Tether chỉ trích việc bán khống USDT là “nước đi sai lầm tai hại”
Tether là nền tảng cho phép các loại tiền tệ pháp định (Fiat) được sử dụng trên Blockchain, thông qua việc phát hành các Tether coin/token có giá trị tương đương. Nền tảng Tether được thành lập và phát triển bởi công ty Tether Limited có trụ sở tại Hong Kong vào năm 2014. Đồng Tether có 2 mã Token là USDT và EURT.
Vừa qua, Tether cho biết sau sự sụp đổ của của Terra vào tháng 5, các quỹ đầu cơ đã liên tục bán khống stablecoin USDT. Điều này là một “nước đi tai hại” và các nhà đầu tư đang có quan điểm “hoàn toàn sai lệch về cả thị trường tiền điện tử và Tether”.
Trong bài đăng trên blog vào ngày 28/07, Tether dẫn một podcast của Tạp chí Phố Wall ngày 28/06, trong đó người dẫn chương trình Luke Vargas và khách mời Caitlin McCabe đã thảo luận về “thị trường tiền điện tử giảm giá và những lo ngại về tài sản hậu thuẫn của Tether chính là lý do khiến các nhà đầu tư bán khống quan tâm tới Tether”.
Trên thực tế, USDT đã bị giám sát chặt chẽ hơn sau sự sụp đổ của blockchain Terra vào tháng 5. Trong bối cảnh hỗn loạn, USDT có một thời gian ngắn bị mất chốt (de-peg) tạm thời với đồng USD, giảm xuống còn 0,95 USD vào thời điểm đó. Điều này khiến các nhà đầu tư hoảng loạn tháo chạy khỏi stablecoin và USDT bị bán khống một khoản lớn.
Việc bán tháo trên đã thúc đẩy một số hedge fund nắm giữ các vị thế bán khống (short) đối với USDT. Theo đó, các quỹ “short” USDT phải cấp một khoản phí để thực hiện giao dịch, và sẽ được trả mỗi khi đặt cược ngược lại.
Với giá USDT được giới hạn ở mức 1 USD, hầu hết các vụ đặt cược đã được thực hiện trên các pool thanh khoản trong DeFi và trong các hợp đồng tương lai theo dõi USDT.
Mục đích là để tạo ra áp lực, “hàng tỷ USD, gây ra hàng tấn dòng chảy ra ngoài làm tổn hại đến tính thanh khoản của Tether và cuối cùng mua lại các mã thông báo với giá thấp hơn nhiều.”
Các quỹ nắm thông tin sai lệch về USDT
Chiến lược này có thể mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, các quỹ đầu cơ cũng phải đánh đổi và “xuất huyết” hàng triệu USD trong các lần đặt cược “short” không thành công. Bởi vì họ thiếu hiểu biết cơ bản về cách hoạt động của stablecoin USDT.
Công ty cho biết: “Thực tế, các quỹ đầu cơ coi sự sụp đổ của Terra là lý do để bán khống USDT. Điều này thể hiện khoảng cách kiến thức bất đối xứng giữa những người tham gia thị trường tiền điện tử và các thực thể trong không gian tài chính truyền thống”.
Trong thời gian qua, Tether đã bác bỏ các tin đồn và suy đoán là “không đúng sự thật” xung quanh stablecoin của mình, bao gồm cả việc USDT không được hỗ trợ đầy đủ 100% bằng tài sản thế chấp và rằng tài sản thương mại của công ty chủ yếu là nợ của Trung Quốc.
Công ty cũng dập tắt tin đồn rằng Tether có các khoản vay không có thế chấp cho những người đi vay. Tether đã cắt giảm lượng nắm giữ thương phiếu từ 30 tỷ USD một năm trước xuống còn 3,7 tỷ USD hiện tại. Công ty dự kiến sẽ giảm lượng nắm giữ này xuống 300 triệu USD vào tháng 8 và về 0 vào tháng 11.
Công ty có khoảng 86% dự trữ USDT là tiền mặt, hoặc các khoản tương đương tiền. Tính đến ngày 31/03/2022, tín phiếu kho bạc Mỹ chiếm 56% trong số đó và thương phiếu 28%.
Không có quỹ nào kiếm được lợi nhuận khi bán khống USDT
Vào đầu tháng 5, vốn hóa thị trường của Tether giảm 21% từ 85,3 tỷ USD, mặc dù nó vẫn là stablecoin lớn nhất trên thị trường tiền điện tử hiện nay với mức vốn hóa thị trường khoảng 65,8 tỷ USD.
Vào cuối tháng 6, giám đốc công nghệ của Tether, Paolo Ardoino xác nhận rằng USDT đã trở thành đối tượng của một "cuộc tấn công phối hợp" bởi các quỹ đầu cơ đang tìm cách bán khống tài sản tiền điện tử.
Ông cáo buộc rằng các quỹ đầu cơ đã cố gắng tạo ra áp lực "hàng tỷ USD" để "làm tổn hại đến tính thanh khoản của Tether" với mục đích cuối cùng là mua lại các mã thông báo với giá thấp hơn nhiều.
Bên cạnh đó, Tether cho biết: “Các nhà giao dịch sẵn sàng ‘long USDT’ và thu các khoản phí do các quỹ đầu cơ đánh ‘short’ trả. Các quỹ có thể tạo ra lợi nhuận lớn nhưng ngược lại họ phải trả tiền phí cho phe ‘long’ đồng thời khóa vốn của họ và không kiếm được lợi nhuận”.
Tether đã chịu áp lực phải minh bạch hơn về các khoản dự trữ hỗ trợ USDT. Những người ủng hộ lập luận rằng việc tiết lộ thông tin sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các rủi ro tiềm ẩn và xác định cách các kiểm toán viên tương tác với công ty.
Mặc dù Tether đã cung cấp một số thông tin rõ ràng về các chủ ngân hàng của mình, nhưng công ty vẫn tỏ ra dè dặt về việc công khai nguồn dự trữ USDT của mình với lý do bảo mật.
Động thái này diễn ra khi USDT đã dần dần mất thị phần sau một loạt thương vụ mua lại, với tổng trị giá 14 tỷ USD, trong vài tuần qua. Ngoài ra, lần công bố tài chính cuối cùng vào ngày 31/03 cho thấy 85,64% nguồn hỗ trợ tài chính của Tether là tiền và các khoản tương đương tiền, bao gồm cả thương phiếu.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Cộc mốc mới có thể trở thành cú hích cho DogeCoin bứt phá
Những khả năng đột phá quan trọng: Các nhà giao dịch của SHIB nên biết (viccrypto.com)
Sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin ra mắt NFT ETF giao dịch bằng USDT