Cơ quản quản lý tài chính của Đức tăng cường cảnh báo về tiền điện tử
"Đầu tư vào tiền điện tử có thể đồng nghĩa với rủi ro mất tất cả tiền của mình vì không có sự bảo trợ từ nhà nước", BaFin - cơ quan quản lý tài chính của Đức cho biết hôm thứ Hai (22/8), trong một cảnh báo cứng rắn trước đó đối với các nhà đầu tư cá nhân.
Ở Đức, việc bạn có lấy lại được tiền từ các dự án tiền điện tử thất bại hay không phụ thuộc vào các chi tiết của luật phá sản và các điều kiện chính xác của dịch vụ, BaFin cho biết trong một sửa đổi đối với cảnh báo vào tháng 2 về các khoản đầu tư tiền điện tử.
Các vụ sụp đổ gần đây chẳng hạn như Mạng lưới cho vay tiền điện tử Celsius đã dẫn đến các ồn ào xung quanh khi khách hàng cũ phải đấu tranh để lấy lại tiền của họ với thủ tục pháp lý kéo dài.
Nếu các nền tảng giao dịch hoặc nhà cung cấp ví chuyển khủng hoảng hoặc phá sản, "không có biện pháp bảo vệ nào cho các tổn thất của khách hàng, chẳng hạn như các chương trình đảm bảo tiền gửi hoặc các chương trình bồi thường cho nhà đầu tư", tuyên bố từ BaFin cho biết. "Các hệ thống như vậy không tồn tại đối với tài sản tiền điện tử."
Ngược lại, theo luật của Liên minh châu Âu (EU), các khoản nắm giữ tại các ngân hàng thông thường thường được bảo hiểm tới giá trị 100.000 euro (99.000 USD), một động thái được thiết kế để bảo vệ người tiêu dùng và ngăn chặn sự hoảng loạn của thị trường biến thành một vụ bank run (rút tiền hàng loạt).
EU gần đây đã thực hiện một thỏa thuận chính trị trong Quy định về thị trường trong tài sản tiền điện tử (MiCA) nhằm điều chỉnh tiền điện tử và bảo vệ người tiêu dùng, nhưng nó vẫn chưa có hiệu lực. Trong khi đó, các cơ quan giám sát tài chính của khối đã cảnh báo những người mua tiềm năng nên cảnh giác với những kế hoạch làm giàu nhanh dường như quá tốt để trở thành sự thật (các kế hoạch lừa đảo thường vẽ ra con số lợi nhuận khổng lồ).
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Thêm một vụ lừa đảo NFT trị giá triệu đô