Hacker “nghị lực” trộm 311 triệu USD Bitcoin của FBI
5 triệu USD trong ví Bitcoin mà FBI thu giữ “không cánh mà bay”. Kẻ đánh cắp biện hộ rằng việc cơ quan không biết cách giữ tiền số không phải lỗi của mình.
Gia đình bất hảo, anh em “cây khế”
Gary đối mặt với một tội danh vô cùng kỳ lạ - rút trộm từ xa 713 Bitcoin (trị giá gần 5 triệu USD tạo thời điểm đó, nay đã tăng gần gấp ba) từ một “ví cứng” mà chính quyền Mỹ đã tịch thu trong vụ án mà anh trai của Gary, Larry Harmon, là tội phạm rửa tiền.
Cụ thể, tháng 4/2020, 713 BTC “không cánh mà bay” khỏi ví Bitcoin đang nằm trong kho của FBI.
Được biết, Larry Harmon, 39 tuổi, là CEO của Bitcoin Mixer Helix. Công ty này chuyên cung cấp dịch vụ “trộn lẫn” các giao dịch blockchain lại với nhau để làm cho giao dịch không thể truy vết được.
Mục đích ban đầu của phương pháp “trộn” này là để tăng tính bảo mật và ẩn danh tính cho người giao dịch. Tuy nhiên, phương pháp lại nhanh chóng bị giới tội phạm lợi dụng để thực hiện rửa tiền.
Hồi năm 2011, Larry đã nhận tội rửa tiền thông qua các giao dịch tiền điện tử. Sau đó, FBI tịch thu khoản tiền điện tử bất hợp pháp này và lưu trữ trong ví cứng cất vào két sắt tang vật.
Cứ ngỡ vụ việc đã kết thúc và có cái kết viên mãn nhưng ai ngờ 713 BTC đã “không cánh mà bay”. Thậm chí kẻ trộm này còn sử dụng hai dịch vụ trộn giao dịch khác nhau để che đậy hoàn toàn thông tin.
Nhận được tin, chính quyền đã cử một đội điều tra số tiền bị mất. Larry đã thề sống thề chết bản thân không liên quan gì đến vụ “bốc hơi” kia. Thay vào đó, Larry chỉ điểm Gary, và cuối cùng đã giúp cảnh sát bắt được em mình.
Bức hình tố cáo Gary Harmon.
Bức ảnh Gary chụp trong bồn tắm đầy ắp tiền, tài khoản ngân hàng bỗng nhiên “có dòng tiền khủng” không rõ nguồn gốc cùng với lời chỉ điểm của Larry đã trở thành bằng chứng buộc tội Gary.
Hành trình “thu gom” Bitcoin “bị xổng”
Số Bitcoin mà FBI tịch thu được lưu trong ví cứng Trezor chứa các mã Bitcoin, nhưng họ không thể mở được vì không có mật khẩu. Vấn đề là, ví cứng này có thể truy cập bằng thiết bị khác, miễn là biết được chuỗi mật mã và một mã PIN bổ sung. Việc ngắt kết nối ví cứng và bỏ vào két sắt hoàn toàn vô nghĩa.
Ổ cứng Trezor chứa mã khóa ví Bitcoin.
Một công tố viên cảnh báo rằng nếu chưa chuyển được tiền sang một ví khác của chính phủ, Larry hoặc đồng phạm có thể lấy lại số Bitcoin trong ví từ xa và chính phủ sẽ bất lực. Tuy nhiên vào tháng 3/2020, thẩm phán vẫn cho phép Larry tại ngoại.
Vào tháng 4/2020, các đặc vụ Sở Thuế Mỹ phát hiện Bitcoin liên tục bị chuyển khỏi ví. Khi đó tòa án mới ra lệnh cho Larry giao mật khẩu ví để đặc vụ có thể chuyển 4.164 Bitcoin còn lại vào một tài khoản an toàn. Sau đó, Bitcoin không còn bị bòn rút nữa, nhưng tổng thất thoát đã là 713 Bitcoin.
Không kín kẽ như người anh, sau khi rút tỉa tiền ra khỏi ví, Gary để lại khá nhiều manh mối, từ email, địa chỉ ví Trezor no-reply@trezor.io cho đến bức hình khoe tiền trong bồn tắm. Vậy mà Gary vẫn chối tội. “Nếu tôi trộm, lý gì mà tôi không trộm hết?”. Gary đã từ chối hai lời đề nghị nhận tội để được giảm án của công tố viên.
Còn về phía Larry, do hợp tác với các công tố viên và hỗ trợ truy bắt Gary nên Larry được giảm án và tại ngoại gần thành phố Akron thuộc bang Ohio. Tuy nhiên, anh phải nộp phạt 60 triệu USD.
Khi thấy anh trai được tại ngoại, Gary cũng xin bảo lãnh, nhưng công tố viên ra điều kiện hắn phải đưa mật mã để giao nộp số Bitcoin còn lại. Luật sư của Gary nói: “Việc chính phủ không theo kịp công nghệ không phải là vấn đề của bị cáo”.
Hiện, Gary đang ở trong nhà tù liên bang ở Washington, D.C., chờ ngày xét xử vào tháng 2/2023.
Mánh kinh doanh trong lĩnh vực tiền mã hóa khiến giới quan chức đau đầu
Vụ bắt giữ Larry vào tháng 2/2020 là chiến thắng lớn của cơ quan chức năng Mỹ. Ngoài số tiền hơn 300 triệu USD liên quan, đây là vụ án đầu tiên cơ quan chức năng bắt được tội phạm có hành vi "trộn" - trộn lẫn các đơn vị tiền điện tử từ các chủ sở hữu khác nhau để làm khó theo dõi giao dịch.
Trước đó, vào năm 2014, Larry đã tạo ra một công cụ tìm kiếm có tên Grams, giúp người dùng lùng sục darknet (hệ thống các trang web không thể truy cập từ công cụ tìm kiếm) để mua ma túy, súng và các dịch vụ tin tặc trái phép. Sau đó, họ có thể trả tiền thông qua dịch vụ “trộn lẫn” cũng do Larry điều hành tên là Helix. Larry kiếm được 2,5% trên mỗi giao dịch.
Những người ủng hộ hành vi "trộn" trong thế giới tiền điện tử nói rằng cách này tăng cường quyền riêng tư. Nhưng Larry đã chào hàng Helix như một cách để ngăn cơ quan thực thi pháp luật truy tìm Bitcoin bẩn - có được từ các giao dịch bất hợp pháp.
Việc kinh doanh phất lên. Năm 2016, AlphaBay, mạng darknet lớn nhất bấy giờ bắt đầu lái khách hàng sang cho Helix, nhưng việc này cũng đánh động các nhà chức trách Mỹ.
Tháng 7/2017, AlphaBay bị đánh sập do thị trường phân phối lượng lớn ma túy, nhưng FBI vẫn chưa lần ra người điều hành Helix. Larry đã ngừng dịch vụ trộn tiền ảo vào thời điểm đang thực hiện 356 nghìn giao dịch Bitcoin.
Sau nhiều năm theo dõi hàng nghìn giao dịch Helix, cơ quan chức năng Mỹ bắt được Larry tại một văn phòng ở Akron, cùng với một thiết bị lưu trữ tiền điện tử Trezor - một ổ cứng nhỏ chứa chìa khóa tài khoản tiền số, trông gần giống một máy nhạc MP3.
Sau khi bắt được Larry, mọi người lo ngại rằng sẽ có nhiều Larry khác xuất hiện và khiến thị trường biến động “dữ dội”.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Triều Tiên sử dụng tiền "thu lượm" từ các vụ hack crypto để phát triển vũ khí hạt nhân
Vụ trộm lịch sử gây rúng động thị trường mã hóa: Hơn 580.000 Bitcoin "không cánh mà bay"