Bộ Tư pháp Mỹ: crypto "dính dáng" đến các hoạt động phạm tội
Tại hội nghị mới đây do Financial Times tổ chức, Giám đốc Nhóm Thực thi Tiền điện tử Quốc gia (NCET), Eun Young Choi cho biết Bộ Tư pháp Mỹ có một đội điều tra tội phạm mạng trong nhiều năm nay và cơ quan này đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về tội phạm liên quan đến tiền điện tử.
“Chúng tôi nhận thấy tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số đang liên quan đến hầu hết mọi khía cạnh của hoạt động tội phạm mà chúng tôi điều tra.”
DOJ: Crypto Assets 'Touch Every Aspect of Criminal Activity We Investigate'
— Decrypt (@decryptmedia) May 10, 2023
► https://t.co/o5hbww3JGb https://t.co/o5hbww3JGb
Theo DOJ, cơ quan này đã xem xét vấn đề do các sàn giao dịch gây ra và một số nền tảng nhất định như máy trộn tiền điện tử, làm mất dấu thông tin người gửi và người nhận. Bà Choi cho biết,
“Có một vài thách thức. Về bản chất, blockchain và tiền điện tử được xây dựng với mục tiêu giao dịch xuyên biên giới, bất biến, không thể đảo ngược và không phụ thuộc vào các bên trung gian. Cơ quan thực thi pháp luật có thể đóng băng các giao dịch thông thường, nhưng họ không thể làm điều đó với các giao dịch tài sản kỹ thuật số.”
Ngoài ra, bà Choi cũng nhắc đến các nền tảng DeFi vì tính phi tập trung cho phép người dùng vượt qua sự quản lý của các cơ quan chức năng.
Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ trong “báo cáo đầu tiên về DeFi của Bộ” cũng khẳng định DeFi là một trong những công cụ tội phạm thường sử dụng để thực hiện các hành vi phạm tội.
“Đánh giá cho thấy rằng các tác nhân bất hợp pháp, bao gồm tội phạm mạng đòi tiền chuộc, hacker, lừa đảo đang sử dụng các dịch vụ DeFi như một công cụ hữu ích trong quá trình chuyển và rửa tiền bất hợp pháp của họ.”
VIC Crypto tổng hợp.
Tin tức liên quan:
Bộ tài chính Mỹ: DeFi là công cụ cho các hành vi phạm pháp của tội phạm tiền điện tử
DOJ và FBI truy nã công dân Việt Nam do liên quan đến rửa tiền thông qua ChipMixer
DOJ và SEC bắt tay vào điều tra lí do SVB sụp đổ và việc bán cổ phiếu nội gián