Sam Bankman-Fried lên tiếng về sự sụp đổ của FTX
Sam Bankman-Fried – tỷ phú tiền điện tử, “đứa con vàng” của làng mã hóa – thế mà chỉ trong 1 tuần ngắn ngủi đã rơi xuống “vực thẳm”, đế chế hùng hậu sụp đổ và trở thành người bị căm ghét nhất lĩnh vực này. Không những thế cựu CEO FTX còn đang đối mặt với các cuộc điều tra từ Bộ Tư pháp Mỹ và Ủy ban Chứng khoán SEC.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn của báo New York Times vào ngày 14/11, Sam vẫn tỏ thái độ vô cùng bình thản. Anh chia sẻ: “Chắc hẳn mọi người nghĩ là tôi đã mất ngủ mấy hôm rồi, nhưng thực tế thì tôi vẫn ăn ngủ bình thường. Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn. Do đó cứ để tâm trạng thật tốt và vui vẻ đón nhận”.
In less than a week, the cryptocurrency billionaire Sam Bankman-Fried lost most of his fortune, saw his $32 billion company plunge into bankruptcy and became the target of investigations.
— The New York Times (@nytimes) November 14, 2022
"It could be worse," he said in an interview. https://t.co/JPd6xLewGO
Bên cạnh đó, khi được hỏi về lý do khiến “đế chế” của mình sụp đổ, Sam Bankman-Fried thừa nhận rằng bản thân đã sử dụng hàng tỷ USD tiền gửi của người dùng trên sàn FTX để Alameda Research mang đi đầu tư rồi thua lỗ tất cả.
Sam Bankman-Fried tiết lộ: “Alameda ghi nhận một “vị thế ký quỹ” lớn trên FTX (về bản chất quỹ đã vay tiền của sàn). Nó lớn hơn những gì tôi đã ước tính. Chính vì thế, rủi ro đi kèm là tương ứng”.
Thế nhưng, khi được hỏi quy mô khoản vay, vị cựu CEO này đã từ chối đưa con số cụ thể. Song, theo bảng cân đối kế toán tình hình FTX trước lúc phá sản được Wall Street Journal rò rỉ, FTX có thể đã cho Alameda Research vay 8-10 tỷ USD. Nghĩa vụ nợ cần trả của sàn là hơn 9 tỷ USD, trong khi tài sản thanh khoản cao còn lại chỉ là khoảng 900 triệu USD.
Ngoài ra, Sam còn thừa nhận rằng việc mở rộng doanh nghiệp quá nhanh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ đáng tiếc này.
Sam Bankman-Fried tiếc nuối: “Giá như tôi tập trung hơn vào công việc, tôi đã có thể nhìn mọi chuyện một cách xuyên suốt hơn. Tôi đã có thể phát hiện rủi ro tiềm tàng.”
Trong cuộc phỏng vấn, Sam cũng liên tục từ chối các câu hỏi về tiến độ điều tra cũng như vị trí hiện tại.
Đế chế của Sam Bankman-Fried sụp đổ khiến cả thị trường tiền điện tử chao đảo. Thế nhưng, trước đó, các tín hiệu cảnh báo liên tục gửi đến, song, Sam đã bỏ ngoài ta, không quan tâm mà chỉ chăm chăm vào tham vọng của bản thân.
Mục tiêu tham vọng nhất của Sam Bankman-Fried trong năm 2022 có lẽ là việc đi vận động hành lang pháp lý cho crypto tại Mỹ. Kể từ cuối năm 2021, vị cựu CEO thường xuyên có các buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ về vấn đề quy định quản lý tiền mã hóa, thậm chí còn đứng ra tư vấn cho một dự luật quản lý đang được Thượng viện Mỹ thảo luận.
Dự luật này đã hứng nhiều chỉ trích từ cộng đồng tiền mã hóa khi Sam Bankman-Fried lên tiếng cho rằng các công ty crypto nên tuân theo luật trừng phạt Mỹ, còn các giao thức DeFi phải KYC người dùng.
Sam Bankman-Fried nhận phải “gạch đá” khi đề xuất quy định tiền điện tử
Ngoài ra, theo một số nguồn tin trong cuộc, Sam Bankman-Fried còn sử dụng các cuộc gặp mặt với chính quyền Mỹ để “bôi nhọ” Binance, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới và là đối thủ trực tiếp của FTX, cũng như CEO Changpeng Zhao. Khi được hỏi về vấn đề này, Sam Bankman-Fried chia sẻ:
“Công kích Zhao là một nước đi không sáng suốt. Tôi cảm thấy thất vọng về những gì đã xảy ra, nhưng tôi hiểu rằng đó không phải là một quyết định tốt khi làm vậy.”
Mối mâu thuẫn giữa Binance và FTX chính là một trong những lý do khiến CZ tuyên bố bán 580 triệu USD FTT vào hôm 06/11. Đây là phát súng kích hoạt chuỗi dây chuyền sụp đổ của FTX chỉ trong vỏn vẹn 5 ngày.
Ngay sau đó, ngày 09/11, CEO Alameda Research, Caroline Ellison, đã mở cuộc họp nội bộ toàn nhân viên, thừa nhận rằng Alameda trong năm 2022 đã vay rất nhiều tiền để đầu tư mạo hiểm, cũng như chi tiêu cho các hoạt động khác.
Khi thị trường sụp đổ vì vụ LUNA-UST vào tháng 5, các khoản vay ấy đã bị chủ nợ đòi lại, buộc quỹ đầu tư phải lấy tiền từ FTX và FTX đã chuyển tiền gửi của khách hàng cho Alameda.
Ngoài Ellision và Sam Bankman-Fried, chỉ có Giám đốc Công nghệ Gary Wang và Giám đốc Kỹ thuật Nishad Singh của FTX là biết về giao dịch trên. Ellison bảo mình xin lỗi vì đã để toàn công ty dính vào tình cảnh hiện tại.
Về mối quan hệ cá nhân của SBF với CEO Alameda Research, Caroline Ellison, SBF cho biết hiện bản thân và Ellison không còn quan hệ tình cảm và từ chối bình luận thêm.
Ở thời điểm hiện tại, Sam Bankman-Fried cho biết bản thân đang tích cực làm việc với các cơ quan quản lý để bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Ngoài ra, anh còn dành nhiều thời gian để chơi game.
Đáng chú ý, kể từ ngày 14/11 đến nay, Sam thường đăng các Tweet khó hiểu, với từ khóa "What happened". Tình cờ thay, đây cũng là từ khóa Sam Trabucco luôn sử dụng quanh thời điểm mỗi khi BTC crash (26/11/2020, 19/05/2021, 07/09/2021).
Phải chăng, SBF đang muốn gửi 1 thông điệp nào đó. Tuy nhiên, cộng đồng cho rằng hành động của Sam chỉ để “đánh lừa” bot báo động Twitter, xóa đi các tuyên bố “lừa dối” của mình trong quá khứ.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Rộ tin Sam “xoăn” manh nha “nhập hội” Elon Musk thu mua Twitter
Phải chăng đây là điểm kết thúc của Sam Bankman-Fried?
Sam Bankman-Fried là ai? Quá khứ "huy hoàng" của nhân vật quyền lực trong thị trường tiền điện tử