Dự án mạng xã hội Web3 Sleek huy động thành công 5 triệu USD từ Binance Labs
Ngày 17/11, nền tảng mạng xã hội Web3 Sleek thông báo kết thúc vòng gọi vốn Seed, với khoản tiền huy động 5 triệu USD từ Binance Labs, Shima Capital, Spartan Group, Symbolic Capital, Genblock Capital, Big Brain Holdings, Market Across, Emirates Consortium, Arkstream, Perridon, GBV và một số nhà đầu tư thiên thần khác.
We’re excited to announce our $5M seed round to power the ownership economy and bring blockchain-powered social media to the masses!
— Sleek. (@Sleekcard) November 17, 2023
These investors have joined us on our mission to revolutionize authentic human connection in the digital age 🤝 pic.twitter.com/kBKjK2xf9l
Được biết, Sleek, ra mắt vào tháng 4/2023, là một công ty công nghệ tiêu dùng trong lĩnh vực AI và blockchain, kết nối thế giới vật lý và kỹ thuật số, từ đó cho phép người dùng trao đổi thông tin liền mạch thông qua thẻ và bot Telegram.
Ban đầu, Sleek có tên là ChapterX với tầm nhìn trở thành nền tảng Metaverse. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu và đánh giá lại, Sleek đã chuyển hướng thành mạng xã hội Web3. Nói về nguyên nhân chuyển hướng phát triển, Tania Tse, nhà sáng lập Sleek, cho biết: “Do Metaverse vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.”
Đáng chú ý, ChapterX là một trong những dự án thuộc Chương trình ươm tạo của Binance Labs Mùa 4. Chase Guo, nhà đồng sáng lập Sleek, từng là Giám đốc Đầu tư tại Binance Labs trước khi thành lập ChapterX (nay là Sleek).
Sự khác biệt chính của Sleek so với các mạng xã hội web3 khác là việc tiếp cận người dùng một cách độc đáo. Theo Chase Guo, hầu hết các nền tảng khác sử dụng token hoặc động lực tài chính để thu hút người dùng, nhưng chiến lược này thường không tạo ra nội dung hấp dẫn và tăng trưởng bền vững. Ngược lại, Sleek tập trung vào việc xây dựng một trường hợp sử dụng thực sự với cộng đồng người hâm mộ.
Cụ thể, Sleek ra mắt Sleek Card, được thiết kế để trao quyền cho các chuyên gia Web3 kết nối trực tiếp. Mỗi thẻ tạo ra một ví blockchain và một danh tính phi tập trung cho mỗi người dùng. Sleek Card tận dụng công nghệ NFC và bot nhắn tin độc quyền của nó để giúp người dùng nắm bắt dữ liệu và quản lý danh bạ một cách hiệu quả, tạo ra các biểu đồ xã hội trên chuỗi mạnh mẽ.
Hiện tại, nền tảng này phát hành 2 loại thẻ là prism và premium với giá khoảng 30 và 35 USD. Kể từ khi ra mắt đến nay, Sleek đã bán được khoảng 15.000 thẻ, cung cấp hơn 300.000 kết nối, và hợp tác với Solana Hacker Houses, Coinfest, Digital Art Fair, NFTNow.
Ngoài ra, Sleek còn đang phát triển một thị trường kiến thức, cho phép các chuyên gia chia sẻ kiến thức của họ về lĩnh vực mã hóa và kiếm tiền. Dự kiến thị trường này sẽ được ra mắt trong nửa đầu năm 2024.
Sleek hiện hỗ trợ Ethereum, Polygon, Solana và BNB Chain. Tuy nhiên, ví mặc định mà Sleek tạo ra cho người dùng là trên Solana vì mức phí giao dịch thấp. Tania Tse cho biết cách này giúp người dùng tham gia dễ dàng và nhận airdrop/NFT tại các sự kiện thông qua nền tảng của Sleek.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Bật mí con hàng mảng SocialFi được Vitalik Buterin “lăng xê”
CyberConnect là gì? Tìm hiểu dự án SocialFi được Binance Labs đầu tư và mở bán Coinlist