Chỉ số đô la Mỹ (DXY) tăng “phi mã” gây ra mối lo ngại cho Bitcoin và altcoin
Từ tháng 9/2022 biến động của chỉ số đô la Mỹ, đo - chỉ số đo lường đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF), đã liên tục duy trì trong một xu hướng giảm. Đến nay đã gần tròn một năm, nhiều tín hiệu kỹ thuật cho thấy xu hướng giảm này có khả năng đã chấm dứt. DXY có thể sẽ liên tục lập ATH mới trong thời gian tới.
Cụ thể, DXY đã bước sang tuần thứ 8 tăng liên tiếp kể từ giữa tháng 7 đến nay. Tháng 7 vừa qua cũng chính là tháng mà FED quyết định tăng lãi suất lên phạm vi 5,25 – 5,5%, mức cao nhất kể từ năm 2001. Đến tháng 8 thì lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ đã thoát khỏi xu hướng giảm của 40 năm qua. Đà tăng của DXY lần này đánh dấu nhiều dấu hiệu chưa từng có.
Bên cạnh đó, trong phiên giao dịch ngày 05/09, DXY dừng ở mức 104,78 điểm với mức tăng 0,52%. Đặc biệt, khi kết thúc phiên giao dịch sáng nay theo giờ Việt Nam, đồng đô la Mỹ đã tăng lên mức cao gần sáu tháng so với các đồng tiền khác khi những lo lắng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tại Trung Quốc, đã thúc đẩy các nhà đầu tư đổ tiền vào đồng tiền an toàn của Mỹ.
Biểu đồ biến động DXY theo khung tuần và ngày. Nguồn: Beincrypto
Theo biểu đồ trên, hai đường EMA34 và EMA89 trong khung ngày đã xác nhận một giao cắt dương từ sau giao cắt âm hồi cuối năm 2022 đánh dấu đà giảm. Ngoài ra, DXY đã thoát khỏi trendline chéo của xu hướng giảm năm 2023. Hai tín hiệu này cho thấy DXY có thể đã đảo chiều.
Việc DXY đảo chiều thành tăng gợi ý giá cổ phiếu và Bitcoin có thể đảo chiều thành giảm. Cùng với đà tăng này của DXY, nguồn cung M2 toàn cầu đã phá hỗ trợ và có thể giảm cho đến cuối năm.
Đáng chú ý, Bitcoin có thể giảm sâu nếu DXY tiếp tục tăng mạnh. Bởi từ đầu năm đến nay, biến động của DXY và BTC luôn đối xứng nhau, thể hiện mối tương quan nghịch đảo chặt chẽ.
Biến động tương quan giữa DXY và BTC trong khung 3 ngày (3D). Nguồn: Beincrypto
Trước mắt, vùng 104,5 điểm vẫn là kháng cự gần của DXY. Đặc tính kỹ thuật của mối tương quan này cho thấy vùng kháng cự 104,5 điểm cũng sẽ tương đương với vùng hỗ trợ 25.000 USD của BTC.
Nếu DXY tiếp tục tăng trong tuần này, chạm đến 105,8 điểm thì giá BTC khả năng cao sẽ giảm về vùng 20.000 USD.
Có thể thấy, yếu tố kìm hãm đà giảm của Bitcoin và toàn thị trường tiền điện tử chính là kỳ vọng của các nhà giao dịch về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất. Theo công cụ FedWatch, có 95% khả năng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách ngày 19/09 - 20/09 và 60% khả năng lãi suất sẽ duy trì ở mức hiện tại trong thời gian còn lại của năm.
Song, trong Hội nghị Jackson Hole vào tháng 8 vừa qua, chủ tịch FED cho biết sẽ tiếp tục kế hoạch tăng lãi suất nếu lạm phát chưa hạ nhiệt như mong đợi. Thông điệp này được ông diễn đạt bằng cụm từ “bước đi thận trọng” được nhắc lại hai lần.
Chỉ số DXY hiện tại
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Làn sóng vỡ nợ vì sức ép lãi suất: 7 công ty hàng đầu nước Mỹ đồng loạt phá sản chỉ trong 2 ngày
DXY tăng vọt ảnh hưởng như thế nào tới tiền điện tử?
3 số liệu gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự tỏa sáng của Bitcoin đang lụi tàn