Trung Quốc nắm giữ 6 tỷ USD tiền điện tử bất chấp lập trường đàn áp
Nhà đồng sáng lập CryptoQuant, Ki Young Ju cho biết chính phủ Trung Quốc là một “cá voi” tiền điện tử đúng nghĩa khi nắm giữ số tiền khổng lồ trị giá 6 tỷ USD, bao gồm 194.000 Bitcoin (3,9 tỷ USD), 833.000 Ethereum (1,2 tỷ USD) và nhiều tài sản kỹ thuật số khác, bất chấp quan điểm tiêu cực của họ đối với ngành.
FUN FACT: Government of China🇨🇳 is a crypto whale.
— Ki Young Ju (@ki_young_ju) November 2, 2022
Chinese authorities seized 194k BTC, 833k ETH, and others from the PlusToken scam in 2019. They forfeited these $6 billion-worth assets to the national treasury.
FWIW, MicroStrategy has 130k $BTC. pic.twitter.com/Ilqp7EnenL
Đặc biệt, lượng Bitcoin mà chính phủ Trung Quốc đang nắm giữ hiện đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng Who Holds All The Bitcoin (Ai đang nắm giữ tất cả số Bitcoin) của trang Kevin Rooke. Số Bitcoin đất nước này chỉ đứng sau Grayscale, công ty quản lý các quỹ đầu tư tiền mã hóa.
Được biết, khoản tiền điện tử này chủ yếu là tài sản được thu giữ từ tội phạm và các hoạt động bất hợp pháp. Tháng 11/2020, các nhà chức trách Trung Quốc đã thu giữ khoảng 4,2 tỷ USD tiền mã hóa từ vụ lừa đảo PlusToken.
Lừa đảo PlusToken
Các nhà đầu tư chính của PlusToken đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Được biết, PlusToken bắt đầu ra mắt cộng đồng năm 2018. Tuy nhiên, đến năm 2019, dự án này bị rơi vào vòng lao lý khi lừa đảo hơn 2 tỷ USD tiền điện tử.
Ngay sau đó, chính phủ Trung Quốc đã vào cuộc và tiến hành điều tra. Những kẻ chủ mưu nhanh chóng bị bắt giữ và nhận án từ lên đến 11 năm.
Tăng cường đàn áp tiền điện tử
Ngày 24/09, chính quyền Trung Quốc tiếp tục tăng cường đàn áp tiền mã hóa. Theo tuyên bố mới nhất, nước này kiên quyết loại bỏ tận gốc những giao dịch bất hợp pháp và hoạt động khai thác tiền số trên toàn quốc.
Động cơ chính của việc ban bố lệnh cấm các giao dịch Bitcoin là để quảng bá đồng tiền mã hóa Nhân dân tệ (eCNY) của ngân hàng Trung ương Trung Quốc (CBDC).
Sau cuộc đàn áp của chính quyền, nền công nghiệp khai thác tiền điện tử tại Trung Quốc gần như tê liệt. Nhiều trang trại đào Bitcoin ở Trung Quốc phải bán tháo "trâu cày" và ngừng hoạt động. Số còn lại vận chuyển máy đào sang nước khác để tiếp tục khai thác. Phần lớn trang trại "di cư khai thác" sang Mỹ và chờ việc đào Bitcoin dần ổn định trở lại.
Các quốc gia khác sở hữu tiền điện tử thông qua việc tịch thu
Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất có được tiền điện tử thông qua các vụ tịch thu. Đầu năm nay, Bộ Tư pháp Mỹ đã thu giữ 3,6 tỷ USD Bitcoin liên quan đến vụ hack Bitfinex năm 2016. Trước đó, chính phủ sở hữu 70.000 BTC từ Ross Ulbricht.
Tuy nhiên, không giống như Trung Quốc, Mỹ có xu hướng bán đấu giá các tài sản tiền điện tử bị tịch thu của mình. Tính đến tháng 2/2022, chính phủ Mỹ nắm giữ 4,08 tỷ USD Bitcoin.
Vương quốc Anh cũng thu giữ hàng trăm triệu tài sản tiền điện tử, hầu hết trong số đó có liên quan đến nhiều loại tội phạm khác nhau.
Ukraine và El Salvador sở hữu một lượng Bitcin kha khá chủ yếu mua lại thông qua quyên góp để hỗ trợ đất nước trong cuộc chiến với Nga. Bên cạnh đó, El Salvador là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện đấu thầu hợp pháp tài sản kỹ thuật số hàng đầu.
Đặc biệt, một quốc gia đáng chú ý khác nắm giữ tiền điện tử là Triều Tiên. Các báo cáo cho thấy các tin tặc Triều Tiên đã đánh cắp tới 2 tỷ USD tiền điện tử trong mười năm qua. Không những thế, quốc gia này còn dành phần lớn số tiền nắm giữ để phát triển lĩnh vực quân sự quốc phòng.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Điểm mặt những “ông lớn” toàn cầu vẫn nắm giữ Bitcoin bất chấp thị trường sụt giảm
Dữ liệu kinh tế Trung Quốc tiêu cực làm dấy lên lo ngại về suy thoái toàn cầu
Giá GPU của Trung Quốc giảm xuống mức thấp kỷ lục sau Hợp nhất