Tổng quan về OTC: Nơi giao dịch tiền điện tử yêu thích của giới siêu giàu
Đối với các nhà đầu tư chứng khoán, cái tên OTC không còn mấy xa lạ. Thế nhưng, khái niệm OTC lại khá mới mẻ với thị trường tiền điện tử. Vậy OTC là gì? Có nên giao dịch Bitcoin và tiền điện tử trên OTC không? Hãy cùng VIC tìm hiểu về OTC nhé!
OTC là gì?
“Over The Counter” (OTC) có nghĩa là giao dịch thực hiện tại quầy. Đây là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong chứng khoán, dùng để chỉ những loại cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn.
Trong ngành mã hóa cũng vậy, OTC biểu thị giao dịch riêng tư để mua/bán tiền điện tử, mà không được thực hiện trên sàn giao dịch thông thường.
Đặc biệt, hoạt động của thị trường OTC được diễn ra không phụ thuộc vào một địa điểm giao dịch cố định như thị trường giao dịch tập trung, mà dựa vào một hệ thống được vận hành với cơ chế chào giá cạnh tranh và tự thỏa thuận thương lượng cùng sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin.
Do đó, thị trường OTC không có một mặt bằng cố định để thực hiện giao dịch tập trung mà chỉ cần có sự xuất hiện nhu cầu giữa người mua và người bán.
Chính vì thế, giao dịch OTC đang được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là giới siêu giàu, do tính riêng tư và tác động đối với thị trường thấp.
Ngoài ra, giới siêu giàu thường chọn OTC làm nơi mua bán Bitcoin, các tài sản hoặc những đồng tiền điện tử khác, nhằm gữ nguyên giá trị và tối ưu hóa sức mạnh giao dịch.
Ví dụ: OTC mang lại lợi ích rất lớn cho các cá voi khi họ đang có nhu cầu mua/bán số lượng lớn tiền điện tử. Nếu cá voi mua/bán trực tiếp trên sàn giao dịch, giao dịch của họ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do tình trạng trượt giá.
Với sự riêng tư và là nơi yêu thích của nhiều nhà đầu tư, ước tính, khối lượng tiền điện tử được giao dịch trên thị trường OTC lớn gấp hai ba lần so với các sàn thông thường. Vào năm 2020, lượng tiền điện tử trị giá hàng tỷ đô la đã được giao dịch thành công thông qua OTC.
Cách thức hoạt động của giao dịch OTC
OTC là nơi giao dịch tài sản tiền điện tử trực tiếp giữa hai bên
Giao dịch OTC là giao dịch riêng tư, được thực hiện ở nhiều cấp độ, từ cá nhân đến tổ chức:
- Ở cấp độ cá nhân, giao dịch hai bên có thể được thỏa thuận bằng lời nói và niềm tin về uy tín của các bên giao dịch.
- Ở cấp độ tổ chức, giao dịch sẽ được tổ chức phức tạp hơn. Họ duy trì một hệ thống mạng lưới bao gồm nhiều nhà mua/bán tiền điện tử. Nhà giao dịch OTC sẽ thường xuyên cập nhập tình hình mua/bán, khi có đối tượng phù hợp sẽ thực hiện giao dịch.
Các bước để giao dịch OTC
Bước 1: Tìm nơi giao dịch OTC
Do không thông qua một sàn trung gian nên hãy đảm bảo bạn tìm được một nền tảng giao dịch OTC uy tín. Bạn có thể tìm kiếm từ nhiều nguồn thông tin hoặc giới thiệu từ những người tin tưởng. Nếu họ có trang web, hãy kiểm tra thật kỹ về đội ngũ phát triển và lý lịch của họ.
Bước 2: Thỏa thuận các quy định và điều khoản cá nhân
Chỉ định loại tiền điện tử, số lượng bạn muốn mua, thời điểm bạn muốn giao dịch diễn ra và giá mong muốn. Mọi thứ phải được rõ ràng trong hợp đồng giao dịch.
Bước 3: Thỏa thuận giá
Đối tác sẽ thỏa thuận với giá của họ và bạn có thể thương lượng. Khi cả hai đã đồng ý về một mức giá, giá trị có thể giao dịch. Trong giai đoạn này, OTC và các bên liên quan cũng có thể thực hiện thẩm định, xác minh danh tính (KYC).
Ưu điểm và nhược điểm của thị trường OTC
Ưu điểm
- Thời gian hoạt động lên đến 24/7
- Không có bên thứ ba: Một trong những lợi ích chính của giao dịch OTC so với giao dịch qua sàn giao dịch tập trung là chúng cắt bỏ người trung gian, ở đây thường là sàn. Người bán và người mua có thể tiến hành giao dịch mà không có bất kỳ ai can thiệp. Điều này giúp giao dịch nhanh hơn và chi phí rẻ hơn.
- Thanh khoản cao: Ngược lại với giao dịch trên sàn thông thường, OTC giúp bạn có thể mua/bán giao dịch với số lượng lớn mà không sợ hiện tượng trượt giá. Vì vậy bạn có thể chuyển đổi một lượng tài sản của mình thành tiền mặt mà không bị hụt giá quá nhiều.
- Tính ẩn danh: OTC là giao dịch mang tính cá nhân giữa 2 bên. Do đó, bạn không cần chia sẻ bất kỳ dữ liệu cá nhân nào, vì bạn sẽ được kết nối trực tiếp với bên thỏa thuận. Bạn cũng không cần phải đăng ký trên website hay công ty giao dịch nào. Người mua và người bán không biết nhau là ai.
Nhược điểm
- Tốn nhiều thời gian: Thông thường giao dịch OTC dùng cho các trader muốn mua/bán khối lượng coin lớn. Vì thế, bạn có thể sẽ chờ đợi một khoảng thời gian để có thể hoàn thành giao dịch thành công.
- Rủi ro cao: Ít các quy định chung là lợi thế lớn của OTC, nhưng đây cũng là nhược điểm của giao dịch này. Hãy luôn kiểm tra giao dịch một cách cẩn thận để loại bỏ rủi ro trên OTC.
- Bị ảnh hưởng do biến động giá: Do giao dịch OTC thường với khối lượng coin lớn, nên biến động về giá có thể ảnh hưởng đến tổng giá trị tài sản.
*So sánh ưu và nhược điểm giữa sàn giao dịch tập trung và sàn giao dịch OTC
Sàn giao dịch tập trung | Sàn giao dịch OTC | ||
Ưu điểm |
|
| |
Nhược điểm |
|
|
Thắc mắc xung quanh giao dịch OTC
Giao dịch OTC và giao dịch thông thường, nhà đầu tư nên chọn cái nào?
Đa phần các trader nên chọn giao dịch OTC thay vì giao dịch thông thường vì tính riêng tư và tính thanh khoản cao. Đặc biệt, nếu bạn đang tìm mua/bán lượng lớn số tiền điện tử, thì bạn nên chọn OTC, để hạn chế tình trạng trượt giá gây ra biến động giá. Hơn nữa, bạn có thể có mức giá giao dịch tốt hơn.
Giao dịch OTC chỉ nên áp dụng cho loại token/coin có tính thanh khoản cao và có yêu cầu cao về khối lượng giao dịch từ 50.000 USD đến 1.000.000 USD.
Nên giao dịch tiền điện tử với số lượng lớn hay nhỏ trên thị trường OTC?
Các nhà đầu tư nên giao dịch số lượng lớn tiền điện tử thay vì một khoản nhỏ trên OTC.
Bởi vì, khi bán một lượng lớn Bitcoin/ tiền điện tử trên sàn giao dịch, toàn bộ thị trường sẽ biến động mạnh và bạn có nguy cơ lỗ nặng. Không những thế, chi phí giao dịch trên sàn thông thường cũng không nhỏ.
Tuy nhiên, nếu bạn là nhà đầu tư nhỏ lẻ và chưa có kinh nghiệm đầu tư, thì bạn nên tham khảo mua tiền điện tử trên các sàn giao dịch uy tín hàng đầu. Điều này sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều rủi ro không đáng, nhưng bạn cần có một số phí giao dịch nhất định.
Có nên bắt đầu giao dịch Bitcoin và tiền điện tử trên OTC?
Bạn nên thử cân nhắc giao dịch trên thị trường OTC, nếu bạn đang mua/bán một lượng lớn tiền điện tử với phí giao dịch cao.
Bên cạnh đó, khi các sàn xuất hiện giao dịch lớn bất thường, thị trường có thể biến động mạnh, gây ra tình trạng ép giá.
Với hình thức giao dịch qua OTC, các nhà môi giới OTC sẽ đưa ra nhiều giao dịch với giá tốt nhất, hoặc tìm người nào có đủ loại coin và sẵn sàng giao dịch với bạn. Đặc biệt, giao dịch này sẽ hoàn toàn xảy ra bên ngoài thị trường chính thống. Do đó, thị trường sẽ ít bị biến động giá.
Các loại chứng khoán, tiền điện tử trên thị trường giao dịch OTC sẽ có tính thanh khoản khá thấp so với thị trường tập trung. Vì vậy, giao dịch tại OTC sẽ chứa đựng nhiều rủi ro. Tuy nhiên, các nguồn lợi nhuận từ việc giao dịch trên OTC sẽ lớn hơn nhiều so với trên các sàn tập trung.
Kết luận
Nếu giao dịch OTC mù quáng, bạn có thể trắng tay. Thị trường OTC là một sân chơi mà ở đó, nếu bạn không biết cách chơi, nhà môi giới OTC có thể lợi dụng bạn.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Top 5 sàn giao dịch phi tập trung (DEX) hàng đầu trong năm 2022
Cách khắc phục lỗi đăng nhập và sự cố trong Binance
Sàn giao dịch Bitstamp bất ngờ hủy niêm yết XRP: Lý do vẫn còn là một ẩn số