Các hãng truyện tranh hàng đầu nước Mỹ ra mắt truyện về tiền điện tử cùng kế hoạch chen chân vào mảng NFT
Vừa qua, công ty DC and Marvel đã tạo ra một thế giới truyện tranh lấy tiền Điện Tử và công nghệ Blockchain làm trung tâm, nhằm xây dựng trải nghiệm sống động cho độc giả với một bộ sưu tập hoàn toàn thú vị, mang tên “The Crypto Treasures”.
Tác phẩm được viết bởi tác giả truyện tranh nổi tiếng Vitaly Terletsky, cốt truyện tập trung vào “Huyền thoại về Tiền Điện Tử”. Lấy bối cảnh thời cổ đại, người chơi khám phá các vụ đụng độ giữa Thiện và Ác khi cả hai theo đuổi một con thú thần thoại được gọi là “Mass Adoption.”
Đội ngũ phát triển cho rằng The Crypto Treasures sẽ nổi bật hơn so với những cuốn truyện tranh khác vì hai lý do chính:
- Đầu tiên, độc giả sẽ có thể mua các hiện vật thần bí dưới dạng các token ERC-721 phi tập trung và trao đổi chúng thông qua một thị trường. Việc thu thập các hiện vật đặc biệt cũng sẽ mang lại cho họ cơ hội giành được một giải thưởng hấp dẫn.
- Thứ 2, Tokenville đã hợp tác với CryptoKitties để phát triển một chương trình mới được gọi là Crypto Detective, khi bộ sưu tập thương hiệu cố gắng mở rộng “KittyVerse”. Những món quà của danh hiệu đặc biệt này sẽ bao gồm CryptoKitties chính hãng do chủ sở hữu của họ gửi để tham gia.
Ngoài ra, truyện tranh cung cấp một định dạng thú vị để giải trí cho những người đam mê tiền điện tử, chưa kể đến việc khai sáng những người mới tham gia cộng đồng.
Tokenville cho biết cộng đồng tiền điện tử luôn gắn bó chặt chẽ với văn hóa geek (người dùng Internet thường xuyên) và nhiều nhà lãnh đạo ngành công nghiệp từ lâu đã có mối quan hệ với nghệ thuật truyện tranh.
Trước đó, đã có một số dự án tìm cách đưa vũ trụ tiền điện tử vào truyện tranh. Điển hình như Bitcoin: The Hunt For Satoshi Nakamoto – một cuốn tiểu thuyết đồ họa chính thức trở thành cuốn truyện tranh đầu tiên về Bitcoin.
Bên cạnh việc giáo dục, truyện tranh dựa trên tiền điện tử cũng có thể đạt được một mục đích khác: châm biếm.
Ví dụ, câu chuyện dùng Bitcoin để mua cà phê với giá 31 USD. Trong đó, 3 USD cho thức uống và 28 USD phí giao dịch. Họ miễn cưỡng trả tiền nhưng sau đó lại phải chờ đợi quá trình thanh toán được hoàn tất từ ngày này sang đêm khác trước khi họ nhận được cà phê. Điều này nhằm châm biếm về thời gian giao dịch chậm mà tiền điện tử đã phải đối mặt.
Đáng chú ý, DC Comics còn đang khám phá các cơ hội để tham gia thị trường phân phối và bán các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số liên quan đến NFT. Đồng thời, nuôi hy vọng tạo riêng cho thị trường NFT các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số mang đậm phong cách truyên tranh của DC.
Tuy nhiên, không rõ khi nào DC mới ấn định thời điểm tham gia vào NFT nhưng chắc chắn với một thị trường màu mỡ như vậy thì khó lòng mà bỏ qua, nhất là với một hãng truyện tranh nổi tiếng có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật xuất sắc như DC.
Trái ngược với DC, hãng truyện đối thủ là Marvel Entertainment đã tích cực gia nhập NFT trong năm qua khi ra mắt bộ sưu tập NFT đầu tiên của người Nhện.
VIC Crypto tổng hợp
Tin tức liên quan:
BNB Chain ra mắt NFT Marketplace zkBNB
NFT vs Chứng khoán: Cuộc chiến phân loại theo quy định trong thế giới tiền điện tử