banner
banner
Background VIC News
Thứ tư, 18/03/2020, 10:00 (GMT + 7)
Thứ tư, 18/03/2020, 10:00 (GMT + 7)

Đi tìm tên chung cho Bitcoin và các đồng tiền tương tự: Nên gọi là tiền mã hoá, tiền điện tử hay tiền ảo

Mục lục bài viết
  1. Sự ra đời của Bitcoin
  2. Tại sao digital currency là cuộc cách mạng trong thị trường tài chính, còn crypto currency lại làm các cơ quan quản lý lo lắng?
  3. Tại sao crypto currency lại làm các chính phủ lo sợ
  4. Tại sao mọi người thường gọi tiền mã hoá là tiền ảo?
  5. Tại sao "dân crypto" không thích bị gọi là "dân chơi tiền ảo"?
  6. Tại sao Việt Nam là chưa đưa ra khung pháp lý rõ ràng về Bitcoin?
  7. VẬY nên gọi bitcoin và các đồng tiền tương tự là gì?
  8. Tôi là một người bình thường, tôi sở hữu tiền mã hoá làm gì?
  9. Các sàn giao dịch VND - Bitcoin ở Việt Nam có uy tín không?
  10. Bitcoin rất nhiều sự lừa đảo, tôi không tự tin về khả năng xử lý máy tính, làm sao để tham gia?
  11. Những lý do nào Bitcoin có thể được chấp nhận tại Việt Nam?

Tiền điện tử (Electronic Money, hay Electronic Currency) là loại tiền được định dạng số của một tổ chức, công ty, cộng đồng hoặc của quốc gia. Tiền điện tử bao gồm cả tiền số hóa (digital currencty), tiền ảo (virtual currency), tiền mã hóa (crypto currency).

Digital currency thường được nhắc tới như một loại hình số hóa của tiền pháp định, được các ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại sử dụng trên hệ thống Internet, đại diện cho một khoản tiền tương đương trong thế giới thực.

Các hình thức thể hiện của digital currency bao gồm:

  • Ví điện tử: Ali Pay, Samsung Pay, Apple Pay, Wepay, Momo, Airpay, VinID,..
  • Thẻ ngân hàng: tín dụng hoặc thẻ ghi nợ
  • Internet Banking, SMS Banking,...
  • Hệ thống thanh toán mobile: Mobipay (Thổ Nhĩ Kỳ), O2 (Ireland),...

Tiền ảo (virtual currency) lại thường được biết tới xem như một hình thức để giao dịch nội bộ như tiền thanh toán trong game. Ví dụ, hệ thống thẻ cào và thanh toán từ tiền mặt mua thẻ cào rồi nạp tiền vào game, sau đó mua vật phẩm. Tiền ảo được một cộng đồng nhất định sử dụng và phải tuần thủ pháp luật, không có tính ứng dụng rộng rãi, vượt ngoài hệ thống của các bên phát hành. Cụ thể, nếu bạn chơi game Liên Minh Huyền Thoại của Vinagame, không thể sử dụng thẻ của VNG hay Kingdom Game bán và nạp tiền vào. Tính ứng dụng của tiền ảo bị giám sát và hạn chế phạm vi địa lý, đối tượng và không gian sử dụng. Ở Việt Nam, tiền ảo như thẻ game được xem là một dạng hàng hóa đặc thù của một số ngành nghề, được phép lưu hành có kiểm soát. Mặc dù khái niệm "ảo" ở đây khiến người ta mơ hồ, nhưng thực tế, các thẻ game chính là vật liệu/thiết bị chứa "tiền ảo". Lượng tiền ảo phát hành là do các nhà phát hành game hoặc đơn vị tạo lập cộng đồng,... quy định. Một ví dụ khác có thể kể đến như các điểm thành viên trong thẻ tích điểm thành viên của siêu thị, rạp chiếu phim, spa,.. có thể quy đổi thành một khoản tiền tương đương để thanh toán tại chính nơi phát hành.

Sự ra đời của Bitcoin

Tìm hiểu thêm về sự ra đời của Bitcoin:

Tiền mã hóa (crypto currency) là một sự thay đổi lớn với hệ thống thanh toán nếu nó được chấp nhận. Bitcoin, loại tiền mã hóa đầu tiên và có vốn hóa thị trường lớn nhất được chấp nhận rộng rãi, đang sở hữu nhiều đặc tính gần giống với tiền pháp định. Tiền mã hóa là sự kết hợp giữa công nghệ, tài chính tiền tệ và mật mã hóa. Tiền mã hóa được chứa trong các loại "ví" cũng là một phần mềm, không cầm nắm được, hoặc ví vật lý, có thể cầm nắm được (bản chất vẫn là một thiết bị chứa phần mềm lưu trữ tiền mã hóa, tuy nhiên có thể ngắt kết nối với Internet). Với mỗi ví có một địa chỉ riêng và được bảo mật bằng công nghệ độc đáo.

Tiền mã hóa được xem là 1 hình thức của digital currency (ở các nước chấp nhận nó) và đang bị xem là tiền ảo (ở các nước chưa chấp nhận).

Hầu hết các loại hình tiền electronic currency đều cần thiết bị kết nối mạng như điện thoại di động, máy tính bảng, thẻ không tiếp xúc (hoặc thẻ thông minh), ổ cứng máy tính hoặc máy chủ.

Tại sao digital currency là cuộc cách mạng trong thị trường tài chính, còn crypto currency lại làm các cơ quan quản lý lo lắng?

Sự ra đời của tiền điện tử là một bước đột phá của phương thức thanh toán (trước đó là thanh toán tiền mặt):

  • Giao dịch nhanh
  • Không cần phải mang theo tiền mặt, chỉ cần có thẻ chip nhỏ
  • Đáng tin cậy và an toàn
  • Không sợ trộm cắp hay cướp
  • Dịch vụ ngân hàng xuyên đêm (hoạt động 24/7)
  • Dễ dàng truy xuất chi tiết tài khoản
  • Nhiều dịch vụ và công cụ ngân hàng cá nhân hóa

Như cách giải nghĩa ở trên, digital currency chỉ thay đổi bản chất cách thức con người thao tác với đồng tiền, chứ không ảnh hưởng tới bản chất thị trường. Nói dễ hiểu hơn, ngành tài chính ngân hàng sẽ áp dụng cộng nghệ mạnh mẽ, thay vì các thủ tục bằng tay chậm chạp và tốn thời gian, nhân lực trước đây. Các ngân hàng, định chế tài chính hay cả ngân hàng trung ương về cơ bản chi thay đổi cách vận hành.

Bên cạnh đó, khi áp dụng digital currency các vấn đề xảy ra bao gồm:

  • Chịu sự giám sát và kiểm soát của cơ quan phụ trách
  • Vấn đề bảo mật dữ liệu và đe dọa gian lận
  • Khả năng tiếp cận, đặc biệt là ở các nước kém phát triển (hệ thống chi nhánh hạn chế, trình độ hiểu biết công nghệ,..)
  • Vấn đề thống nhất phương thức giao dịch chuyển tiền không tương thích
  • Chi phí vẫn còn cao, rào cản phát triển nhất định để tăng số lượng giao dịch nhỏ.
  • Quyền riêng tư (phải cung cấp thông tin cá nhân để được tạo tài khoản ngân hàng,...)

Tại sao crypto currency lại làm các chính phủ lo sợ

Nếu crypto currency được chấp nhận sẽ ảnh hưởng tới chính sách tài chính tiền tệ, tác động gián tiếp lên rất nhiều khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước. Bitcoin có tổng cung giới hạn, không bị kiểm soát bởi bất kỳ ai hay tổ chức nào, nó chỉ có một tổ chức để hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật.

Đặc biệt, crypto currency ảnh hưởng tới quyền tự quyết hành hành và vận hành dòng tiền trong thị trường, mất vai trò chi phối và tầm ảnh hưởng của ngân hàng trung ương hoặc Cục dữ trữ. Quan trọng hơn, các chính xã vĩ mô trở nên khó kiểm soát hơn với các chính phủ.

Tiền mã hoá (Crypto Currency) là loại tiền được phát hành theo cơ chế đặc biệt, là sự kết hợp giữa toán học và mật mã học. Tiền mã hoá cũng có tổng cung tối đa, cơ chế phát hành, phân phối, kiểm soát, thu hồi. Các thông tin giao dịch của một loại tiền mã hoá được ghi nhận trên sổ cái công khai, bất kỳ ai cũng có thể theo dõi. Cho tới nay, Bitcoin, loại tiền mã hóa phổ biến nhất vẫn chưa được xem là phương tiện thanh toán ở Việt Nam, nên chúng chỉ được gọi với cái tên của dự án, như một sản phẩm. Tuy nhiên, Bitcoin có thể gọi là tiền, là phương tiện thanh toán và đầy đủ chức năng của tiền tệ.

Quay trở lại với vấn đề thanh toán và tiện tệ, Bitcoin chính là đồng tiền mã hoá đầu tiên được chấp nhận rộng rãi nhất. Một trong những đặc tính quan trọng của tiền tệ chính là tính chấp nhận rộng rãi. BTC phát hành theo cơ chế giải mã giao dịch và nhận thưởng bằng BTC, cho tới khi đạt tổng cung tối đa. Tuy nhiên, nó khác nhiều tiền điện tử:

  • Có sổ cái thông tin để truy xuất giao dịch nhận gửi
  • Hệ thống công nghệ không đòi hỏi đầu tư lớn, hệ thống số lượng nút xác nhận lớn, khó để tấn công hoặc hack hệ thống
  • Bitcoin đang bị dao động lớn, không có tính chất ổn định tương đối như tiền pháp định (loại trừ các stablecoin)
  • Nếu không yêu cầu bắt buộc từ cơ quan quản lý, các loại tiền điện tử có thể sử dụng mà bạn không cần tiết lộ bát kỳ thông tin gì. Trong giai đoạn này, hầu hết đều phải KYC để mua BTC.
  • Dù chi phí giao dịch của tiền điện tử được xem là rẻ, nhưng chi phí giao dịch nhờ blockchain còn rẻ hơn rất nhiều, bên cạnh tối ưu về thời gian và nỗ lực.

Sự khác nhau cơ bản giữa tiền điện tử và tiền mã hóa

Tiền mã hóa cũng có thể xem là một định dạng của tiền điện tử, nếu các nước chấp nhận nó để thanh toán (ví dụ: Mỹ,...). Để sử dụng được tiền mã hóa, người dùng vẫn phải sử dụng các thiết bị điện tử kết nối Internet.

Tiền mã hóa được chấp nhận bởi một số nước, nhiều nước cấm hoặc đang trung lập.

Tiền điện tử bao hàm nhiều hình thức khác, được các nước áp dụng từ rất lâu, trong khi đó tiền mã hóa chỉ mới xuất hiện.

Tiền điện tử không ảnh hưởng đến tổng cung nguồn tiền của nền kinh tế, chúng chỉ giúp luân chuyển và giao dịch tiền của quốc gia nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả hơn. Chính vì vậy, các ngân hàng tiến tới việc số hóa giao dịch điện tử là tất yếu. Tiền mã hóa lại được xem là một phát minh làm thay đổi cấu trúc và hoạt động trước giờ của hệ thống tài chính mỗi quốc gia.

Tại sao mọi người thường gọi tiền mã hoá là tiền ảo?

Tiền ảo (virtual currency) có phạm vi hoạt động nhỏ hơn, được chấp nhận trong một nhóm, một cộng đồng như game online bởi 1 nhà phát hành. Chúng được 1 nhóm người quy ước giá trị và có thể trao đổi với nhau, nhưng để đem ra một nhóm hay cộng đồng khác sử dụng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Với tiền mã hoá, nó không có định dạng, không có chủ sở hữu, rất nhiều yếu tố huyền bí về người tạo ra và người ta cũng không chắc chắc về cơ sở phát hành, các yếu tố công nghệ và các thuật ngữ khó hiểu. Hơn nữa, Bitcoin nói riêng và các đồng tiền mã hoá nói chung không được xem là phương tiện thanh toán, nhưng có quyền mua bán và sở hữu chúng. Vì thế, các phương tiện truyền thông sử dụng cụm từ này cũng dễ hiểu, chưa nói là nó vẫn đúng trong hoàn cảnh này.

Truyền thông đại chúng vẫn là một kênh thông tin chính thống và mạnh mẽ hàng đầu. Mọi người xem truyền hình đã quá quen thuộc với từ khoá "bitcoin là tiền ảo".

Tại sao "dân crypto" không thích bị gọi là "dân chơi tiền ảo"?

Chữ "ảo" thường nói tới những gì không thưc, khiến chúng trở nên mơ hồ và khiến những người sở hữu các đồng tiền mã hoá bị xem là "vớ vẩn" và chơi liều. Mặt nữa, Bitcoin và các đồng tiền mã hoá lớn vẫn có những quốc gia chấp nhận như Mỹ,... Chính vì thế, nó vẫn dễ dàng thanh khoản thành tiền mặt.

Xem thêm:

Về bản chất, tiền mã hoá chỉ là một con số trong "ví" ở dạng dữ liệu và nhìn bằng mắt, chứ không cầm nắm được. Nó được ghi nhận vào "ví" của chủ sở hữu. Nó hoàn toàn giống với con số hiện thỉ trong ví Momo của bạn. Tuy nhiên, các giao dịch của Momo sẽ khác nhiều với giao dịch mã hoá của các đồng tiền Bitcoin. Momo được quản lý bởi cơ quan hành chính nhà nước, các giao dịch được ghi nhận cục bộ, trong phạm vi quốc gia, trong khi đó, các giao dịch tiền mã hoá được ghi nhận công khai và trên toàn thế giới. Quá trình giải mã của giao dịch Momo được thực thi bởi các ngân hàng hoặc tài khoản thuộc hệ thống Momo hoặc có sự tham gia của bên thứ 3 uy tín. Trong khi đó, giao dịch bitcoin được thực thi bởi hệ thống các node xử lý theo một quy tắc chung, hạn chế sự tấn công của các hacker và lưu trữ thông tin cục bộ.

Nói một cách khác, nếu bạn tin vào Bitcoin có thể được ứng dụng rộng rãi, thì bạn xem nó có giá trị chẳng khác gì những gì bạn đang có trong ví Momo. Còn bạn không tin vào nó, thì bạn vẫn xem nó là một thứ gì đó mơ hồ.

Tại sao Việt Nam là chưa đưa ra khung pháp lý rõ ràng về Bitcoin?

Việt Nam định hướng công nghệ thông tin là ngành mũi nhọn để tăng tốc nền kinh tế. Trong khi đó, tiền mã hoá lại gắn liền với công nghệ Blockchain, một công nghệ quan trọng trong việc tối ưu hoá chi phí vận hành và mở rộng khả năng hoạt động của vô số ngành nghề.

Hiểu đơn giản như thế này, với một hệ thống mạng lưới blockchain, chúng cần được vận hành bởi các loại phí. Trong ngành logistics, bạn sẽ cần liên hệ với hải quan để trả phí, trả phí vận chuyển, trả phí làm giấy tờ kiểm tra hàng hoá,... Bạn sẽ sử dụng hàng loạt các thao tác khác nhau để phục vụ cho chu trình đó. Khi một hệ sinh thái cho ngành logistics được hình thành áp dụng blockchain, bạn có thể ngồi ở văn phòng và làm nó trên một nền tảng duy nhất thì bạn cần có trong tài khoản một lượng "tiền" nhất định. Vậy tiền đó ở đâu ra? Tiền từ ngân hàng Vietcombank, BIDV hay Vietinbank? Không phải, đó là một loại tiền sử dụng trong hệ thống blockchain đó.

Tại sao không dùng tiền pháp định từ các ngân hàng? Tại sao phải là tiền mã hoá như bitcoin?

Nếu bạn đã chuyển khoản (online) thì bạn sẽ biết chúng ta sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để xác định tài khoản đối tác nhận được tiền. Mất bao lâu? 2 phút, 20 phút, thậm chí là 2 ngày. Còn hàng hoá của bạn cần xuất đi sau 24 tiếng nữa. Câu chuyện chính là độ trễ xử lý của hệ thống ngân hàng hiện tại. Chính vì thế, tiền mã hoá trong một blockchain sẽ giúp bạn xử lý vấn đề đó.

Dĩ nhiên, với blockchain bạn không cần hỏi đối tác đã nhận được chưa, cũng không cần ra sao kê ngân hàng. Tất cả thông tin và trạng thái giao dịch, bất kỳ ai cũng có thể xem.

Dù nổi bật là thế, số lượng các công ty ứng dụng blockchain tại Việt Nam thực sự đang đếm trên đầu ngón tay. Đây cũng chỉ là một ứng dụng nâng cao, và chỉ mới phù hợp cho một số ngành nghề có sổ lượng giao dịch hàng ngày rất lớn như ngân hàng, thương mại điện tử,... Chính vì vậy, động lực thúc đẩy hoàn thiện khung pháp lý còn ít.

Bên cạnh đó, việc tạo ra khung pháp lý cho tiền mã hoá gặp phải khó khăn về vấn đề đánh thuế doanh nghiệp, tương tự như đánh thuế các công ty công nghệ kinh doanh dịch vụ như Google hay Apple,...

Việc ứng dụng tiền mã hoá cũng sẽ làm giảm sức ảnh hưởng của các ngân hàng truyền thống. Ít nhiều, sự thiếu ủng hộ của nhóm này cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới tiền mã hoá.

VẬY nên gọi bitcoin và các đồng tiền tương tự là gì?

Bởi vì tính chất pháp luật quy định đang chung chung, chưa rõ, bitcoin và các đồng tiền tương tự chỉ nên được gọi là tiền mã hoá. Khi nói chúng là tiền ảo cũng không đúng và tiền kỹ thuật số cũng chưa đúng.

Tôi là một người bình thường, tôi sở hữu tiền mã hoá làm gì?

Tiền mã hoá như Bitcoin, Ethereum, XRP,... đều là những đồng tiền được vận hành trong một hệ thống blockchain và được ứng dụng nhất định trên thực tế.
Việc đầu tư vào các tiền mã hoá cũng như bạn đang đầu tư vào cổ phiếu. Bạn có thể nhận được một mức cổ tức vào cuối kỳ (hình thức staking), hoặc nhận được tiền chênh lệch khi có sự dao động giá của nó trên thị trường giao dịch (sàn giao dịch).

Các sàn giao dịch VND - Bitcoin ở Việt Nam có uy tín không?

Rất ít các sàn giao dịch cho nộp tiền VND sang các đồng tiền mã hoá như Bitcoin có giấy tờ đúng theo ngành nghề hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam bởi pháp luật Việt Nam chưa hoàn thiện.

Nếu bạn thực sự quan tâm tới việc giao dịch này hãy tìm những sàn giao dịch có nhiều tham gia hoặc nhờ tư vấn bởi các người chơi trước.

Bitcoin rất nhiều sự lừa đảo, tôi không tự tin về khả năng xử lý máy tính, làm sao để tham gia?

Có rất nhiều lý do để bạn có thể mất tiền (mã hoá) trong thị trường này.

https://viccrypto.com/crypto-review-cac-vu-lua-dao-ponzi-lon-nhat-thi-truong-tien-ma-hoa/

Bạn có thể vào cộng đồng VIC hoặc các cộng đồng để có sự tham khảo và học hỏi, thử nghiệm trước khi đầu tư một số tiền lớn.

Những lý do nào Bitcoin có thể được chấp nhận tại Việt Nam?

cac quoc gia chap nhan bitcoin
Các quốc gia chấp nhận Bitcoin được tô bởi màu xanh. Nguồn: Wikipedia

Nếu Việt Nam thúc đẩy kinh tế số sẽ không thể bỏ qua Bitcoin để thúc đẩy thương mại điện tử, giao dịch công. Blockchain là giải pháp hoàn hảo có định hướng đó.

Rất nhiều nước trên thế giới đã chấp nhận Bitcoin, đây là cơ sở tạo nên giá trị của Bitcoin. Nếu không hợp pháp hoá Bitcoin, Việt Nam không chấp nhận sẽ tạo ra một dòng tiền lớn được đẩy ra nước ngoài. Dĩ nhiên, Việt Nam cũng mất những khoản thuế từ ngành công nghiệp này.

Biên tập: VIC.News


Disclaimer: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và người tham gia phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với khoản đầu tư của mình. 

Follow us: Fanpage | Group FB | Group chat | Channel Analytics | Channel NFT Youtube 

Mục Lục Bài Viết
  1. Sự ra đời của Bitcoin
  2. Tại sao digital currency là cuộc cách mạng trong thị trường tài chính, còn crypto currency lại làm các cơ quan quản lý lo lắng?
  3. Tại sao crypto currency lại làm các chính phủ lo sợ
  4. Tại sao mọi người thường gọi tiền mã hoá là tiền ảo?
  5. Tại sao "dân crypto" không thích bị gọi là "dân chơi tiền ảo"?
  6. Tại sao Việt Nam là chưa đưa ra khung pháp lý rõ ràng về Bitcoin?
  7. VẬY nên gọi bitcoin và các đồng tiền tương tự là gì?
  8. Tôi là một người bình thường, tôi sở hữu tiền mã hoá làm gì?
  9. Các sàn giao dịch VND - Bitcoin ở Việt Nam có uy tín không?
  10. Bitcoin rất nhiều sự lừa đảo, tôi không tự tin về khả năng xử lý máy tính, làm sao để tham gia?
  11. Những lý do nào Bitcoin có thể được chấp nhận tại Việt Nam?