Cảnh sát Philippines giải cứu hơn 1000 nạn nhân buôn người, bị ép lừa đảo liên quan đến tiền điện tử
Tờ báo địa phương Philippines News Agency của Philippines đưa tin hôm 7/5, Cảnh sát Quốc gia Philippines (PNP) đã giải cứu 1090 người từ một số quốc gia châu Á bị buôn bán vào nước này, bị giam giữ và buộc phải thực hiện các vụ lừa đảo liên quan đến tiền điện tử.
Police operatives rescued over 1,000 alleged victims of human trafficking, including foreigners, who are allegedly being forced to work for a fraudulent cyber-enabled industry during an operation in Mabalacat City, Pampanga on Thursday evening.https://t.co/bXaq89CUHD
— Philippine News Agency (@pnagovph) May 5, 2023
Các nạn nhân chủ yếu là người Việt Nam (389), người Trung Quốc (307), người Philippines (171) và người Indonesia (143). Ngoài ra còn có 40 công dân Nepal, 25 người Malaysia, 7 người Myanmar, 5 người Thái Lan, 2 người Đài Loan và 1 người Hong Kong.
PNP cũng bắt giữ ít nhất 12 người, bị tình nghi là người cầm đầu và có liên quan đến Colorful and Leap Group - công ty bị cáo buộc có các hoạt động lừa đảo. Nhóm lừa đảo đang phải đối mặt với tội danh buôn người trước Bộ Tư pháp Manila.
Michelle Sabino, người phát ngôn của nhóm chống tội phạm mạng PNP (ACG), cho biết cảnh sát đã đột kích vào một cụm tòa nhà hôm 4/5 tại thành phố Mabalacat ở Pampanga và giải cứu tổng cộng 1.090 người bị bán sang quốc gia này để thực hiện các vụ lừa đảo trực tuyến. Họ bị ép hẹn hò trên mạng với những người sống tại Mỹ, Canada, châu Âu, hứa hẹn "xây dựng tương lai tốt đẹp cùng nhau", rồi thuyết phục nạn nhân mua tiền điện tử hoặc gửi tiền vào tài khoản ngân hàng.
Theo bà Sabino, những kẻ buôn người đã hứa hẹn với những người lao động về mức lương cao, chế độ đãi ngộ tốt, chi phí đi lại và ăn ở miễn phí,... Tuy nhiên, sau khi đến được Philippines, hộ chiếu của họ đã bị tịch thu. Ngoài ra, họ cũng bị bóc lột lao động khi phải làm việc 18 tiếng/ ngày, không được nói chuyện với những người khác và bị trừ lương nếu nghỉ phép.
Chiến dịch của cảnh sát Philippines được thực hiện sau khi đại sứ Indonesia tại Manila kêu gọi giúp cứu công dân bị bắt làm việc tại các cơ sở trên. Cơ quan chức năng nước sở tại đang tiến hành điều tra mở rộng, với sự góp sức của Ủy ban Chống tội phạm có tổ chức của Philippines, Bộ Tư pháp, Bộ Phúc lợi và Phát triển Xã hội, Cục Nhập cư và Hội đồng Liên ngành về Chống Buôn người
VIC Crypto tổng hợp.
Tin tức liên quan:
Tòa án tối cao Trung Quốc công nhận việc sử dụng tiền điện tử để xử lý nợ
Do Kwon sẽ phải đối mặt với 40 năm ngồi tù nếu bị kết án
Bộ tài chính Mỹ: DeFi là công cụ cho các hành vi phạm pháp của tội phạm tiền điện tử