Vốn hóa thị trường của BUSD giảm mạnh trong bối cảnh lo ngại về tính thanh khoản và quản lý yếu kém
Stablecoin được tạo ra nhằm mang lại sự an toàn trong thời kỳ thị trường hoảng loạn và trấn an tâm lý của các nhà đầu tư. Đồng thời, đóng một vai trò quan trọng đối với tương lại của tiền điện tử. Do đó, stablecoin là một quan tâm hàng đầu của cộng đồng.
Đáng chú ý, cơ quan phân tích hàng đầu Moody cũng đang lên kế hoạch phát triển một hệ thống tính điểm có thể giúp giảm bớt sự đầu cơ và lo sợ của nhà đầu tư đối với stablecoin.
Song, lo ngại trước bối cảnh thiếu tính minh bạch, một số stablecoin hàng đầu đã chứng kiến sự sụt giảm lớn.
Vào ngày 26/01, tổng vốn hóa thị trường của các stablecoin như Tether (USDT), USD Coin (USDC), Binance USD (BUSD) và Dai (DAI) là hơn 131 tỷ USD.
Biểu đồ thị phần của các stablecoin.
Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến stablecoin BUSD:
Vốn hóa thị trường của BUSD bị ảnh hưởng nặng nề
Mặc dù vốn hóa thị trường của BUSD đã chứng kiến một cú hích lớn vào ngày 30/09/2022 (nhờ việc Binance chuyển toàn bộ USDC thành BUSD), nhưng kể từ đó đến nay tổng vốn hóa đã liên tục suy giảm.
Theo số liệu từ CoinMarketCap, lượng cung lưu hành của stablecoin BUSD vào ngày 27/01/2023 chỉ còn 15,92 tỷ USD, liên tục suy giảm trong tháng 1.
Đây là hệ quả của việc hàng loạt các tin tức tiêu cực đổ dồn vào Binance, khiến niềm tin vào sàn và các sản phẩm mang thương hiệu của họ suy giảm nghiêm trọng.
Lượng cung BUSD đạt đỉnh điểm là 23,4 tỷ USD vào giữa tháng 11/2022, khi thị trường tiền điện tử vẫn đang điêu đứng trước cú sụp đổ kinh hoàng của sàn FTX. Đó cũng là lúc thị phần của BUSD trong mảng stablecoin tăng lên mức cao nhất mọi thời đại ở 17,55%.
Tuy nhiên, sau khi mất đến 8,1 tỷ USD vốn hóa, thị phần của BUSD hiện chỉ còn là 12,43%, trả lại những gì đã lấy về cho USDT và USDC.
Sang tháng 01/2023, BUSD tiếp tục bị khui ra là từng gặp vấn đề về tài sản bảo chứng giữa năm 2021. Tuy nhiên, Binance lên tiếng khẳng định sàn đã khắc phục hoàn toàn. Ngoài ra, sàn còn thừa nhận việc để chung tiền của người dùng với tài sản bảo chứng cho các B-Token, khiến không ít người phải đặt dấu hỏi về những “sai sót” này.
Giới hạn thị trường của Stablecoin.
Dòng vốn BUSD gặp khó khăn
Khi giá Bitcoin tăng, dòng tiền vào stablecoin thường giảm. Theo nhà phân tích CryptoQuant, giá trị dòng tiền trao đổi đang ở mức âm. Điều này cho thấy áp lực mua giảm.
Đáng chú ý, trong khi dòng tiền vào của tất cả các stablecoin đang có xu hướng giảm dần, BUSD lại chứng kiến dòng tiền vào nhiều hơn gần gấp 3 lần.
Dòng tiền vào của stablecoin so với BUSD.
Do đó, nhu cầu giảm mạnh có thể tiếp tục khi thị trường tăng giá và các câu hỏi xung quanh BUSD vẫn thường trực.
Phần lớn BUSD nằm trên Binance
Theo thông kê, có 13,8 tỷ USD BUSD trên Binance; 32,6 triệu đô la BUSD trên Crypto.com. Mặc dù Crypto.com là sàn giao dịch lớn thứ hai đối với BUSD, nhưng USDC lại là stablecoin lớn nhất trên CEX, với 582 triệu USD, lấn át con số của BUSD.
Stablecoin trên các sàn giao dịch, được sắp xếp theo BUSD.
Việc thiếu các trường hợp sử dụng sau khi nhu cầu đối với BUSD giảm mạnh không phải là tín hiệu tốt cho vốn hóa thị trường của stablecoin này. Đồng thời, mới đây, người dùng Binance không thể chuyển dưới 100.000 USD qua SWIFT khiến BUSD có nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với sóng gió lớn.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Fetch.AI (FET) trở thành tài sản dự trữ của Binance, Huobi và Bitfinex
Băng đảng ma túy khét tiếng toàn cầu rửa hàng triệu USD thông qua Binance
CEO Binance: Không phải lợi nhuận, đây mới là thứ nhà đầu tư cần quan tâm