay đổi.
Còn thực tế, các chính phủ họ in tiền và cung cấp ra thị trường có chủ đích cho một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định phục vụ chính sách kinh tế…chứ không phải là cung tiền đồng đều theo tỉ lệ cho tất cả mọi người như ở trường hợp trên. Và đây chính xác là lạm phát, ảnh hưởng đến toàn bộ lợi ích của những người đang nắm giữ tiền mặt còn lại mà không được phân phát thêm tiền,khiến sức mua của số tiền mà họ đang nắm giữ giảm đi. Tức là lượng tài sản của họ vô hình chung đang giảm giá trị bởi lượng tiền mới được in ra thêm.
Các Chính phủ làm như vậy đều có chủ đích của họ. Việc in tiền gây ra lạm phát từ đó hình thành nỗi lo với những người sở hữu tiền,nếu không muốn tiền bị mất giá thì phải đi đầu tư,kinh doanh, thương mại… khiến cho dòng tiền trong nền kinh tế được lưu thông liên tục, không bị ứ đọng. Từ đó kích thích nền kinh tế phát triển.
Để nguyên lý trên hoạt động,suy cho cùng sẽ phải có người cuối cùng nắm giữ tiền mặt. Vậy người đó là ai ? Theo Sam thì họ có thể là các chính phủ nước ngoài. Họ sẽ phải chịu đựng rủi ro lạm phát để đánh đổi lại thực hiện được chủ đích mà họ mong muốn. Ngoài ra,họ có thể là những người chốt lời mà bán đi tài sản của họ.
Lạm phát vừa phải là điều tốt
Theo Sam, một công ty thông thường muốn thu hút đầu tư có chỉ số P/E bằng 20 (viết tắt của chỉ số Price to Earning ratio,là tỉ lệ giữa giá thị trường của cổ phiếu với thu nhập của cố phiếu đó mang lại) thì công ty đó có thể chấp nhận rủi ro tăng vốn ~5%/năm. Vì vậy lạm phát tốt hơn hết nên nhỏ hơn 5%/năm !
Trên thực tế,lạm phát trung bình kể từ năm 2000 đạt 2,3%/năm.
Biểu đồ dữ liệu lạm phát từ 2000 cho đến nay - theo dữ liệu của WorldBank.
Vậy có điều gì cần phải lo lắng ?
Chúng ta cùng quay trở lại tổng mức cung tiền hiện tại M2 là khoảng 20T$ (nghìn tỉ $). Ngoài ra cung tín dụng khoảng 3,5T$ tức là trung bình khoảng 17%/năm. Đáng lưu ý là con số này chỉ là 10% ở đầu thập kỷ trước và chỉ khoảng 3% năm 2000. Do đó chúng ta đang có một sự thật kỳ lạ đó là tốc độ cung tiền tệ cao gấp 5 lần so với tỉ lệ lạm phát.
Như vậy,số tiền cung ra đã đi đâu ?
Chúng ta cùng xét một vài xu hướng chung của thế giới hiện tại :
1. Số hóa : những người khổng lồ web2 đã kiếm được rất nhiều tiền ví dụ Elon Musk
2. Đầu tư tài chính : những người khổng lồ trong giới đầu tư tài chính kiếm được rất nhiều tiền ví dụ Buffet
3. Dịch vụ tín dụng phát triển : hai nhóm 1 và 2 có thể dễ dàng vay mượn dựa trên vốn chủ sở hữu của họ,làm tăng vốn lưu động.
Cả 3 xu thế này đều cho thấy,những người giàu nhất năm 2022 sẽ có giá trị tài sản cao hơn rất nhiều so với những người giàu nhất năm 2007.
https://t.co/7IYs6mk4Ux
Khi những người giàu sở hữu khối tài sản khổng lồ,ví dụ như Elon Musk có tài sản cao gấp 1 triệu lần tài sản trung bình của 1 người Mỹ, mà sức mua tiêu dùng của vị tỉ phú cũng không thể gấp 1 triệu lần 1 người bình thường cho nên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thường là thấp hơn so với thực tế. Ngoài ra,nếu họ không tiêu dùng quá nhiều, vậy những người giàu như Elon họ dùng tiền vào việc gì ? Họ sẽ dùng tiền để mua và đầu tư vào những thứ còn tăng cao hơn gấp nhiều lần so với CPI ví dụ như Elonmusk đầu tư và ca ngợi Dogecoin.
Ngoài tiền điện tử,danh mục này còn có thể là cổ phiếu,bất động sản,máy bay tư nhân,đội thể thao,tác phẩm nghệ thuật,đồ cổ,NFTs,...Khi nguồn vốn khổng lồ chảy vào các hạng mục trên làm cho giá của chúng lại càng tăng,từ đó những nhà đầu tư lại càng gia tăng giá trị tài sản,chưa kể họ có thể dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng làm gia tăng quy mô vốn đầu tư khiến cho giá trị tài sản càng gia tăng lên rất nhiều…
Ý nghĩa thực sự của CPI
Cuối cùng,Sam kết luận, nếu chỉ dựa vào CPI thì ta chỉ thấy giá trị tương đối của lạm phát,nó có ý nghĩa với tăng trưởng tiền lương hay tăng trưởng vốn đầu tư mà thôi. Còn thực tế,với các nội dung trên đã phân tích,lạm phát thực sự có thể cao hơn nhiều,có thể là rất gần với con số 17%.
Anh em nghĩ thế nào về góc nhìn trên,hãy comment ý kiến bên dưới nhé.
Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và người tham gia phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với khoản đầu tư của mình.
Follow us:
Group chat : https://t.me/VICcommunitychat
Channel Analytics : https://t.me/VIC_Analytics
Channel Trading : https://t.me/VICTradingChannel
Group FB : https://www.facebook.com/groups/394128125782318
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCkDL2yV5qxw0phIWfyVr3wA
Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và người tham gia phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với khoản đầu tư của mình.
Follow us: Fanpage | Group FB | Group chat | Channel Analytics | Channel NFT Youtube