Các “ông lớn” công nghệ đồng loạt lên kế hoạch “tẩy chay” Twitter sau khi Elon Musk tiếp quản
Sau khi Elon Musk tiếp quản Twitter vào ngày 28/10, hệ thống điều hành của trang mạng xã hội này đã được “thay máu” hoàn toàn. Ngoài ra, Elon Musk còn lên kế hoạch cải tạo lại Twitter, biến trang mạng xã hội này trở thành “thủ lĩnh” của Web3 và Crypto.
Đáng chú ý, vị tỷ phú còn manh nha bỏ cấm Donald Trump trên Twitter. Trước đó, Elon Musk đã gọi lệnh cấm này là một “quyết định tồi tệ về mặt đạo đức” và “cực kỳ ngu ngốc”. Hành động bỏ cấm của Elon Musk khiến cộng đồng phẫn nộ và đồng loạt lên tiếng chỉ trích. Các thương hiệu rời bỏ Twitter. Một số còn tuyên bố tẩy chay nếu Elon Musk quyết định cho phép cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại nền tảng này.
Các công ty đồng loạt “chia tay” với Twitter sau khi Musk lên nắm quyền
General Motors
Gần đây, General Motors, gã khổng lồ sản xuất ô tô ở Detroit và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty ô tô điện Tesla, thông báo ngừng hoạt động quảng cáo trên Twitter.
Mặc dù ngừng hoạt động quảng cáo, nhưng General Motors vẫn sử dụng nền tảng này để liên lạc với khách hàng. Đồng thời, công ty vẫn đang đánh giá hướng đi mới của Twitter để suy nghĩ thêm về việc hợp tác lại trong tương lai.
Apple
Ngày 28/11, Elon Musk cáo buộc Apple đe dọa cấm cửa nền tảng khỏi kho ứng dụng không rõ lý do. Đáng chú ý, trước đó, nhà sản xuất iPhone cũng đã ngừng quảng cáo trên Twitter.
From a few years ago @elonmusk https://t.co/BcFwE6778m
— Ryan Saavedra (@RealSaavedra) November 28, 2022
Hành động này chưa được Apple xác nhận. Tuy nhiên, Apple thường xuyên có động thái tương tự đối với các ứng dụng vi phạm quy tắc của hãng, điển hình là Gab và Parler. Parler đã được khôi phục vào năm 2021 sau khi cập nhật phương pháp kiểm duyệt nội dung mới.
Được biết, một tuần trước khi Elon Musk tiếp quản Twitter, Apple đã chi khoảng 220.800 USD. Tuy nhiên, khi Twitter đổi chủ, con số này đã giảm xuống còn 131.600 USD. Trong quý I/2022, Apple là nhà quảng cáo hàng đầu trên Twitter. Công ty chi 48 triệu USD và chiếm hơn 4% tổng doanh thu trong giai đoạn này.
Nhưng kiểm duyệt và quảng cáo không phải là hai mâu thuẫn duy nhất. Musk cho hay Apple tính phí đến 30% đối với các nhà phát triển phần mềm khi mua hàng trong ứng dụng. Tỷ phú tuyên bố sẵn sàng gây chiến với Apple thay vì trả mức phí đắt đỏ.
Khoản phí này từng dấy lên nhiều tranh cãi trong cộng đồng. Epic Games, nhà phát hành Fornite đã phản đối kịch liệt khoản hoa hồng 30% và đệ đơn kiện Apple nhưng không đi đến đâu. Hàng loạt dự án NFT cũng lũ lượt tháo chạy khỏi App Store.
Ford Motor
Ford Motor, công ty sản xuất thương mại ô tô đa quốc gia và là một đối thủ cạnh tranh khác của Tesla, cũng tuyên bố không quảng cáo trên Twitter. “Chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá hướng đi của nền tảng dưới quyền sở hữu mới”.
Không những thế, hãng thực phẩm hàng đầu General Mills Inc và hãng xe xa xỉ Audi đã tạm dừng quảng cáo trên Twitter từ tháng 10. Một số thương hiệu khác quyết định ngừng quảng cáo là AT&T, CNN, Dell, Allstate, DirecTV, HP, Nestle, Coca-Cola, Verizon, Volkswagen, Wells Fargo...
Doanh thu của Twitter sụt giảm nặng nề
Doanh số quảng cáo chiếm khoảng 90% doanh thu Twitter. Nếu Apple và các thương hiệu khác tiếp tục "nối gót" chia tay với Twitter, thiệt hại mà trang mạng xã hội này phải gánh chịu không hề nhỏ.
Hiện tại, Elon Musk đang cố gắng thuyết phục các nhà quảng cáo tiếp tục sử dụng nền tảng này, thậm chí còn gọi điện trực tiếp cho CEO một số thương hiệu. Tuy nhiên, tình hình không mấy khả quan khiến vị tỷ phú "giận quá mất khôn" lên tiếng chỉ trích các công ty rút khỏi quảng cáo Twitter. Do đó, một số công ty quyết định từ bỏ hợp tác với Twitter.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
Elon Musk sẽ tìm người khác điều hành Twitter
Elon Musk cáo buộc Semafor phát ngôn “sai lệch” về mối quan hệ giữa Twitter và Sam Bankman-Fried
Điều gì sẽ xảy ra với Dogecoin nếu Twitter ngừng triển khai kế hoạch tích hợp tiền điện tử?