Cấm không nổi, Trung Quốc chuyển sang đánh thuế tiền điện tử
Từ trước đến nay, mối quan hệ giữa Trung Quốc và tiền điện tử đã không mấy “hòa thuận”. Cụ thể, cuối năm 2009, quốc gia châu Á này đã bắt đầu cuộc chiến chống lại các loại tiền kỹ thuật số (khoản tín dụng và vật phẩm trò chơi ảo).
Nhiều năm sau, Bitcoin dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới khi tăng từ 12 USD lên hơn 1.000 USD. Từ đó, Trung Quốc tung ra đòn phản công mạnh mẽ và ra tối hậu thư vào tháng 9/2021. Đỉnh điểm, Trung Quốc đã cấm hàng loạt các xưởng đào Bitcoin (BTC) khiến hashrate Bitcoin sụt giảm mạnh trong một thời gian.
Mặc dù phần lớn các xưởng đào Bitcoin bị ép phải di dời khỏi Trung Quốc, nhưng có vẻ như lệnh cấm này đã không ngăn cản được tất cả. Vẫn có tình trạng lén khai thác xảy ra và ngày càng tinh vi hơn trước.
Thậm chí, trong hồ sơ phá sản của FTX cũng tiết lộ rằng Trung Quốc chiếm tỷ lệ khách hàng cao thứ ba của sàn giao dịch tiền điện tử này (chiếm 8%).
“Bất lực” trong việc cấm và nhận thấy tiềm năng thu lợi nhuận, đất nước tỷ dân đã thay đổi chiến lược, áp thuế thu nhập cao (20%) đối với nhà đầu tư tiền điện tử và thợ đào Bitcoin.
Hiện tại, một số cá voi tiền điện tử, thợ đào và các nhà đầu tư đang bị cơ quan thuế địa phương kiểm tra thuế thu nhập cá nhân, bắt đầu từ đầu năm 2022 và vẫn đang chờ kết quả.
Source: Exchanges such as Huobi provided client information to Chinese tax authorities. Some big customers have already been asked to collect taxes. https://t.co/f4c9a10FEb
— Wu Blockchain (@WuBlockchain) January 30, 2023
Ma trận quan điểm về việc quản lý tiền điện tử tại Trung Quốc
Việc Trung Quốc đánh thuế tiền điện tử là động thái nhượng bộ và công nhận tình trạng pháp lý của ngành. Tuy nhiên, thực tế có vẻ như phức tạp hơn vậy. Bởi việc quản lý tiền điện tử tại Trung Quốc cũng đang rơi vào ma trận các quan điểm khác nhau giữa cơ quan thuế và cơ quan tài chính, giống như Mỹ.
Vào tháng 10/2021, công ty con của Cục Quản lý Thuế Nhà nước, đã đăng một bài báo nói rằng các dịch vụ mà sàn giao dịch ở nước ngoài cung cấp trước đây cho người dân Trung Quốc không bị pháp luật nghiêm cấm, nhưng áp thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế liên quan khác đối với thu nhập mà họ có được từ Trung Quốc.
Đồng thời, Trung Quốc có những hạn chế nghiêm ngặt đối với các hoạt động tài chính bất hợp pháp dưới dạng tiền kỹ thuật số. Song, trong khuôn khổ pháp lý hiện tại, họ không cấm các cá nhân nắm giữ tiền điện tử và việc giao dịch chúng không bị pháp luật nghiêm cấm.
Nhà kinh tế Trung Quốc kêu gọi đại tu luật tiền điện tử
Tại một sự kiện vào tháng 12, Huang Yiping, cựu cố vấn của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, nhấn mạnh: “Chúng ta cần xem xét lại cách tiếp cận của mình đối với tiền điện tử. Bởi chúng ta có thể bỏ lỡ cơ hội lớn trong thế giói khoa học công nghệ như ngày nay”.
Nói về vấn đề này, Justin Sun cũng đưa ra quan điểm cá nhân và tin rằng Trung Quốc sẽ sớm thân thiện với tiền điện tử. Đáng chú ý, dòng Tweet của Justin Sun được đăng tải sau khi anh lên tiếng về việc đồng coin TRX đang trên đà trở thành tiền tệ hợp pháp tại một quốc gia nào đó mà Sun không tiện nêu tên.
China 🇨🇳 has taken a big step towards cryptocurrency regulation with the implementation of a tax on crypto transactions. This signals the country's increasing embrace of cryptocurrencies.
— H.E. Justin Sun🇬🇩🇩🇲🔥₮ (@justinsuntron) January 30, 2023
Do đó, chúng ta có thể thấy một sự thay đổi lớn về hướng đi cho cả Bitcoin và Trung Quốc, điều này có thể có tác động lớn đến giá cả. Tuy nhiên, với lập trường nghiêm ngặt, chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các nhà đầu tư và khoản đầu tư so với các nơi khác.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Trung Quốc nắm giữ 6 tỷ USD tiền điện tử bất chấp lập trường đàn áp
Cuộc chiến giữa các cường quốc: Mỹ manh nha tạo stablecoin để “đấu” lại e-CNY của Trung Quốc
Nghịch lý chỉ có ở Trung Quốc: “Vô tình” lấy ETH nhận án tù 10 năm, nhưng trộm BTC lại không bị gì