banner
banner
Background VIC News
Thứ bảy, 20/05/2023, 09:09 (GMT + 7)
Thứ bảy, 20/05/2023, 09:09 (GMT + 7)

Hành trình “vươn mình” của Bitcoin Ordinals

Thông thường NFT sẽ được sử dụng ở Ethereum, BNB Chain, Polygon, Solana và chưa bao giờ được nhắc đến ở mạng lưới Bitcoin. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Ordinals - giao thức tạo NFT trên Bitcoin chính là “ông tổ” của NFT hiện tại, đồng thời mở ra một xu hướng mới trong thị trường.
Mục lục bài viết
  1. 2012 - Colored Coins
  2. 2014 - Namecoin, Counterparty và Omni Layer
  3. 2015/2016 – Everdream Soft và Rare PePe Cards
  4. 2017 - SegWit
  5. 2021 - Taproot và Stacks
  6. Hiện tại – Inscriptions và Ordinals
  7. Kết luận

Mấy ngày qua, Bitcoin Ordinals là chủ đề đứng đầu xu hướng quan tâm của cộng đồng với mức độ tăng trưởng chóng mặt. Ai ai cũng tìm hiểu Bitcoin Ordinals là gì? Bitcoin Ordinals hoạt động ra sao? Đây là dự án hàng đầu trên Bitcoin Ordinals?...

Và chắc chắn nhiều người nghĩ rằng Bitcoin Ordinals là dự án mới được phát triển và còn khá non trẻ. Nhưng không, được xây dựng trên blockchain “già dặn” như Bitcoin, thì Bitcoin Ordinals cũng đâu thể non trẻ được đúng không nào? Bây giờ, các bạn cùng VIC khám phá hành trình “vươn mình” của Bitcoin Ordinals nhé!

2012 - Colored Coins

Colored Coins là một giao thức open-source được xây dựng trên Bitcoin 2.0, cho phép người dùng mã hóa các tài sản trong thế giới thực như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản... trên blockchain Bitcoin.

Colored Coins được tạo ra nhằm giảm chi phí giao dịch và phức độ phức tạp trong khâu chuyển quyền sở hữu tài sản. Giá trị của Colored Coins độc lập với giá hiện tại của Bitcoin. Thay vào đó, chúng được xác định bởi giá trị của tài sản thực tế.

Ngoài ra, rất ít ai biết rằng NFT trên Ethereum có nguồn gốc từ Colored Coins và Colored Coins cũng chính là nền tảng để xây dựng NFT trên mạng Bitcoin sau này.

Tuy nhiên, mặc dù là tiền mã hóa đầu tiên, nhưng blockchain Bitcoin lại không phù hợp với việc mã hóa tài sản thực thành các tài sản được lưu trữ trên chuỗi. Do đó, Ethereum ra đời để loại bỏ những hạn chế còn tồn đọng và đảm nhận nhiệm vụ mà blockchain Bitcoin chưa làm được. Từ đó, Colored Coins cũng dần dần mất vị thế của mình.

Lộ trình phát triển của Bitcoin Ordinals. 

2014 - Namecoin, Counterparty và Omni Layer

Vào năm 2014, một loại Bitcoin có tên là Namecoin đã ra đời. Namecoin là dự án dự án hard fork đầu tiên của Bitcoin. Đặc biệt, các nhà phát triển còn ca ngợi rằng Namecoin là “một trong những” altcoin “sáng tạo nhất cho đến ngày nay.

Được biết, Namecoin đã mở đường cho các giao thức và tính năng tiền điện tử khác nhau bao gồm khai thác hợp nhất và DNS phi tập trung. Đó cũng là giải pháp đầu tiên cho “Tam giác Zooko, vấn đề tồn tại lâu dài trong việc sản xuất một hệ thống đặt tên đồng thời an toàn, phi tập trung và có ý nghĩa với con người.”

Ngoài ra, Namecoin còn lên kế hoạch đưa dữ liệu vào blockchain Bitcoin một cách trực tiếp. Song, kế hoạch đã bị phá sản vì nhiều khó khăn bủa vây.

Bên cạnh Namecoin, một nền tảng giao dịch hoạt động theo mô hình Peer to Peer phi tập trung triển khai trên blockchain Bitcoin cũng được phát hành vào năm 2014. Đó chính là Omni Layer.

Trước đây, Omni Layer được gọi là Mastercoin, cho phép các nhà phát triển thiết kế nhiều loại tài sản kỹ thuật số trên Bitcoin, ngoài việc chỉ sử dụng mạng. Những tài sản này có thể có thêm thông tin về chúng thông qua chức năng OP_RETURN của dự án. Chức năng này vẫn hoạt động trong hệ thống Bitcoin cơ bản.

Kể từ khi thành lập, Omni Layer là giao thức meta thành công nhất trên nền tảng Bitcoin. Đây là một nền tảng dễ tạo cho phép giao dịch tài sản và tiền tệ kỹ thuật số tùy chỉnh một cách ổn định và không bị gián đoạn trong hơn bốn năm.

Hiện nay, các tài sản kỹ thuật số được thể hiện trên lớp OMNI đã có giá trị vốn hóa thị trường hơn 1,2 tỷ USD. Một trong những token nổi tiếng nhất trên Omni là Tether.

Chưa dừng lại, trong giai đoạn này, dự án Counterparty đã trở thành nhân tố thứ 3 nâng cao tài sản kỹ thuật số trên Bitcoin bằng cách mã hóa dữ liệu tùy ý thông qua chức năng OP_RETURN.

Counterparty phát hành một hệ sinh thái mã nguồn mở, cho phép người dùng tạo ra tài sản kỹ thuật số. Điều này đã mang lại một loạt các sản phẩm mới, bao gồm cả trò chơi blockchain. Cho đến hiện tại, nó đã trở thành một ngành công nghiệp mới, có tốc độ phát triển nhanh chóng và thu hút được hàng triệu người tham gia.

Cuối cùng, 3 dự án tiền điện tử trên đã chính thức mở đường cho hệ sinh thái Bitcoin NFT phát triển.

2015/2016 – Everdream Soft và Rare PePe Cards

Nhờ thành công của Counterparty, các tựa game trên blockchain Bitcoin cũng được đà bùng nổ, điển hình như game "Spells of Genesis". Đáng chú ý, tựa game này đã sử dụng NFT để giao dịch và làm phần thưởng.

Ngoài ra NFT trong game, năm 2015, một dự án Bitcoin NFT mang tên “Rare PePe Cards” ra đời.

Đây là giai đoạn đánh dấu Bitcoin Ordinals chính thức bước chân vào thị trường tiền điện tử.

2017 - SegWit

Sự kiện quan trọng nhất của NFT trên blockchain Bitcoin chính là bản nâng cấp Segregated Witness (Segwit) vào năm 2017.

SegWit là viết tắt của cụm từ Segregated Witness, đây là quá trình tăng giới hạn kích thước khối trên Blockchain Bitcoin bằng cách xóa dữ liệu chữ ký khỏi các giao dịch Bitcoin. Khi các phần nhất định của giao dịch bị xóa, điều này sẽ giải phóng không gian hoặc khả năng thêm nhiều giao dịch hơn vào chuỗi.

Lý do SegWit ra đời là vì trung bình, mạng Bitcoin xác nhận một khối mới sau tầm 10 - 15 phút, mỗi khối chứa một số lượng giao dịch nhất định. Do vậy, kích thước khối ảnh hưởng đến số lượng giao dịch có thể được xác nhận trong mỗi khối. Ngoài ra, Segwit còn sửa các lỗ hổng bảo mật trong mạng Bitcoin, làm cho blockchain an toàn và ổn định hơn về tổng thể.

Chính vì thế, bản nâng cấp SegWit mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực cho Bitcoin.

Trên thực tế, sự ra đời của SegWit là một bước tiến lớn giúp giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến khả năng mở rộng của Bitcoin và các mạng blockchain tương tự khác như Litecoin. Đồng thời, mở đường cho nhiều tính năng mới trên mạng Bitcoin, bao gồm cả việc tạo và giao dịch NFT.

2021 - Taproot và Stacks

Sau Segwit, Taproot là bản nâng cấp quan trọng tiếp theo, được triển khai vào ngày 14/11/2021.

Mục tiêu của Taproot là thay đổi cách các tập lệnh của Bitcoin hoạt động nhằm cải thiện quyền riêng tư, khả năng mở rộng và tính bảo mật. Đáng chú ý, bản nâng cấp còn cho phép Bitcoin thực hiện các giao dịch phức tạp hơn và có khả năng mở rộng trường hợp sử dụng để cạnh tranh với Ethereum, đặc biệt là về khả năng hợp đồng thông minh và hỗ trợ Tài chính phi tập trung (DeFi) cũng như non-fungible token (NFT) trên mạng lưới.

Trước những thay đổi như vậy, người dùng có thể thêm dữ liệu vào giao dịch thông qua tính năng OP_RETURN và đó là cách các Ordinals Bitcoin xuất hiện.

Ngoài Taproot, dự án blockchain Layer2 Stacks (STX) cũng là một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Ordinal Bitcoin.

Stacks tiền thân là BlockStack, một mạng lưới mã nguồn mở gồm các ứng dụng phi tập trung (dApp) và các Smart Contract được xây dựng trên Bitcoin. Ngoài ra blockchain Layer2 này còn cung cấp khả năng lập trình cho Bitcoin. Tức là, Stacks được xây dựng dựa trên Bitcoin, nhằm hướng tới khả năng có thể mở rộng của Bitcoin, giúp các nhà phát triển có thể tạo các hợp đồng thông minh, dApp trên Bitcoin mà không làm thay đổi bất cứ vấn đề cốt nào nào.

Tuy nhiên, khi mua và bán NFT trên Stacks, người dùng chỉ có thể giao dịch bằng native token của dự án (STX) chứ không thể sử dụng Bitcoin.

Hiện tại – Inscriptions và Ordinals

Nhờ tính năng của Ordinals mà Bitcoin đã được “thổi một làn gió mới” khi người dùng có thể mint và giao dịch NFT ngay trên Bitcoin.

Được biết, Bitcoin Ordinals là một cơ chế cho phép người dùng gắn data (hình ảnh, văn bản…) vào một đơn vị satoshi của Bitcoin. Mỗi Bitcoin có 100.000.000 satoshi, điều đó có nghĩa rằng người dùng có thể mint 100 triệu NFT trên 1 Bitcoin.

Hiện nay, Bitcoin vẫn là “vua” của thị trường crypto với vốn hoá dẫn đầu. Tuy nhiên, trái ngược với đó, hệ sinh thái Bitcoin đang lạc hậu rất nhiều so với đối thủ lớn khác như Ethereum, Solana…

Điều này được lý giải do sự hạn chế của Bitcoin trong việc triển khai Hợp đồng thông minh (Smart Contracts), dẫn đến việc không có nhiều ứng dụng phi tập trung (DApp) có thể xây dựng được trên Bitcoin.

Do đó, thay vì phát triển trên Bitcoin, hầu hết các ứng dụng phi tập trung liên quan đến DeFi hay NFT đều được phát triển trên các nền tảng khác ngoài Bitcoin như Ethereum, Solana, Polygon. Đây chính là lý do khiến cho hệ sinh thái Bitcoin đang rất lạc hậu và hiện đang cần một giải pháp mới có thể mang lại “làn gió mới” cho Bitcoin. Từ đấy, Bitcoin Ordinals ra đời.

Đáng chú ý, kể từ khi bùng nổ, doanh thu của các dự án NFT sử dụng Ordinals Bitcoin như Yuga Labs, DeGods, Taproot Wizards, Twelvefold... đang thu về doanh thu khủng, cùng , khối lượng giao dịch NFT tăng trưởng chóng mặt.

Với doanh số bán hàng khổng lồ như thế này, không có gì lạ khi các chuyên gia dự đoán Bitcoin NFT sẽ đạt mức vốn hóa thị trường là 4,5 tỷ đô la vào năm 2025.

enlightenedBinance NFT chính thức chen chân vào “cơn sốt” Bitcoin Ordinals và BRC-20

Kết luận

Ordinals Bitcoin là trend được cộng đồng tền điện tử đang đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, chúng chưa thể phát triển hết mình vì những rào cản về cơ sở hạ tầng, cách tiếp cận cũng như tính ứng dụng thực tế như NFT ở các hệ sinh thái khác.

Đặc biệt, mỗi sự đổi mới đều gặp phải những luồng ý kiến trái chiều và Ordinals mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu, tương lai chúng ta có thể mong chờ một sự bùng nổ để “Make Bitcoin magic again”.

VIC Crypto tổng hợp

Tin tức liên quan: 

enlightened2 “ông lớn” xa xỉ phẩm Bugatti và Asprey ra mắt bộ sưu tập NFT phiên bản giới hạn trên Bitcoin Ordinal

enlightenedCryptoPunk vô tình bị đốt bất ngờ hồi sinh trở thành CryptoPunk đầu tiên trên mạng Bitcoin NFT

enlightenedHướng dẫn mint, mua và bán Bitcoin NFT



Mục Lục Bài Viết
  1. 2012 - Colored Coins
  2. 2014 - Namecoin, Counterparty và Omni Layer
  3. 2015/2016 – Everdream Soft và Rare PePe Cards
  4. 2017 - SegWit
  5. 2021 - Taproot và Stacks
  6. Hiện tại – Inscriptions và Ordinals
  7. Kết luận

​​​​​​​Redeemable NFT là gì? Giải pháp thu hẹp khoảng cách giữa tài sản thực và kỹ thuật số

Tiện ích của NFT đang dần mở rộng vượt ra ngoài thế giới kỹ thuật số. Với Redeemable NFT, tài sản ảo giờ....
một năm trước Kiến thức NFT

xNFT là gì? Mã thông báo mới đằng sau cơn sốt Mad Lads trên hệ Solana

Vào ngày 20/4/2023, Mad Lads một bộ NFT trên Solana đã xuất hiện và càn quét không gian NFT như một cơn bão. ....
một năm trước Kiến thức NFT

Hệ sinh thái NFT trên Solana - Tổng quan về không gian NFT đầy tiềm năng từng vượt qua Ethereum

Solana với cơ sở hạ tầng hiệu suất cao và mức phí giao dịch thấp đang khẳng định mình là chuỗi khối hàng....
một năm trước Kiến thức NFT

Cross-chain NFT là gì? Một thế giới rộng lớn sẽ mở ra với các hệ sinh thái trên Web3

Vào tháng 3 năm 2023, dự án NFT nổi tiếng DeGods và Y00ts đã khởi động quá trình chuyển đổi cross-chain NFT mang....
một năm trước Kiến thức NFT

Top 5 các công cụ phân tích thị trường NFT hàng đầu mà nhà đầu tư cần biết

Bài viết này sẽ tổng hợp cho anh em các công cụ NFT đem lại nhiều giá trị nhất trong việc đánh giá....
một năm trước Kiến thức NFT