FBI cảnh báo: Ứng dụng tiền điện tử giả mạo làm “bốc hơi” hàng triệu USD của nhà đầu tư
FBI đưa ra lời cảnh báo về các ứng dụng giả mạo đang lừa các nhà đầu tư tiền điện tử rút tiền. Trong vòng chưa đầy một năm, các ứng dụng này đã đánh cắp gần 43 triệu USD từ 244 nạn nhân.
Hàng triệu USD bị đánh cắp
Theo FBI, tội phạm mạng đã tạo ra các ứng dụng sử dụng cùng một biểu tượng và thông tin giống các công ty tiền điện tử hợp pháp để lừa nhà đầu tư.
Nhiều trường hợp cho thấy tội phạm mạng thuyết phục nạn nhân tải xuống một ứng dụng sử dụng logo giống như một tổ chức tài chính thực tế và khuyến khích họ gửi tiền điện tử vào ví.
Khi nạn nhân muốn rút tiền khỏi ứng dụng, họ phải trả phí cho số tiền muốn rút. Tuy nhiên, đây chỉ là một âm mưu khác để lấy thêm tiền từ các nạn nhân. Bởi vì ngay cả khi họ thực hiện các khoản thanh toán phí, người dùng vẫn không thể rút tiền.
Trong khoảng thời gian từ tháng 12/2021 đến tháng 5/2022, có 28 nạn nhân đã bị lừa. Tổng thiệt hại lên đến 4 triệu USD.
Vào ngày 01/07, Ruja Ignatova, kẻ lừa đảo được mệnh danh là "Nữ hoàng của những điều bí ẩn", được thêm vào danh sách 10 kẻ bị truy nã gắt gao nhất của FBI.
Ruja đã lên kế hoạch lừa hàng triệu nhà đầu tư trên toàn thế giới bằng cách sử dụng công ty tiền điện tử OneCoin của cô, trị giá khoảng 4 tỷ USD.
Với hình thức tương tự, công ty “YiBit” cũng lừa ít nhất 4 nạn nhân, với số tiền khoảng 5,5 triệu USD từ tháng 10/2021 đến tháng 5/2022.
Tội phạm mạng Yibit đã thuyết phục người dùng tải xuống ứng dụng YiBit và gửi tiền điện tử. Sau những khoản tiền gửi này, 17 nạn nhân đã nhận được một email cho biết họ phải trả thuế cho các khoản đầu tư của mình trước khi rút tiền. Bốn nạn nhân không thể rút tiền.
Ngoài ra, vào tháng 11/2021, ứng dụng hoạt động dưới tên “Supay” đã bị điều tra khi lừa 2 nạn nhân bằng cách thúc giục họ gửi tiền điện tử vào ví của chúng, sau đó đóng băng tài khoản.
Đầu năm nay, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) đệ đơn kiện Jeremy Spence với tội danh gian lận liên quan đến kế hoạch Ponzi để tạo ra lợi nhuận từ tiền điện tử.
CFTC cáo buộc rằng Spence đã lừa đảo hơn 5 triệu USD đầu tư từ các nhà đầu tư trong khoảng thời gian từ tháng 11/2017 đến tháng 4/2019. Vào ngày 26/01, Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã bắt giữ thủ phạm.
FBI cũng cho biết trong 6 năm qua, các cuộc tấn công đã làm “bốc hơi” 140 triệu USD bitcoin.
Hiện nay, có hơn 99% thế hệ Z và 98% thế hệ trẻ đang sử dụng các ứng dụng ngân hàng di động thường xuyên. Do đó, FBI khuyến khích các nhà đầu tư và tổ chức tài chính cảnh giác với các yêu cầu tải xuống ứng dụng đầu tư không mong muốn.
Các chiêu trò của tội phạm mạng
- Lừa đảo qua email
- Lừa đảo đầu tư
- Lừa đảo qua các ứng dụng hẹn hò
- Dụ tham gia dự án 'ma'
- Gửi liên kết lừa đảo
- Giao dịch token lạ
- Nhận trợ giúp từ người lạ
- Lừa truy cập website mạo danh
Những thách thức và trở ngại trên thực tế
Có rất nhiều thách thức về pháp lý thực tế hiện nay trong môi trường tội phạm tiền điện tử. Các báo cáo lừa đảo có thể cung cấp những bằng chứng hữu ích để các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật làm dữ liệu và cơ sở thông tin cho việc điều tra, những hầu hết nó đều không có khả năng thu hồi tiền cho các nạn nhân.
Người bị lừa tiền cũng có thể khởi kiện dân sự, nhưng việc xác định thủ phạm cực kỳ khó khăn vì tiền điện tử về bản chất là toàn cầu và phi tập trung cho nên tìm thủ phạm chẳng khác gì "mò kim đáy bể."
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, để tránh bị lừa, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư giao dịch, biết rõ ai là người giới thiệu, hướng dẫn mình, cơ quan nào đang quản lý, tìm một sàn giao dịch có uy tín và đảm bảo tất cả các kênh bạn đi qua đều được xác minh. Khi nghe một lời đề nghị rất bùi tai, rằng bạn có thể thu lời rất nhanh trong nay mai, điều đó có vẻ như là bạn đang bị lừa 100%.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
5 chiêu trò lừa đảo phổ biến nhất trên thị trường NFT (viccrypto.com)
NFT Pixemol trị giá 70 triệu USD bị tố lừa đảo...vì “xấu ma chê quỷ hờn” (viccrypto.com)
Vụ trộm lịch sử gây rúng động thị trường mã hóa (viccrypto.com)